Di chúc lập năm 1993

Chủ đề   RSS   
  • #422165 21/04/2016

    huynhmylong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2013
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    Di chúc lập năm 1993

    Quy định của pháp luật, Trình tự thủ tục công chứng di chúc lập và công chứng năm 1993 như thế nào
     
    5279 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #422327   22/04/2016

    hoangchungyuly
    hoangchungyuly

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2015
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào bạn,

    Về câu hỏi của bạn mình hiểu theo hai cách:

    1. Hỏi về vấn đề công chứng di chúc năm 1993;

    2. Hỏi về vấn đề lập di chúc (điều kiện có hiệu lực của di chúc) và vấn đề công chứng di chúc năm 1993.

    Để có cái nhìn tổng quát mình sẽ trả lời theo cách hiểu thứ 2.

    Thứ nhất, Năm 1993, di chúc được lập cần tuân theo các quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó về vấn đề này - Pháp lệnh thừa kế năm 1990.

    Di chúc hợp pháp khi phù hợp với quy định tại điều 12 Pháp lệnh thừa kế năm 1990, theo đó:

    + Di chúc do người đủ 18 tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật. Người lập di chúc từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẫn, được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

    + Di chúc do công dân Việt Nam lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài, nếu nội dung không trái với pháp luật Việt Nam.

    Như vậy, di chúc là thể hiện ý chí của cá nhân người để lại di sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc về chủ thể nêu trên thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của ai khác. Theo đó, một di chúc được coi là hợp pháp khi:

    - Người lập di chúc minh mẫn trong khi lập di chúc; không bị lừa dối;

    - Nội dung di chúc không trái với pháp luật; hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.

    => Di chúc hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện trên (quy định tại điều 12, 13 Pháp lệnh thừa kế 1990)

    Thứ hai, vấn đề công chứng (chứng nhận) di chúc tại thời điểm năm 1993

    - Theo quy định tại (điều 14, 15, 16, 17, 18, 19) Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì: 

    + Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Theo đó, hình thức di chúc có thể tự mình viết hoặc nhờ người khác viết thay hoặc di chúc miệng.

    + Nếu di chúc được lập mà không có chứng thực hoặc chứng nhận của UBND hay Phòng công chứng thì cần có chứng nhận của một hoặc hai người làm chứng về tinh thần minh mẫn, sáng suốt của người để lại di chúc.

    - Theo quy định tại (điều 20, 24, 25, 26) Nghị định số 45 ngày 27/02/1991 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước thì các huyện, thị xã nơi chưa có Phòng công chứng Nhà nước thì Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc công chứng (trong đó có công chứng di chúc):

    + Chứng nhận di chúc của công dân khi chính họ yêu cầu, không chứng nhận di chúc thông qua người đại diện;

    + Trường hợp người lập di chúc yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi một phần hay toàn bộ di chúc bằng di chúc mới thì cũng thực hiện công chứng;

    + Chứng nhận khước từ hoặc nhường quyền hưởng di sản khi người yêu cầu chứng nhận khước từ hoặc nhường quyền hưởng di sản phải nộp đơn và các giấy tờ cần thiết khác cho phòng công chứng Nhà nước;

    + Chứng nhận giấy thuận phân chia di sản trên cơ sở xác định việc chết và các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của người để lại, địa điểm mở thừa kế và những người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, nếu họ thỏa thuận bằng văn bản về sự phân chia di sản đó.

    Lưu ý nếu di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì cần tuân theo quy định của Luật đất đai có hiệu lực tại thời điểm đó (Luật đất đai năm 1987 và luật đất đai 1993 (có hiệu lực 15/10/1993))

    Bạn có thể tham khảo cụ thể Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Nghị định số 45 ngày 27/02/1991 của Hội đồng bộ trưởng về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước, Luật đất đai 1987 và Luật đất đai năm 1993 để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    Trân trọng!

    Hoàng Chung

    _- "Sống là mình"-_Yulyhy_

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangchungyuly vì bài viết hữu ích
    huynhmylong (22/04/2016)