Chào bạn boyluat.
Rất vui nhận được phản hồi của bạn:
1. Như bạn nói thì nó vẫn phát sinh quyền, nghĩa vụ ... dù ở thời điểm nào đi chăng nữa.
Chỉ có 2 thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với di chúc có thể xãy ra:
-Thời điểm ký (ky kết): theo luật định thì chưa có hiệu lực.
-Khi người đó chết (mở thừa kê): Người tham gia giao dịch mất năng lực hành vi.
Đây đúng là một giao dịch đặc biệt.
2. Chế định hợp đồng có không có nghĩa là bắt buộc phải quy định ở các chế định khác.
Đúng như bạn nói. Nhưng không có quy định thì không có cơ sở áp dụng cho việc vô hiệu di chúc. Chỉ có thể tuyên di chúc khong hợp pháp thôi.
3. Vì có 1, nên nó là giao dịch dân sự, và xử lý theo trường hợp giao dịch dân sự. Trường hợp này chưa nhận gì của nhau thì chưa cần trả cái gì. Boyluat gà tin vào di chúc của ông cha vợ hờ kia thì boyluat chịu thôi :)) chứng minh sao được thiệt hại ở đây !?
Nhiều HĐKT chỉ ký thôi và 2 bên không hề nhận gì của nhau nhưng vẫn phát sinh thiệt hại do việc chuẩn bị thực hiện giao dịch, hợp đồng. Vì dụ : hợp đồng bao tiêu trái thanh long. Nếu người trồng mà người bao tiêu không mua thì gây thiệt hại ngay.
Đối với di chúc, nếu có di chúc sau này tôi thừa kế căn nhà tôi đang ở thì tôi không cần mua nhà. Sau đó di chúc bị vô hiệu mà tôi không thể mua nhà khác vì giá nhà tăng rất cao.
Trân trọng.