Đi thi hộ và thuê người thi hộ bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611324 09/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    Đi thi hộ và thuê người thi hộ bị xử lý như thế nào?

    Nếu thuê người thi hộ ngoài bị huỷ kết quả thi thì còn bị xử lý như thế nào? Người đi thi hộ có bị xử lý không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

    Đi thi hộ và thuê người thi hộ bị xử lý như thế nào?

    Theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019, các hành vi bị cấm trong cơ sở giáo dục bao gồm:

    - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

    - Xuyên tạc nội dung giáo dục.

    - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

    - Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

    - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

    - Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

    Theo đó, Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, trong đó vi phạm quy định về thi sẽ bị xử lý như sau:

    - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.

    - Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.

    - Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:

    + Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

    + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

    + Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    + Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    + Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    + Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

    - Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hạnh vi làm mất bài thi của thí sinh.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP;

    + Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP;

    + Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

    Lưu ý: Đồng thời, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định:

    Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định 04/2021/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định 04/2021/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Như vậy, người nào thuê người khác thi hộ hoặc đi thi hộ người khác thì bị phạt tiền từ 14 đến 16 triệu đồng. Nếu là tổ chức sẽ áp dụng mức phạt gấp đôi.

    Gian lận để được cấp văn bằng bị phạt bao nhiêu?

    Theo Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Không ban hành hoặc ban hành quy chế bảo quản, lưu giữ, sử dụng, cấp phát văn bằng, chứng chỉ nhưng không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật hiện hành;

    + Không đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng chống cháy nổ để bảo quản văn bằng, chứng chỉ và hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành;

    + Ban hành quyết định chỉnh sửa, cấp lại văn bằng chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục; về nội dung, thẩm quyền, thời hạn;

    + Không thực hiện cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Cấp Văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng thời hạn quy định của pháp luật hiện hành;

    + Thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

    + Không cấp hoặc cấp phụ lục văn bằng kèm theo văn bằng giáo dục đại học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

    + Không lập hoặc lập hồ sơ cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định của pháp luật hiện hành, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP;

    + Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.

    - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý văn bằng, chứng chỉ.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc hủy bỏ văn bản có nội dung trái pháp luật; hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ được cấp lại không đúng quy định của pháp luật hiện hành về nội dung hoặc thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP;

    + Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

    Như vậy, người nào gian lận để được cấp văn bằng thì bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng. Nếu là tổ chức sẽ áp dụng mức phạt gấp đôi. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ văn bằng cấp được do gian lận.

     
    881 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (06/07/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận