Đề xuất thêm một tầng trợ cấp đối với người không có lương hưu

Chủ đề   RSS   
  • #600026 09/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Đề xuất thêm một tầng trợ cấp đối với người không có lương hưu

    Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tải về hiện đang được cho lấy ý kiến nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trong đó dự thảo Luật BHXH gồm 9 chương, 133 điều.
     
    Cụ thể, Bộ LĐTBXH có đề xuất thêm một tầng trợ cấp đối với người không có lương hưu được thực hiện như sau:
     
    de-xuat-them-mot-tang-tro-cap-doi-voi-nguoi-khong-co-luong-huu
     
    Trợ cấp lương hưu cho người không có bảo hiểm
     
    Theo đó, tại khoản 2 Điều 3 dự thảo Luật BHXH có bổ sung thêm đối tượng được trợ cấp hưu trí xã hội là chính sách mà ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc BHXH hàng tháng khác.
     
    Điều kiện hưởng loại trợ cấp này là người từ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (lộ trình nam 62 tuổi vào năm 2028 và nữ 60 tuổi năm 2035), đóng BHXH dưới 15 năm mà không có lương hưu.
     
    Theo dự thảo, người từ 60 đến dưới 80 tuổi, chưa đóng đủ 15 năm BHXH, nếu có nguyện vọng thì được nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng. Nhóm này được cấp bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí, hỗ trợ mai táng phí 10 triệu đồng mỗi người khi qua đời. Mức trợ cấp được Chính phủ điều chỉnh dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, tình hình kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách.
     
    Mức hưởng cho nhóm này tùy vào thời gian tham gia và tiền lương tháng đóng BHXH. Trong quá trình hưởng, nếu lao động qua đời thì thân nhân được nhận một lần số tiền người đó chưa hưởng hết cùng 10 triệu đồng trợ cấp mai táng.
     
    Người từ 80 tuổi trở lên, không đóng BHXH và không có lương hưu, ngân sách nhà nước chi trợ cấp xã hội 500.000 đồng mỗi tháng. Tuổi hưởng trợ cấp có thể thấp hơn, mức hưởng cao hơn và được đề xuất giao cho Chính phủ quy định theo từng thời kỳ tùy vào ngân sách.
     
    Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
     
    NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i, k, 1, m khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 71 Luật BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây.
     
    - Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 Luật BHXH và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đen dưới 81%.
     
    - Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 Luật BHXH và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
     
    - Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTBXH ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
     
    NLĐ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật BHXH khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 71 Luật BHXH khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    - Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 Luật BHXH.
     
    - Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTBXH ban hành.
     
    02 phương án trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
     
    NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hon số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
     
    - Phương án 1:
     
    Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
     
    - Phương án 2:
     
    Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. 
     
    Đối với trường hợp NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 71 và Điều 72 Luật BHXH mả tiếp tục đóng BHXH thì mỗi năm đóng BHXH sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
     
    Xem thêm dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tải về
     
    416 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận