di chúc này liệu có hợp pháp không?

Chủ đề   RSS   
  • #329410 21/06/2014

    di chúc này liệu có hợp pháp không?

    MÌNH CÓ THẮC MẮC NHƯ SAU:

    Di chúc được lập bằng văn bản, có 2 người làm chứng cùng ký tên vào bản di chúc đó, chỉ có điều thời điểm ký tên của 2 người làm chứng là khác nhau và chênh lệch nhau một tháng.  Vậy di chúc trên được xem là hợp pháp không? biết rằng thời điểm người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt; có mặt cà 2 người làm chứng, tuy nhiên vì thiếu hiểu biết nên chì có một người ký tên, sau đó người thứ 2 mới ký vào.

     
    4103 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #329465   21/06/2014

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Chào bạn.

    Việc 2 người làm chứng ký tên tại 2 thời điểm khác nhau cả tháng chứng tỏ : Một trong 2 người không trực tiếp chứng kiến người lập di chúc ký tên. Lời chứng của người đó sẽ không có giá trị.

    Di chúc như vậy chỉ còn 1 người làm chứng hoặc xem như không có người làm chứng.

    Do đó di chúc có hợp pháp hay không phải xem người để lại di chúc có thuộc trường hợp phải có người làm chứng hay không ?

    Điều 656. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

    Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này.

    Như vậy, bản di chúc đó nếu người viết di chúc tự tay viết và ký tên thì vẫn có hiệu lực.

     

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    trungtin94 (21/06/2014)
  • #329516   21/06/2014

    cảm ơn bạn...Tuy nhiên trong trường hợp này di chúc vẫn được lập trước mặt hai người làm chứng, cả 2 ký tên vào di chúc, chỉ có điều thời điểm kí tên là khác nhau mà thôi. Theo quy định của pháp luật thừa kế, thì mình nghĩ luật không cấm thì không có gì sai cả...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #329517   21/06/2014

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Chào bạn.

    "thời điểm kí tên là khác nhau" có 2 khả năng:

    - Có một trong hai người không trực tiếp thấy người để lại di chúc ký tên (làm chứng là xác nhận chử ký trên di chúc là do chính người để lại di chúc ký tên).

    - Cả 2 người đều chứng kiến người  để lại di chúc ký tên nhưng một người ký xác nhận liền, người còn lại không ký liền mà để 1 tháng sau ký. Nghe có vẻ không hợp lý lắm phải không bạn ?

    Do đó khó chấp nhận là 2 người làm chứng, ký 2 ngày khác nhau, thực sự đã cùng chứng kiến người để lại di chúc ký tên trên di chúc lắm.

    Mong bạn trao đổi thêm.

    Cập nhật bởi oneclicklogin ngày 21/06/2014 11:40:06 CH

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    trungtin94 (22/06/2014)
  • #329534   22/06/2014

    cảm ơn chia sẻ của bạn. Tuy nhiên trên thực tế thời điểm lập di chúc, hai người làm chứng vẫn có mặt và cùng xác nhận việc người lập di chúc là minh mẫn và sáng suốt; nhưng vì thiếu hiểu biết: họ nghĩ rằng một người kí tên vào là đủ rồi, cho nên mới có tình trạng mấy ngày hôm sau người kia mới kí tên xác nhận vào tờ di chúc đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #329583   22/06/2014

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    trungtin94 viết:

    cảm ơn chia sẻ của bạn. Tuy nhiên trên thực tế thời điểm lập di chúc, hai người làm chứng vẫn có mặt và cùng xác nhận việc người lập di chúc là minh mẫn và sáng suốt; nhưng vì thiếu hiểu biết: họ nghĩ rằng một người kí tên vào là đủ rồi, cho nên mới có tình trạng mấy ngày hôm sau người kia mới kí tên xác nhận vào tờ di chúc đó.

    Chào bạn.

    Tôi thừa nhận trong thực tế có trường hợp như bạn nêu khá nhiều. Tuy nhiên nếu xãy ra tranh chấp về di chúc (liên quan đến tài sản thường hay có tranh chấp) thì bạn muốn TA chấp nhận di chúc có hiệu lực pháp luật thì chính bạn phải chứng minh: Tại thời điểm người để lại di chúc ký tên có 2 người làm chứng chứ không phải 1 người. Điều này rất khó chứng minh do "tình ngay, lý gian".

    Một di chúc buộc phải có người làm chứng nhưng không có người ký làm chứng thì không thể nói là có người làm chứng nhưng chưa ký, bây giờ sẽ ký được vì tính khách quan không còn.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    trungtin94 (24/06/2014)
  • #329981   24/06/2014

     

    Đồng ý với ý kiến của bạn. Tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp, Tòa án tiến hành triệu tập 2 người làm chứng, để lấy thông tin. Nếu như có sự thông đồng trước giữa người hưởng quyền lợi với người làm chứng, thì rõ ràng việc người làm chứng khai rằng: khi lập di chúc, cả 2 chúng tôi đều có mặt, tuy nhiên do hiểu biết pháp luật kém, nên chỉ có một người xác nhận vào tờ di chúc.

     
    Báo quản trị |