Chào bạn longquochan.
Tôi xin trao đổi cụ thể 1 số vấn đề cụ thể với bạn để làm rỏ những quan điểm khác nhau của chúng ta:
Thứ nhất, Người chết có mất năng lực hành vi dân sự không?
Luật dân sự 2005:
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
+Như vậy theo quan điểm của bạn, người đã chết nếu đối chiếu vời quy định trên thì không bị mất năng lực hành vi dân sự.
+Theo quan điểm của tôi, khi một người đã chết thì tất nhiên không có năng lực hành vi dân sự dù luật không quy định người chết bị mất năng lực pháp luật.
Tôi chấp nhận là người phát biểu thiếu căn cứ pháp luật chứ không thể nói người chết không bị mất năng lực hành vi.
Thứ hai, di chúc có phải là giao dịch dân sự:
Điều 646. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
+Di chúc không phải là hợp đồng vì không có “sự thoả thuận giữa các bên”.
+Di chúc không phải là một hành vi pháp lý đơn phương vì chưa làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên, dù có nhiều điểm giống một giao dịch dân sự. Nhưng có những điểm khác:
+Di chúc chỉ có hiệu lực sau khi chủ thể của hành vi bị chết; Người viết di chúc có thể huỷ bỏ, thay đổi bất cứ lúc nào; Hành vi pháp lý đơn phương thì là một giao dịch dân sự nên khi chủ thể còn sống và có đủ năng lực hành vi; Việc huỷ bỏ, thay thế hành vi pháp lý đơn phương phải có sự đồng ý của các bên liên quan.
+ Nếu di chúc là giao dịch dân sự thì các điều kiện của di chúc (giao dịch) phải thoả mãn điều kiện để giao dịch có hiệu lực:
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Ví dụ: Di chúc là giao dịch dân sự thì khi liên quan đến quyền sử dụng đất:
+phải thoả mãn điều kiện để đất được giao dịch: được cấp giấy chứng nhận …
+ Phải thoả mãn điều kiện về hình thức để di chúc vế nhà đất có hiệu lực là có công chứng, chứng thực. Nếu vi phạm về hình thức thì trong 1 thời hạn nhất định, 2 bên phải thưc hiện cho đúng: ra công chứng ký lại. Di chúc thì một bên đã chết nên không thể thực hiện được yêu cầu này.
+ Di chúc không bắt buộc phải thoả mãn các điều kiện của giao dịch dân sự có hiệu lực quy định trên.
Tóm lại theo tôi thì di chúc không phải là giao dịch dân sự vì việc xác định hiệu lực của di chúc không căn cứ vào các điều khoản về sự có hiệu lực hoặc vô hiệu của giao dịch dân sự từ điều 122-138 của bộ luật dân sự. mà căn cứ vào Điều 652. Di chúc hợp pháp
Trân trọng.
Cập nhật bởi oneclicklogin ngày 25/12/2014 07:11:27 CH
tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn