DI CHÚC DO NGƯỜI LÀM CHỨNG LẬP CÓ HỢP PHÁP KHÔNG

Chủ đề   RSS   
  • #339859 19/08/2014

    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    DI CHÚC DO NGƯỜI LÀM CHỨNG LẬP CÓ HỢP PHÁP KHÔNG

    DI CHÚC DO NGƯỜI LÀM CHỨNG LẬP CÓ HỢP PHÁP KHÔNG

     Hỏi: Cụ ngoại cháu có 3 người con gái và một người con nuôi. Năm cụ cháu 70 tuổi, ông bà cháu đã phá đi và xây nhà mới. Khi đó, cụ cũng đã làm di chúc để lại đất đang ở cho bà cháu (là người con thứ 2 của cụ). Di chúc do người làm chứng viết, cụ có ký tên ở dưới, và khi đó cụ cháu còn rất minh mẫn khỏe mạnh. Bà cháu sau đó (được phép của cụ) đã đi làm sổ đỏ (mang tên bà cháu là chủ hộ). Cách đây 5 năm cụ cháu mất. Cách đây 1 năm người con gái lớn của cụ lại quay về đòi đất bà cháu, cho rằng cụ không biết chữ nên chữ trong di chúc không phải là của cụ và đòi đi thẩm định chữ ký. Vậy cháu xin hỏi: Di chúc đó có hợp pháp không? Nếu trong trường hợp di chúc không hợp pháp thì tài sản của cụ sẽ được chia như thế nào? Ngôi nhà ông hà cháu làm có bị chia không? thẩm định chữ ký là như thế nào? (Vì cụ cháu không còn tờ viết tay nào cả)

    Đáp:

    1. Về việc di chúc có hợp pháp không cần đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự2005:

     - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

     - Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

     Theo thông tin bạn cung cấp thì di chúc của cụ bạn thỏa mãn về điều kiện người lập di chúc và nội dung di chúc. Về hình thức của di chúc, di chúc của cụ bạn là di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Điều 656 Bộ luật dân sự 2005: quy định: Nếu người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Như vậy, nếu di chúc cụ bạn đáp ứng được điều kiện trên thì được coi là di chúc hợp pháp.

     2. Trường hợp di chúc không hợp pháp thì theo Điển a Khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005: di sản của cụ bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ bạn là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của cụ. Bạn có thể xem thêm quy định tại Chương XXIV Bộ luật dân sự về thừa kế theo pháp luật. Thủ tục chia di sản có thể tiến hành tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (nếu các bên khởi kiện ra tòa) hoặc cơ quan công chứng, chứng thực.

    Tuy nhiên đối với trường hợp này chúng tôi xin lưu ý bạn như sau: Bà của bạn làm sổ đỏ (mang tên bà) khi cụ còn sống và có sự đồng ý của cụ nên việc này không liên quan đến di chúc (di chúc chỉ có hiệu lực khi cụ bạn mất). Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ hồ sơ xin cấp sổ đỏ của bà bạn tại cơ quan nhà đất, có thể có giấy tờ thể hiện cụ bạn cho bà bạn thửa đất trên.

    3. Ngôi nhà do ông bà của bạn xây dựng nên thuộc quyền sở hữu của ông bà bạn. Nếu có tranh chấp ra tòa thì tòa án sẽ cũng căn cứ vào công sức xây dựng để quyết định ngôi nhà thuộc về ông bà bạn.

     4. Về thẩm định chữ ký: Chữ ký là một dạng đặc biệt của chữ viết; chữ ký có thể thay đổi theo thời gian nhưng nó vẫn mang tính ổn định nhất định và có đặc trưng của người tạo ra nó. Việc thẩm định chữ kỹ (thực chất là giám định) nhằm xác định đó có đúng là chữ ký của cụ bạn hay không hay đó là chữ ký giả mạo. Để giám định chữ ký bạn có thể gửi đơn đến Cơ quan giám định tư pháp để yêu cầu. Nhưng nếu cụ bạn không còn giấy tờ viết tay nào thì việc giám định chữ ký sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc có thể không thực hiện được. 

    C

     
    19387 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #339857   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY TRANH CHẤP VỀ DI SẢN THỪA KẾ

    TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY TRANH CHẤP VỀ DI SẢN THỪA KẾ

    Hỏi: Khi còn sống, cha tôi được ông nội tôi cho một phần đất trong thửa đất mà ông nội tôi được thừa kế theo di chúc năm 1983. Nhưng khi ông nội tôi còn sống có cho người khác (họ hàng) ở nhờ trên phần đất Ông cho cha tôi (trước thời điểm cho năm 1973), khi người họ hàng này mất năm 1993 - Ông nội tôi lấy lại cho cha tôi nhưng con cái của người ở nhờ lại không trả, đòi được thừa kế của người đã mất?

    Do khi còn sống ông nội tôi tự đi kê khai địa chính (năm 1983) để chuyển quyền sử dụng đất sang cho cha tôi nên không lập di chúc, nay ông nội tôi đã mất, vậy phần đất ông nội tôi cho cha tôi chưa được cấp quyền sở hữu sẽ được giải quyết theo luật thừa kế hay Cha tôi hiển nhiên được thừa hưởng do khi còn sống ông nội đã để cho cha tôi? Phần đất này hiện chưa ai được cấp quyền sở hữu và gia đình tôi dự định đưa ra Tòa án giải quyết.

    Vậy quyền thừa kế của thửa đất là ai? Anh em ruột của cha tôi đều đồng ý xác nhận đó là phần ông nội tôi để lại cho cha tôi và không tranh chấp.

    Đáp:

    Căn cứ theo thông tin mà bạn đã cung cấp, thì ông nội của bạn đã đi kê khai địa chính để chuyển quyền sử dụng đất cho cha bạn (Thửa đất mà ông nội bạn được thừa kế theo di chúc năm 1983). Tuy nhiên con của người họ hàng của ông nội bạn (sau đây gọi tắt là người họ hàng) lại cho rằng mảnh đất trên là tài sản do cha mẹ họ tạo lập nên, họ yêu cầu được hưởng thừa kế đối với phần tài sản nêu trên.

    Vì vậy, cha của bạn và người họ hàng đang tranh chấp quyền sở dụng thửa đất nói trên. Do đó, trước tiên bạn cần trao đổi đối với gia đình qua đó mời người họ hàng đến để tìm ra hướng giải quyết tranh chấp.

    Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được, bạn cần nộp đơn gửi UBND xã phường (nơi vị trí thửa đất tọa lạc) để được chính quyền địa phương xem xét giải quyết.

    Căn cứ vào Khoản 1 Điều 136 Luật đất đai 2003 thì trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

    Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339853   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VÀ THỦ TỤC KHỞI KIỆN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

    THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VÀ THỦ TỤC KHỞI KIỆN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

    Hỏi: Ba, mẹ tôi mất không để lại di chúc. Tài sản để lại cho các anh em tôi căn nhà có diện tích 80 m2. Tôi phải làm gì để nhận phần thừa kế của mình? Thời hiệu khởi kiện thừa kế được tính như thế nào? Nếu muốn lấy được tôi phải làm những thủ tục gì? gửi cho ai? Anh chị tôi có thể tự làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người em không? Nếu xảy ra trường hợp đó tôi phải xử lý như thế nào?

    Đáp:

    Trước hết, chúng ta cần xác định căn nhà nói trên có phải là di sản dùng vào việc thờ cúng hay không. Quy định của pháp luật về việc này như sau:

                          

    Điều 670 Bộ luật dân sự quy định: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    Theo nội dung thư bản gửi, chúng tôi cho rằng căn nhà nói trên không phải là di sản thờ cúng.

    Mặt khác quy định của pháp luật về thừa kế có quy định việc thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vì cha mẹ chết mà không để lại di chúc, căn nhà mà cha mẹ bạn để lại sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật (khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự).

    Căn cứ khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết"; và khoản 2 điều 676 Bộ luật dân sự quy định: "Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau".

    Về thời hiệu khởi kiện tại điều 645 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Theo chúng tôi, trước hết bạn và những người đồng thừa kế cần phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở xác định rõ các đồng thừa kế đối với căn nhà này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339851   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG

    DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG

     Hỏi: Đại gia đình tôi có một mảnh vườn và nhà cổ xưa khoảng 8 sào đất. Mảnh đất hương hỏa này đã qua 4 đời (đời sơ, đời cố, đời ông nội, và đời cha) để lại cho con cháy tiếp tục ở thờ cúng nhang khói cho ông bà, không được sang nhượng. Sau ngày giải phóng, các anh chị đi làm ăn xa nên để lại cho người anh con bác vào ở trông coi. Hàng năm, chúng tôi gửi tiền về cho anh ấy làm việc giỗ chạp, cúng kiếng. Nay, do đất đai và nhà cổ rất có giá nên anh ấy có ý định chiếm đoạt, tìm mọi cách làm sổ đỏ mang tên mình. Nếu anh ấy bán bất động sản này, tôi có thể kiện, ngăn cản được không? Chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng bất động sản này là của ông bà tôi để lại chứ không phải của anh ấy. 

    Đáp:

    Tại điều 670 Bộ luật dân sự quy định di sản dùng vào việc thờ cúng như sau: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

    Vì vậy, nếu có đầy đủ giấy tờ chứng minh bất động sản này là di sản dùng vào việc thời cúng thì những người trong gia tộc có quyền gửi đơn yêu cầu đòi lại đất, đơn nộp cho UBND xã, phường, thị trấn, nơi có diện tích đất tọa lạc; yêu cầu hòa giải để người chiếm dụng đất trả lại. Nếu hòa giải không thành thì khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết theo pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339849   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    ĐỔI NGƯỜI QUẢN LÝ TÀI SẢN THỪA KẾ

    ĐỔI NGƯỜI QUẢN LÝ TÀI SẢN THỪA KẾ

    Hỏi: Bố tôi mất có di chúc lại tài sản cho con trai tôi, nhưng cháu mới 10 tuổi. Trong di chúc bố tôi có viết giao cho em trai tôi (Là chú ruột) quản lý khối tài sản này đến khi con tôi trưởng thành, lấy vợ. Vậy tôi muốn hỏi, việc giao cho em tôi quản lý tài sản hộ con tôi, thì em tôi có quyền hạn gì với khối tài sản đó. Có thể đổi người quản lý tài sản đó sang cho tôi, là bố cháu không? Sao tôi không được quản lý tài sản đó.

    Đáp:

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình: Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Do đó, trong trường hợp này, bạn không được quản lý tài sản riêng của con khi bố bạn đã chỉ định người quản lý di sản trong di chúc.

    Người quản lý di sản có các nghĩa vụ như sau:

    a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

    c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

    d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

    đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế. 

    Người quản lý di sản có quyền:

    a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

    b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339848   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    XIN HỦY BỎ VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

    XIN HỦY BỎ VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

    Hỏi: Cha mẹ tôi qua đời để lại căn nhà mặt tiền, do anh cả tôi quản lý. 13 năm trôi qua, nay hai chị em tôi đề nghị chia thừa kế nhưng anh không đồng ý. Xin cho biết chúng tôi có quyền khởi kiện ra tòa đề nghị chia thừa kế căn nhà của cha mẹ hay không ?

    Đáp:                  

    Theo quy định tại điểm 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

    Với quy định nói trên, trong trường hợp bố mẹ bạn không để lại di chúc cho người con trai cả, giữa anh em bạn không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì tài sản này sẽ được chia theo pháp luật như đối với các trường hợp chia tài sản chung.

    Hiện nay, do thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế không còn nữa, chị em bạn không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nhưng vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu chia tài sản chung theo quy định của pháp luật. Nếu anh em bạn không thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có yêu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339847   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    HỦY BỎ VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

    HỦY BỎ VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

     Hỏi: Tôi là con riêng của cha tôi. Khi cha tôi mất, người vợ hợp pháp của ông khai nhận mình là người thừa kế duy nhất và đã được công chứng viên công chứng văn bản khai nhận di sản. Tôi phải làm gì để xin hủy bỏ văn bản khai nhận di sản đó?

    Đáp:

    Khi yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản, người yêu cầu công chứng cần phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế, có sự cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót người thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp không thể biết có người khác được hưởng thừa kế theo pháp luật.

    Nếu cho rằng nội dung văn bản khai nhận di sản nêu trên không đúng, ông có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án hủy bỏ văn bản đó. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339846   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ ĐỐI VỚI DI SẢN THỪA KẾ LÀ NHÀ Ở

    PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ ĐỐI VỚI DI SẢN THỪA KẾ LÀ NHÀ Ở

    Hỏi: Chồng tôi chết có để lại cho tôi một ngôi nhà. Tôi có làm hồ sơ di sản thừa kế để làm chủ quyền gồm có tên tôi và ba đứa con. Sau khi có sổ hồng tôi dự định bán nhà để chia cho ba đứa con, nhưng không biết phải chia thế nào?

    Đáp:

    Theo quy định của pháp luật thừa kế, việc phân chia di sản để lại của người chết sẽ được thực hiện theo di chúc hợp pháp.

     Trong trường hợp người chết không để lại di chúc hợp pháp thì di sản để lại của người chết sẽ được phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế. Do trong thư của bà không nói rõ căn nhà đó thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng bà hay thuộc sở hữu riêng của chồng bà, được tạo lập vào trước hay trong thời kỳ hôn nhân nên không thể trả lời cụ thể chính xác được.

     Theo quy định tại khoản 2 Điều 767 Bộ luật dân sự, di sản để lại của người chết sẽ được chia đều cho những người thừa kế cùng hàng (hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết). Trong trường hợp căn nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì một nửa căn nhà thuộc quyền sở hữu của bà, một nửa căn nhà còn lại thuộc quyền sở hữu của chồng bà sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật như trên.

    Theo quy định tại điều 223 Bộ luật Dân sự, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng (đối với bất động sản) kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. 

     

     
    Báo quản trị |