Di chúc chung của vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #100284 04/05/2011

    tongbiethanh92

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Di chúc chung của vợ chồng

    Các điều kiện để di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý ?
    Mình không hiểu điều kiện ở đây là gì?Có phải là điều kiện để thành di chúc hợp pháp ko?
     
    18724 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #100295   04/05/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    chào #0072bc;">tongbiethanh92!
    Di chúc phải được lập thành văn bản hoặc có thể lập di chúc bằng miệng. Điều 649 BLDS.
    Di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện 652 BLDS.
     Nhưng một trong những vấn đề quan trọng của di chúc là tài sản trong di chúc phải được sở hữu bởi người lập di chúc.
    Trân trong!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    tongbiethanh92 (10/05/2011)
  • #100410   04/05/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


           Chào bạn!
             Điều kiện để di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý  cũng phải thoả mãn các điều kiện sau nhưng của cả 2 vợ chồng
    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.
    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
                  Di chúc chung của vợ chồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi cả 2 vợ chồng đều đã chết( nếu có người chết trước thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong khối tài sản chung chưa có hiệu lực pháp luật ).

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #100437   04/05/2011

    tongbiethanh92
    tongbiethanh92

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tongbiethanh92 vì bài viết hữu ích
    thanhvien099 (23/03/2015)
  • #100442   04/05/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào #0072bc;">tongbiethanh92 !
    Nếu thật sự bạn cảm thấy bài viết của nhưng thành viên thật sự hữu ích cho bạn, bạn nên bấm " cảm ơn" ngay tại phía trên bên tay phải bài viết của họ
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    tongbiethanh92 (10/05/2011) nghiavo196 (30/03/2015)
  • #100285   04/05/2011

    tongbiethanh92
    tongbiethanh92

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Di chúc chung của vợ chồng

    Thưa luật sư,cho em hỏi những điều kiện nào để di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #100479   05/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc chương XXIII của bộ luật dân sự 2005 nhé
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    tongbiethanh92 (10/05/2011)
  • #100509   05/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    tongbiethanh92 viết:
    Thưa luật sư,cho em hỏi những điều kiện nào để di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý ạ?


     Chắc là bạn không học luật, để cho tiện tham khảo, bạn có thể xem những quy định sau:

    Điều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.


    Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng

    Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

    Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

    2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình

    Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng

    Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những điều khác tại chương XXIII BLDS năm 2005 nhé!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    muathuytinh_92tq (28/05/2011) tongbiethanh92 (10/05/2011) danluat92 (09/05/2011)
  • #141780   22/10/2011

    dloohoo
    dloohoo

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Vậy anh (chị) cho em hỏi di chúc chung của vợ chồng có thể được lập bằng miệng không?

     Anh (chị) lấy điều 652 ra để nói về điều kiện lập di chúc chung của vợ chồng theo em là không đúng, điều 652 chỉ dành cho những người lập di chúc là cá nhân còn di chúc chung của vợ chồng là trường hợp đặc biệt vì vậy không thể áp dụng quy định tại điều 652.

      Theo em thì điều kiện trước tiên để di chúc chung có giá tri là chủ thể lập di chúc chung phải là vợ chồng

      Điều kiện thứ 2 là vợ chồng phải có tài sản chung tại vì di chúc chung là dùng để định đoạt tài sản chung của vợ và chồng, vậy nên nếu vợ chồng không có tài sản chung thì không lập di chúc chung được.

      Điều kiện thứ 3 là di chúc chung đó phải hợp pháp, tức là di chúc đó phải thể hiện ý chí của cả 2 vợ chồng (không có sự lừa dối,ép buộc,...) và hình thức của di chúc phải đúng với quy định của pháp luật. Về hình thức lập di chúc chung của vợ chồng thì pháp luật chưa quy định rõ, đây là thiếu xót của luật mà rất nhiều chuyên gia về luật đã nói tới. Theo em thì hình thức lập di chúc chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản có người làm chứng hoặc có công chứng chứng thực chứ không thể lập bằng miệng được.
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 22/10/2011 06:17:21 SA giản dòng
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dloohoo vì bài viết hữu ích
    nhandienhue (07/02/2012)
  • #141790   22/10/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    dloohoo viết:
    Vậy anh (chị) cho em hỏi di chúc chung của vợ chồng có thể được lập bằng miệng không?

     Anh (chị) lấy điều 652 ra để nói về điều kiện lập di chúc chung của vợ chồng theo em là không đúng, điều 652 chỉ dành cho những người lập di chúc là cá nhân còn di chúc chung của vợ chồng là trường hợp đặc biệt vì vậy không thể áp dụng quy định tại điều 652.
      và hình thức của di chúc phải đúng với quy định của pháp luật. Về hình thức lập di chúc chung của vợ chồng thì pháp luật chưa quy định rõ, đây là thiếu xót của luật mà rất nhiều chuyên gia về luật đã nói tới. Theo em thì hình thức lập di chúc chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản có người làm chứng hoặc có công chứng chứng thực chứ không thể lập bằng miệng được.


     Bạn hiểu như vậy là không chính xác. Bạn có thể nêu căn cứ pháp lý cho mọi người cùng xem về phần tôi gạch chân nhé.

     Hình thức lập di chúc chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành thì không nhất thiết phải lập thành văn bản, tại thời điểm hai vợ chồng để lại di chúc.

     Trong trường hợp này, hai vợ chồng cùng để lại di chúc qua ý chí cuối cùng của mình, tức là chỉ qua lời nói mà thôi. Còn việc để cho di chúc miệng này có hiệu lực thì các bước tiếp theo được thực hiện theo Khoản 5 Điều 652 BLDS

     Bạn tham khảo Khoản 5 Điều 652 BLDS năm 2005

     "Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực."

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #141827   22/10/2011

    dloohoo
    dloohoo

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Di chúc bằng miệng chỉ đặt ra trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc một số nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bảnDo đó, vợ chồng không thể cùng nhau lập di chúc chung bằng miệng, vì các lý do:

    Một là, muốn lập di chúc chung, vợ - chồng phải có sự bàn bạc và thống nhất ý chí chung trước khi cùng nhau lập di chúc. Trong tình trạng bị cái chết đe dọa thì điều này là hạn hữu. Khi không có sự thống nhất quan điểm rõ ràng, thì việc lập di chúc chung sẽ không thể phản ánh đầy đủ và trung thực ý chí cá nhân của mỗi người. Tình trạng này dễ dẫn đến việc một bên quyết định nội dung di chúc chung theo ý chí chủ quan của mình mà không có sự thống nhất ý chí với người kia.

    Hai là, thủ tục lập di chúc miệng trực tiếp trước mặt hai nhân chứng, không cho phép hai người phát biểu ý chí cùng một lúc, mà phải từng người phát biểu. Vậy, sự thể hiện ý chí chung sẽ được biểu đạt bằng cách nào? Nếu từng người trình bày riêng ý nguyện của mình, thì thực ra, đó là di chúc cá nhân; còn nếu một người đại diện trình bày ý chí chung và người kia chấp nhận toàn bộ, thì cũng giống như đã uỷ quyền lập di chúc, mà như vậy thì lại vi phạm nguyên tắc lập di chúc trực tiếp. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt do cái chết đe dọa cả hai, để một người phát biểu ý chí chung cho người kia nghe và hoàn toàn đồng ý, là không thực tế.

    Ba là, sau 3 tháng kể từ ngày di chúc miệng mà một người chết và một người còn sống, thì toàn bộ di chúc miệng hoặc một phần di chúc miệng liên quan tới người còn sống có còn giá trị thi hành nữa hay không? Vì theo Điều 651 khoản 1: “Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ”. Trong khi đó, di chúc chung chỉ có hiệu lực khi cả hai người đều đã chết.

    Bốn là, đang lúc hoàn cảnh bối rối trước sự sống, chết của cả 2 người, việc tiếp nhận và ghi nhớ ý nguyện của mỗi người có thể sẽ không đầy đủ, không chính xác. Ý nguyện của người chết lại không được thể hiện ra thành một dạng vật chất định hình rõ ràng và cố định, rất dễ quên và cũng dễ bị sửa đổi mà lại không có chứng cứ xác đáng thể hiện sự đồng thuận của vợ, chồng. Việc chứng minh được tính chất đồng thuận, tự nguyện của cả hai vợ chồng trong trường hợp này sẽ không bảo đảm được tối đa tính trung thực, khách quan.

    Chính vì thế, việc cho phép vợ chồng lập di chúc chung bằng miệng sẽ trở nên phức tạp và không bảo đảm sự an toàn pháp lý cho quyền lợi chính đáng của chính người lập di chúc lẫn người thừa kế hợp pháp của họ.
    Đây chỉ là ý kiến của em thôi còn luật thì chưa có quy định rõ vấn đề này và theo em được biết thì trong thực tế thì cũng không có trường hợp nào di chúc chung của vợ chồng được lập bằng miệng.

     
    Báo quản trị |  
  • #141851   22/10/2011

    dloohoo
    dloohoo

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


     Anh (chị) lấy điều 652 để trả lời câu hỏi của bạn đó là không chính xác. Bạn đó hỏi là #f4f9fd;">những điều kiện nào để di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý? Nếu anh (chị) lấy điều 652 để trả lời câu hỏi đó thì cho em được hỏi, giả sử di chúc chung đó đúng theo quy định tại điều 652 nhưng tài sản trong di chúc là tài sản riêng chứ không phải là tài sản chung, thứ 2 là nếu 2 người đó chung sống như vợ chồng chứ chưa đăng ký kết hôn thì di chuc chung đó có giá trị pháp lý không? Di chúc chung của vợ chồng là trường hợp đặc biệt vì vậy nó phải có những điều kiện riêng để di chúc đó có giá trị pháp lý chứ chúng ta không thể lấy nhưng quy định chung về di chúc dành cho cá nhân để nói về di chúc chung của vợ chồng. Ví dụ như theo khoản 2 điều 652 "#fff8df;">Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý". Đây là quy định dành cho cá nhân chứ không phải cho trường hợp là vợ chồng, tại vì điều kiện để kết hôn theo pháp luật về hôn nhân và gia đình thì ta áp dụng điều này là dư thừa.
     Câu hỏi của bạn đó là về di chúc chung của vợ chồng mà anh (chị) lấy điều 652 để trả lời thì nó quá chung chung, di chúc chung của vợ chồng là trường hợp riêng biệt vì vậy phải có những điều kiện riêng biệt chứ không thể áp dụng giống như di chúc dành cho cá nhân được.
    Đây là ý kiến của em, mong anh (chị) cho thêm ý kiến
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dloohoo vì bài viết hữu ích
    Lenam93 (23/10/2012)
  • #221669   23/10/2012

    Lenam93
    Lenam93

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2012
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 5 lần


    phần Di chúc chung của vợ chồng có thể căn cứ vào các Điều 652, Điều 663 và Điều 664 của BLDS 2005.

    Nhưng các luật sư cho em hỏi là tại Điều 136 BLDS có quy định là " thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm" (từ Điều 130- 134) thế nhưng có những hợp đồng được kí kết năm 2002 mà tới năm 2008 Tòa án mới tuyên bố là vô hiệu. Các Luật sư cho em hỏi là thời hiệu 2 năm ở đây được tính từ thời điểm nào ạ? Từ khi biết hợp đồng đó vi phạm hay khi có yêu cầu của người tham gia thiết lập hợp đồng?

    Cập nhật bởi Lenam93 ngày 23/10/2012 12:56:01 CH

    "No pain, no gain"

    Gmail: Lenamhlu693@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #221672   23/10/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    !

    Khoản 1 Điều 136 BLDS đã nói rõ là "kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập" rồi mà.

    Các trường hợp bạn nêu có thể là những HĐ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu là các trường hợp quy định tại các Điều 128 và 129 BLDS.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |