#e36c0a;">Chào bạn;
#e36c0a;">Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định bắt buộc phải kê khai, định đoạt tài sản trước khi xuất cảnh. Người xuất cảnh được quyền bán, chuyển nhượng quyền sở hữu, ủy quyền quản lý nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, đối với tài sản là nhà đất hoặc tài sản theo quy định phải đăng ký quyền sở hữu và thực hiện các nghĩa vụ về quyền sở hữu, để bảo toàn tài sản của mình thì người xuất cảnh nên làm thủ tục ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân ở trong nước đủ điều kiện thực hiện việc ủy quyền.
Nội dung ủy quyền bao gồm các quyền: bảo quản, sử dụng, cho thuê, khai thác, sửa chữa, thực hiện nghĩa vụ về tài chính, đóng thuế…, kể cả quyền được bán hoặc sang nhượng.
Tùy đặc điểm tài sản và điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà người ủy quyền và người nhận ủy quyền thỏa thuận lựa chọn nội dung ủy quyền và thời hạn ủy quyền cho phù hợp.
#e36c0a;">Về hình thức, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và về thủ tục phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
#e36c0a;">Trong trường hợp người ủy quyền trở về nước mà thời hạn ủy quyền chưa hết thì các bên có thể làm thủ tục hủy bỏ việc ủy quyền để lấy lại tài sản.
Bạn có thể tham khảo các quy định từ điều 562 đến điều 570; điều 585 đến điều 594 - Bộ luật Dân sự 2005.
#e36c0a; line-height: 115%;">Thân.