Đề xuất Quốc hội thí điểm bộ máy, nhân sự cho TP.HCM theo cơ chế đặc thù

Chủ đề   RSS   
  • #602023 22/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Đề xuất Quốc hội thí điểm bộ máy, nhân sự cho TP.HCM theo cơ chế đặc thù

    Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM gửi Quốc hội và UBTVQH.
     
    Theo đó, tại tờ trình nêu rằng cần thiết xây dựng nghị quyết này và đề nghị xem xét thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp - kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 tới đây.
     
    de-xuat-quoc-hoi-thi-diem-bo-may-nhan-su-cho-tphcm-theo-co-che-dac-thu
     
    (1) Đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm
     
    Cụ thể, Chính phủ đề nghị thành lập Sở An toàn thực phẩm trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn TP.HCM từ Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương.
     
    Lý do thành lập Sở An toàn thực phẩm cho rằng hiện chưa có các quy định pháp luật dành riêng cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. 
     
    Bên cạnh đó, một số chức năng, nhiệm vụ như thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phạm luật về an toàn thực phẩm dự kiến giao cho Sở An toàn thực phẩm được quy định tại các luật: Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Thú y 2015.
     
    Các chức năng này hiện đang được giao cho các cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn theo quy định của luật chuyên ngành.
     
    Việc triển khai thực hiện thí điểm thành lập Ban An toàn thực phẩm cho thấy việc thành lập Sở An toàn thực phẩm là cần thiết và để thống nhất đầu mối quản lý về an toàn thực phẩm.
     
    (2) Đề xuất thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức
     
    Bên cạnh việc thí điểm cho TP. HCM, thì Chính phủ cũng đề xuất thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức; cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng biên chế của HĐND và UBND TP. Thủ Đức.
     
    Hiện nay, bộ máy TP. Thủ Đức đang gánh lượng công việc nhiều, áp lực lớn với đầu mối quản lý 34 đơn vị hành chính cấp phường, 600 cơ sở giáo dục, 154 cơ sở tín ngưỡng, 285 cơ sở tôn giáo. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Thủ Đức đã và đang triển khai 300 dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau...
     
    UBND TP.HCM nhận thấy cần thiết phải thành lập Ban đô thị thuộc HĐND TP. Thủ Đức để thực hiện công tác giám sát về lĩnh vực đô thị, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
     
    Đồng thời, đề xuất tăng số lượng biên chế đối với cấp phó của HĐND, UBND và các đại biểu chuyên trách của HĐND TP. Thủ Đức nhằm đáp ứng khối lượng công việc của 'thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trong cả nước, đáp ứng mục tiêu thành lập TP. Thủ Đức theo Nghị quyết số 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
     
    (3) Tăng thêm một Phó Chủ tịch UBND huyện, phường, xã, thị trấn
     
    Một điểm mới đáng chú ý khác, Chính phủ đề xuất tăng từ hai phó chủ tịch UBND huyện và phường, xã, thị trấn theo quy định hiện nay lên ba phó chủ tịch để đảm bảo nguồn nhân lực lãnh đạo, điều hành, tham mưu giúp việc cho Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn.
     
    Sở dĩ có đề xuất trên do Thành phố có những đặc điểm đặc thù, như mật độ dân số của TP.HCM là gần 4.300 người/km2, có 48 phường có dân số 80.000 dân trở lên và sáu phường có dân số trên 100.000 dân.
     
    Ngoài ra Chính phủ cũng nêu thực tế TP.HCM đã phát sinh khó khăn do số lượng cán bộ, công chức cấp xã được phân bố chưa phù hợp với các phường, xã, thị trấn đông dân và có địa hình rộng, tính chất phức tạp và đang trong quá trình đô thị hóa.
     
    Hiện Thành phố thiếu nguồn lực cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại cơ sở; đồng thời không thể chủ động trong việc bố trí cơ cấu, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đáp ứng đúng yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm phức tạp của từng địa bàn.
     
    Do đó, Chính phủ đề xuất dự thảo nghị quyết quy định chính sách phân cấp cho HĐND Thành phố quyết định cơ cấu số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn để tạo tính chủ động trong xây dựng nguồn lực tại cơ sở đáp ứng công tác triển khai các nội dung quản lý nhà nước tại địa phương, thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân.
     
    Dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14.
     
    365 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận