Di chúc không hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #100018 01/05/2011

    Tuthieuba

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Di chúc không hợp pháp

    Bản di chúc được lập năm 2001 trướ c khi ba A qua đời, bà A không biết chữ nên nhờ ông B viết và có chữ ký của ông B và điểm chỉ bà A. Vậy theo điều 659 BLDS 1995 phải có ít nhất 2 người làm chứng và ký.... bản di chúc có 2 mặt nhưng mặt 1 không có chữ ký hoặc điểm chỉ và ghi số trang theo điều 656 di chúc không hợp phap, vậy di sản sẽ được chia theo pháp luật và thửa đất bà A được giao năm 1984 se được chia đều theo hàng thừa kế, chỉ có điều thửa đất đã bị ông C con bà A bán một phần cho người khác thể hiện trên trích lục thửa đất ghi ở bản đồ... vậy trường hợp trên nên làm thế nào mong các bác đóng góp...chân thành cảm ơn
     
    7560 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #100023   01/05/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,
    Đồng ý với nhận định của bạn rằng di chúc nói trên không hợp pháp, và mảnh đất của bà A sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật.
    Vấn đề bạn lấn cấn ở đây là việc ông C, con bà A đá bán một phần đất cho người khác rồi, bây giờ phải làm thế nào? 
     Theo tôi, trong trường hợp này, những người thừa kế của bà A muốn được hưởng di sản thừa kế thì phải khởi kiện ra tòa yêu cầu chia thừa kế trước đã. Quyền lợi của các bên sẽ được giải quyết tại tòa.
    Theo mình, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết giữa ông C và người mua sẽ bị tòa án tuyên vô hiệu bởi vì ông C chưa phải là người sử dụng đất duy nhất của mảnh đất nói trên, nên việc mua bán này đòi hỏi phải có sự đồng ý của những người thừa kế khác.
    Vài ý kiến trao đổi với bạn.
    Thân.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    Tuthieuba (02/05/2011)
  • #100048   02/05/2011
    Được đánh dấu trả lời

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Có mấy vấn đề cần xác định rõ:

    1)Di chúc được lập năm 2001 trước khi bà A qua đời, như vậy bà A chết vào năm 2001 hay năm 2002, 2003,... ? Và ngày mất chính xác của bà A ? ĐIều này để xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế ( 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế) !

    2)Ai là người quản lý và sử dụng thửa đất từ sau khi bà A mất cho đến thời điểm hiện tại ? Thửa đất đã đuợc cấp GCN QSDĐ hay chưa ? Người nhận chuyển nhượng một phần thửa đất đã thực hiện việc đăng ký QSDĐ tại Văn phòng đăng ký QSDĐ hay chưa ?

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100083   02/05/2011

    Tuthieuba
    Tuthieuba

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    cảm ơn bạn mình cũng đã tìm hiểu các vấn đề đó.
    Thân 
     
    Báo quản trị |  
  • #100090   02/05/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    chào bạn #ff0000;">i'm lawyerx0,
    theo bạn, việc ai quản lý mảnh đất đó từ ngày bà cụ mất, rồi việc ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên, rồi việc người mua đất đã đăng ký quyền sử dụng đất hay chưa có làm thay đổi bản chất của vụ việc nói trên hay không? nếu có thì sẽ thay đổi như thế nào? mong bạn làm rõ thêm.
    Thân!

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #100100   03/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    chaulevan viết:
    chào bạn i'm lawyerx0,
    theo bạn, việc ai quản lý mảnh đất đó từ ngày bà cụ mất, rồi việc ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên, rồi việc người mua đất đã đăng ký quyền sử dụng đất hay chưa có làm thay đổi bản chất của vụ việc nói trên hay không? nếu có thì sẽ thay đổi như thế nào? mong bạn làm rõ thêm.
    Thân!

    Chào bạn chaulevan !
    Đó chỉ là một số thắc mắc phụ chợt nảy ra trong đầu tôi bên cạnh câu hỏi chính. Chúng quan trong hay không còn tùy thuộc vào những thông tin mà chủ topic cung cấp, và cũng có thể khiến vụ việc được giải quyết đơn giản hay phức tạp . Tuy nhiên, có thể thấy tất cả đã trở nên không cần thiết bởi có lẽ chủ topic đã có phương án của mình !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #100092   02/05/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào chị #e36c09;">#e36c09;">chaulevan!
    Chị cho em hỏi liệu người mà ông C bán đất cho có trường hợp nào được coi là người thứ 3 ngay tình trong trường hợp này không ạ?
    Vì đề bài đưa ra nêu chưa rõ cho nên em nghĩ nếu việc bán đất đã giải quyết xong và nếu người mua đất đã xây nhà trên mảnh đất đó rồi thì theo chị việc này sẽ giải quyết như thế nào ạ?
    Rất mong nhận được câu trả lời của chị!
     
    Báo quản trị |  
  • #100119   03/05/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào hanghell,

    Điều 138 - Bộ luật dân sự quy định:

    2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

        Vì vây, chị cho rằng trong trường hợp ông B đã được đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó thì ông C sẽ là người thứ 3 ngay tình. Nếu quyền lợi người thứ 3 ngay tình được bảo vệ, thì việc xử lý vụ án trên phải theo hướng buộc B phải đưa khoản tiền thu được từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên làm di sản thừa kế và được chia cho những người thừa kế khác. 
        Tuy nhiên, chị đang băn khoăn ở chỗ là vậy giá trị quyền sử dụng đất là di sản thừa kế ở đây sẽ được tính ở thời điểm nào? vào thời điểm ông B chuyển nhượng đất hay vào thời điểm tòa xét xử? Việc xác định thời điểm này rất quan trọng vì chúng ta biết là giá trị quyền sử dụng đất thay đổi hàng ngày mà. 
        Mong mọi người trợ giúp thêm!

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    hanghell (03/05/2011)
  • #100121   03/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    chaulevan viết:
    Chào hanghell,

    Điều 138 - Bộ luật dân sự quy định:

    2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

        Vì vây, chị cho rằng trong trường hợp ông B đã được đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó thì ông C sẽ là người thứ 3 ngay tình. Nếu quyền lợi người thứ 3 ngay tình được bảo vệ, thì việc xử lý vụ án trên phải theo hướng buộc B phải đưa khoản tiền thu được từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên làm di sản thừa kế và được chia cho những người thừa kế khác. 
        Tuy nhiên, chị đang băn khoăn ở chỗ là vậy giá trị quyền sử dụng đất là di sản thừa kế ở đây sẽ được tính ở thời điểm nào? vào thời điểm ông B chuyển nhượng đất hay vào thời điểm tòa xét xử? Việc xác định thời điểm này rất quan trọng vì chúng ta biết là giá trị quyền sử dụng đất thay đổi hàng ngày mà. 
        Mong mọi người trợ giúp thêm!



    Chúng ta xét cùng xem xét trong trường hợp, thời hiệu khởi kiện về thừa kế vẫn còn ông B cũng đã thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất trước khi thực hiện việc chuyển nhượng một phần mảnh đất cho ông C. Việc giải quyết như thế nào còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận cũng như sự hợp tác của ông B.

    +Trong trường hợp, phần đất mà ông B đã bán cho ông C tương đương (hoặc nhỏ hơn) với 1 suất thừa kế theo pháp luật (tức phần ông B được hưởng) thì các đồng thừa kế có thể thỏa thuận ông B sang tên sổ đỏ sang cho các đồng thừa kế khác phần đất còn lại (bởi chưa chắc ông B đã có đủ khả năng tài chính để hoàn trả lại bằng tiền). Nếu ông B không chấp nhận, các đồng thừa kế sẽ khởi kiện ra Tòa dân sự để đòi quyền thừa kế với phần đất còn lại (phần đất ông B giao dịch tương đương với 1 suất thừa kế theo pháp luật mà ông B đáng được hưởng nên không tranh chấp). Như vậy, trong trường hợp này, giao dịch giữa B và C vẫn có hiệu lực bởi về mặt pháp lý, phần đất đó là thuộc về ông B.

    +Trong trường hợp, phần đất mà ông B đã bán cho ông C lớn hơn so  với 1 suất thừa kế theo pháp luật (tức phần ông B được hưởng), các đồng thừa kế có thể thỏa thuận ông B sang tên sổ đỏ sang cho các đồng thừa kế khác phần đất còn lại cùng với việc hoàn trả lại bằng tiền phần giá trị chênh lệch (phần đất mà ông B bán nhưng không thuộc quyền sử dụng của ông B). Tùy thuộc vào khoản chênh lệch này, các đồng thừa kế có thể yêu cầu ông B hoàn trả hoặc không. Nếu như thỏa thuận được việc ông B hoàn trả, thì ông B chỉ phải hoàn trả với giá trị tương đương khi bán phần đất không thuộc quyền sử dụng của mình. Nếu như các đồng thừa kế không chấp nhận giá trị đất lúc đó bởi giá trị đất bây giờ đã cao hơn nhiều, các đồng thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông B và C vô hiệu phần vi phạm, còn phần đất tương đương với suất thừa kế của ông A vẫn có hiệu lực. Hậu quả của giao dịch vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, cụ thể ông C hoàn trả cho các đồng thừa kế phần đất vượt quá, ông B hoàn trả cho ông C số tiền tương đương với phần đất vượt quá; ông C có quyền đòi ông B bồi thường thiệt hại (nếu chứng minh đuợc). Nếu như ông C biết về việc ông B đã thực hiện giao dịch với phần đất không thuộc sở hữu của ông B, thì ông C sẽ không đuợc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Có thể thấy, nếu dựa vào giả thiết ban đầu đưa ra là ông B đã đăng ký quyền sử dụng đất với mảnh đất thì ông C được coi là người "ngay tình" trong trường hợp này.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |