ĐH Luật TP.HCM bỏ thi đánh giá năng lực

Chủ đề   RSS   
  • #536946 06/01/2020

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    ĐH Luật TP.HCM bỏ thi đánh giá năng lực

    Trường ĐH Luật TP.HCM không tổ chức kỳ kiểm tra năng lực trong năm 2020. Thay vào đó nhà trường áp dụng hai phương thức tuyển sinh độc lập.

    hiều 6-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - cho biết nhà trường vừa thông qua đề án tuyển sinh đại học năm 2020. Theo đó, trường thay đổi hoàn toàn phương thức xét tuyển so với các năm trước.

    3 điểm mới trong tuyển sinh, đào tạo

    Cũng theo ThS Lê Văn Hiển, 3 điểm mới trong tuyển sinh, đào tạo nhà trường chính thức triển khai trong năm nay gồm:

    Thứ nhất, nhà trường thay đổi căn bản phương thức tuyển sinh năm 2020 theo hướng không tổ chức kiểm tra năng đánh giá năng lực, thay vào đó sẽ áp dụng 2 phương thức tuyển sinh độc lập là: "Xét tuyển thẳng" (phương thức 1) và "Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2020" (phương thức 2) với các điều kiện cụ thể do trường quy định.

    Thứ hai, nhà trường đa dạng hóa các chương trình đào tạo: bên cạnh các chương trình đào tạo đại trà, đào tạo chất lượng cao (tăng cường tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật). Từ năm nay, trường sẽ đẩy mạnh tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên thông giữa 3 ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý).

    Theo đó, sau khi đã học xong học kỳ thứ 3 chương trình đào tạo của ngành thứ nhất, sinh viên được đăng ký học liên thông sang ngành thứ 2.

    Cụ thể:

    Ngành Luật liên thông sang ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý) hoặc sang ngành Quản trị kinh doanh

    Ngành Ngôn ngữ Anh liên thông sang ngành Luật (hệ đại trà hoặc chất lượng cao)

    Ngành Quản trị kinh doanh liên thông sang ngành Luật (hệ đại trà) hoặc sang ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý).

    "Việc học liên thông được bắt đầu từ học kỳ thứ 4 đến học kỳ thứ 10, tính theo khóa đào tạo của ngành thứ nhất. Nếu sinh viên tích lũy đủ và đạt các học phần trong cả 2 chương trình sẽ được cấp 2 văn bằng: bằng cử nhân ngành thứ nhất và bằng cử nhân ngành liên thông (tùy theo chương trình sinh viên theo học" - ông Hiển cho biết thêm.

    Thứ ba, từ năm học 2020-2021, nhà trường nâng chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh theo chương trình TOEIC quốc tế của sinh viên theo học các ngành đào tạo của trường lên 50 điểm.

    Theo đó, tùy theo khoa/ ngành/ chương trình đào tạo mà sinh viên theo học, trình độ tiếng Anh của sinh viên phải đạt từ 500-650 điểm theo chuẩn TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương).

    Trường mở 1 ngành mới, 7 tổ hợp mới, gồm:

    Phương thức tuyển sinh mới:

    Phương thức 1: tối đa 25% / tổng chỉ tiêu, gồm các đối tượng:

    Đối tượng 1: thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Riêng đối với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT sẽ được trường xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp với môn đạt giải. Cụ thể:

    - Môn Văn, Toán: ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;

    - Môn tiếng Anh: ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;

    - Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật Thương mại quốc tế;

    - Môn Lý, Hóa: ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật;

    - Môn Sử: ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh;

    - Môn Địa: ngành Luật.

    Đối tượng 2: Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: tiếng Anh/ hoặc tiếng Pháp/ hoặc tiếng Nhật hoặc SAT (Scholastic Assessment Test), còn thời hạn có giá trị đến ngày 30-6 nếu chứng chỉ đó có quy định về thời hạn, với điều kiện:

    Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương); thứ hai, trình độ ngoại ngữ quốc tế hoặc SAT...; Thứ ba, phải có điểm trung bình của 6 học kỳ THPT (điểm học bạ) của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 21 trở lên (điểm trung bình của 6 học kỳ THPT được làm tròn đến 1 chữ số thập phân)

    Thứ tư (tiêu chí phụ): khi có thí sinh đạt đủ các điều kiện nêu trên nhiều hơn so với chỉ tiêu xét tuyển thẳng, trường sẽ xét tiêu chí phụ theo thứ tự: điểm của Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc điểm SAT; điểm trung bình của 6 học kỳ THPT của môn chính thuộc tổ hợp xét tuyển; riêng tổ hợp D00 môn chính là Ngữ văn.

    Đối tượng 3: thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu; và thí sinh học tại các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm 2017, 2018 và 2019 theo danh sách "Các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020".

    Phương thức 2: xét tuyển theo quy định và kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, với chỉ tiêu xét tuyển tối thiểu là 75%/tổng chỉ tiêu.

    Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển

    Đối với phương thức 1, đối tượng 1: nộp hồ sơ qua sở giáo dục và đào tạo, theo thời gian và cách thức do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định; đối tượng 2 và 3 nộp từ ngày 1-5 đến ngày 30-6-2020;

    Thí sinh nộp trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên (bên ngoài phong bì thư ghi thêm thông tin: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng).

    Đối với phương thức 2, thí sinh nộp hồ sơ tại các trường THPT hoặc tại các điểm thu nhận hồ sơ do sở giáo dục và đào tạo quy định, theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và đào tạo (dự kiến từ ngày 1-4 đến ngày 20-4-2020).

    Theo Tuổi trẻ

     

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 06/01/2020 06:46:14 CH
     
    2313 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận