Chào các đồng nghiệp và các bạn!
Luật sư Chanh và Luật sư Bình nói không sai: Thực trạng luật sư sống được bằng "nghề" luật sư không nhiều (chỉ có khoảng 30%), còn lại sống bằng lương hưu và tiền lương do doanh nghiệp chi trả. Có hai nguyên nhân chính là: Cơ chế và chất lượng luật sư. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ thay đổi và phải thay đổi để phù hợp với tình hình xã hội.
- Trong quá trình hành nghề, luật sư gặp rất nhiều khó khăn. Nếu Luật sư chỉ giỏi kiến thức pháp luật nhưng thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, kỹ năng hành nghề thì cũng có nguy cơ "giải nghệ"
Không ít các cán bộ, công chức Nhà nước vẫn nhìn nhận luật sư ở "cửa dưới" và "ác cảm" với luật sư nên không gặp, không tiếp, không hợp tác... khi luật sư đến liên hệ công tác, tạo ra khó khăn cho luật sư thực hiện quyền của mình theo quy định pháp luật. Những luật sư trẻ hoặc "có tuổi" nhưng ít kinh nghiệm "trận mạc" thường bị "đánh gục" ngay từ cái khâu ban đầu này, không còn cơ hội để bảo vệ thân chủ...
Nếu Luật sư cứ phải đi khiếu kiện chính quyền về việc "không đón tiếp chu đáo..." thì cứ mỗi vụ việc luật sư ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng lại xuất hiện thêm một vụ việc khiếu kiện giữa luật sư với cơ quan Nhà nước... Khách hàng thì không có thời gian để chờ đợi luật sư đi kiện để đòi quyền được hành nghề của mình!
Nguyên nhân của việc "không tếp, không gặp, không hợp tác..." với luật sư của một số cán bộ, công chức Nhà nước là do khi Luật sư "vào cuộc" thì người dân sẽ biết thế nào là đúng, thế nào là sai, bản chất sự việc mà họ đang vướng mắc pháp lý là gì... Khi đó, những cán bộ thiếu công tâm sẽ không "bịt", không thể "hành, vòi" được đương sự để lấy tiền nên phải tìm mọi cách để gạt luật sư "khỏi cuộc chơi", không cho luật sư có cơ hội để "hành nghề". Nếu không có luật sư bảo vệ thì nhiều người dân không biết đâu là đúng, đâu là sai cứ "vái tứ phương", "áo gấm đi đêm" để mong quyền lợi! Tạo thời cơ cho cửa quyền, tham nhũng...
Thậm chí có những cán bộ Nhà nước chưa từng gặp luật sư, chưa từng làm việc với luật sư, chưa từng "bị luật sư soi" nên nhìn thấy luật sư là "ớn, sợ" và ngại Luật sư nên tìm mọi cách trốn tránh, thoái thác... Cách đây không lâu tôi tham gia một vụ án tại một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang. Ở đây, cán bộ Tòa án chỉ quen làm việc với đương sự là đồng bào dân tộc thiểu số, nói câu trước là câu sau dọa "bỏ tù"... nên khi biết tin Luật sư Hà Nội đến làm việc (làm thủ tục tham gia tố tụng) thì Lãnh đạo Tòa án đã thực hiện kế sách "vườn không, nhà trống". Tòa án có 3 Thẩm phán (1 Chánh án, 1 phó Chánh án và 1 Thẩm phán) thì cả 3 vị này đều "trốn" khỏi cơ quan trong suốt thời gian luật sư đến làm việc tại Tòa án (03 ngày làm việc - 3 ngày Tòa án đó mở cửa nhưng không làm việc vì sợ phải gặp luật sư), họ đùn một cô Thư ký ra để tiếp chuyện cho vui nhưng không được nhận bất cứ văn bản, tài liệu nào của luật sư, không quyết định nội dung nào do có "chỉ đạo"... Cuối cùng luật sư đành phải làm việc bằng "lý" và nhờ sự chỉ đạo của các các lãnh đạo có liên quan và cấp trên thì vụ việc mới được giải quyết.
Có những luật sư với "nhiều năm kinh nghiệm Công chức Nhà nước" (quen ở Cửa trên) nhưng lại "ít kinh nghiệm hành nghề Luật sư", khi hành nghề luật sư vẫn không bỏ được "thói quen làm Quan'" thì cách tiếp cận vụ việc thường cứng nhắc, máy móc dễ gây phản cảm cho cán bộ thụ lý vụ việc dẫn đến khó tiếp cận giải quyết vụ việc. Ngoài ra, các luật sư có lý lịch 20-30 năm Công chức thường ngại va chạm, ngại đọc, ngại học các kiến thức pháp lý mới (trong khi đó mỗi năm có biết bao nhiêu văn bản pháp luật mới ban hành, họ chỉ quen sử dụng các kiến thức cũ) nên chỉ giải quyết vụ việc theo thói quen pháp lý cũ, không đảm bảo được chất lượng dịch vụ pháp lý. Những luật sư này cũng thường yếu trong khâu tiếp xúc khách hàng, nhất là khách hàng doanh nghiệp nên ít có cơ hội hoạt động nghề nghiệp. Chính vì vậy mà nhiều luật sư lớn tuổi khó có thể "hành nghề" luật sư một cách bài bản, chuyên nghiệp (mặc dù trước đây không ít người đã từng là những cán bộ, lãnh đạo có tên tuổi). Một trong những Luật sư lớn tuổi không "hưu trí" mà chỉ "hưu hưu" là do họ không bị áp lực bởi kinh tế, không cần "có khách" vẫn "sống" nên họ chỉ tham gia luật sư cho "vui". Thu nhập của hầu hết đối tượng Luật sư này là lương hưu... Dẫn đến không thúc đẩy được chất lượng của Luật sư Việt Nam và làm tăng số lượng luật sư "không sống được bằng nghề" (70%).
Ngoài ra, tâm lý ngại va chạm, ngại kiện tụng thói quen dùng tình thay lý của người dân cũng là rào cản để luật sư hành nghề. Dân ta chưa tạo ra thói quen sử dụng luật sư để bảo vệ mình trước những tình huống, vướng mắc pháp lý. Nhiều người dân chưa hiểu được giá trị của luật sư khi tham gia vụ việc... khiến luật sư chưa có "đất sống" nhất là tại các địa phương tỉnh lẻ...
- Một trong những hạn chế của Luật sư Việt Nam hiện nay khiến luật sư chưa tạo ra được vị thế trong xã hội và niềm tin với khách hàng là thiếu kỹ năng và "yếu kiến thức pháp lý".
"Luật sư" là "Thày luật" nhưng nhiều khi vẫn để khách hàng phải "dạy luật" cho "thày". Nếu những Luật sư trẻ, giỏi kiến thức pháp lý vẫn gặp khó khăn khi hành nghề là do yếu, thiếu về kinh nghiệm, kỹ năng, quan hệ thì các Luật sư lớn tuổi, có kinh nghiệm, kỹ năng sống, có quan hệ... lại yếu kiến thức pháp luật (do lười đọc, lười học, không làm mới kiến thức pháp lý của mình... hoặc tư duy, nhận thức kém) nên cũng không thể hành nghề được. Thêm vào đó là mặt trái của cơ chế thị trường đã "đẻ" ra một nhóm Luật sư không có kiến thức pháp luật nhưng rất giàu có, hành nghề theo kiểu "cửa sau" "quay quắt, chộp giật" làm tổn hại đến thanh danh của nghề luật sư, thiếu sự tôn trọng của khách hàng và nể trọng của xã hội - "Con sâu làm rầu nồi canh" .
Trước đây, do hoàn cảnh lịch sử nên người không tốt nghiệp đại học luật cũng có thể hành nghề luật sư. Phần còn lại, hầu hết luật sư chỉ được đào tạo theo hệ chuyên tu, tại chức (chất lượng đào tạo thì khỏi phải nói). Bên cạnh đó những sinh viên ra trường "không xin được việc mới theo nghề luật sư" hoặc cán bộ Nhà nước "bị đuổi việc, đào thải" mới ra làm luật sư nên làm cho đội ngũ luật sư hỗn tạp, chất lượng kém, chưa tạo ra được uy tín, vị thế xã hội của nghề luật sư!
Tuy nhiên hiện nay, chất lượng của Luật sư đã được cải tạo rất nhiều. Lượng Luật sư có trình độ đại học hệ chính quy ra nhập nghề Luật sư chiếm đa số. Ngoài ra trình độ thạc sỹ, tiến sỹ luật cũng ngày càng tăng lên... Nhiều sinh viên được đào tạo tại các cơ sở luật có tiếng trong và ngoài nước, sau khi tốt nghiệp cũng theo học và hành nghề luật sư ở Việt Nam khiến đội ngũ luật sư Việt Nam đang chuyển biến mạnh về chất nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố HCM. Giới luật sư trẻ hiện nay rất thông minh, năng động và chuyên nghiệp, khả năng ứng đối, xử lý tình huống pháp lý nhanh, nếu được bồi dưỡng các kỹ năng, kinh nghiệm hành nghề của các luật sư lão thành hoặc phối hợp với các luật sư lão thành để hành nghề thì trong tương lai Luật sư Việt Nam không chỉ tạo ra được vị thế trong xã hội Việt Nam, làm thay đổi xã hội Việt Nam mà còn vươn xa tới thương trường quốc tế.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội hiện nay khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhận thấy sự quan trọng của kiến thức pháp lý và vai trò của luật sư trong các giao dịch dân sự và trong hoạt động của doanh nghiệp. Một sai lầm pháp lý, một sự vội vàng trong giao dịch kinh tế, dân sự có thể quyết định số phận của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp. Nhiều người nông dân chỉ quanh năm đầu tắt mặt tối, đến khi tham gia các giao dịch ủy quyền, vay nợ, cho mượn Sổ đỏ... rồi bị mất nhà đất thì mới biết giá trị của kiến thức pháp lý và vai trò của luật sư trong các giao dịch tưởng như đơn giản đó... Có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay sẽ làm xã hội nhìn nhận lại vai trò của Luật sư và tạo ra "đất sống" cho Luật sư phát triển nghề nghiệp của mình.
Ngày nay, cùng với công cuộc cải cách tư pháp của Nhà nước ta hiện nay và sự phát triển của xã hội, quá trình quốc tế hóa, Luật sư Việt Nam đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hi vọng trong tương lai không xa, luật sư Việt Nam sẽ tạo ra được vị thế của mình trong xã hội. Luật sư sẽ thực sự là "Thày Luật" - Người thày về pháp luật, được xã hội yêu mến, nể trọng. Các luật sư sẽ thực sự sống được bằng nghề luật sư. Luật sư phát triển sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo cho xã hội ngày càng dân chủ, văn minh và tiến bộ.
( Theo: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn )
Cập nhật bởi Cuonglawyer ngày 14/10/2012 07:25:10 CH
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.