Đề xuất lựa chọn 29 bản án, quyết định làm án lệ

Chủ đề   RSS   
  • #417769 07/03/2016

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Đề xuất lựa chọn 29 bản án, quyết định làm án lệ

    Theo dự kiến thì quý II/2016, Tòa án nhân dân tối cao sẽ phát hành tập án lệ đầu tiên. Dưới đây là 29 bản án, quyết định được lựa chọn làm án lệ.

    đề xuất lựa chọn 29 bản án làm án lệ

    1. Quyết định giám đốc thẩm số 11/2010/HS-GĐT ngày 04/5/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Hứa Quan Timmy bị kêt án về tội "Tổ chức đánh bạc".

    2. Quyết định giám đốc thẩm số 06/2013/HS-GĐT ngày 14/3/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hình sự bị cáo Ngô Quang Chướng phạm tôi "Giết người".

    3. Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/HS-GĐT ngày 10/6/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Lưu hành giấy tờ có giá giả".

    4. Quyết định giám đốc thẩm số 04/2014/HS-GĐT ngày 16/4/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hình sự bị cáo Đồng Xuân Phương phạm tội "Giết người".

    5. Quyết định giám đốc thẩm số 09/2015/HS-GĐT ngày 28/7/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hình sự đối với Mùa Vả Thánh (Mùa A Vạng) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".

    6. Quyết định giám đốc thẩm số 14/2015/HS-GĐT ngày 22/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Mua bán trái phép chất ma túy".

    7. Quyết định giám đốc thẩm số 19/2015/HS-GĐT ngày 04/12/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hình sự bị cáo Nguyễn Quý Hợi phạm tội "Giết người".

    8.Quyết định giám đốc thẩm số 10/2015/HS-GĐT ngày 28/7/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án: "Vận chuyển trái phép chất ma túy".

    9. Bản án phúc thẩm số 553/2015/HSPT ngày 14/9/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án hình sự Cao Trần Hồng Thắm phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    10. Quyết định giám đốc thẩm số 06/2012/HC-GĐT ngày 28/8/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án hành chính liên quan đến khiếu kiện quyết định hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư.

    11. Quyết định giám đốc thẩm số 12/2013/KDTM-GĐT ngày 16/5/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụa án kinh doanh thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng.

    12. Quyết định giám đốc thẩm số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13/8/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp hợp đồng dịch vụ".

    13. Quyết định giám đôc thẩm số 02/KDTM-GĐT ngày 09/01/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp hợp đồng tín dụng".

    14. Quyết định giám đốc thẩm số 03/2014/DS-GĐT ngày 09/01/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất".

    15. Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/DS-GĐT ngày 03/3/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất".

    16. Quyết định giám đốc thẩm số 16/2010/DS-GĐT ngày 07/4/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Yêu cầu chia tài sản chung".

    17. Quyết định giám đốc thẩm số 18/2011/DS-GĐT ngày 29/6/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp quyền sử dụng đất".

    18. Quyết định giám đốc thẩm số 26/2003/DS-GĐT ngày 25/8/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Đòi nợ".

    19. Quyết định giám đốc thẩm số 32/2014/DS-GĐT ngày 11/7/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp quyền sở hữu nhà".

    20. Quyết định giám đốc thẩm số 82/2013/DS/GĐT ngày 08/7/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà".

    21. Quyết định giám đốc thẩm số 94/2013/GĐ-DS ngày 25/7/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp quyền sở hữu tài sản".

    22. Quyết định giám đốc thẩm số 100/2013/GĐT-DS ngày 12/8/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp thừa kế".

    23. Quyết định giám đốc thẩm số 127/2013/DS-GĐT ngày 24/9/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Đòi lại tài sản".

    24. Quyết định giám đốc thẩm số 131/2013/DS-GĐT ngày 27/9/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp về thừa kế tài sản".

    25. Quyết định giám đốc thẩm số 143/2013/DS-GĐT ngày 13/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất".

    26. Quyết định giám đốc thẩm số 147/2013/DS-GĐT ngày 16/12/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp tài sản chung vợ chồng".

    27. Quyết định giám đốc thẩm số 208/2013/DS-GĐT ngày 3/5/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Ly hôn".

    28. Quyết định giám đốc thẩm số 04/2014/HC-GĐT ngày 15/4/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Khiếu kiện hành vi không tái lập hợp đồng khoán bảo vệ và trồng rừng".

    29. Quyết định giám đốc thẩm số 14/2015/HS-GĐT ngày 22/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Mua bán trái phép chất ma túy".

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    27202 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #417868   08/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    BachHoLS viết:

    Theo dự kiến thì quý II/2016, Tòa án nhân dân tối cao sẽ phát hành tập án lệ đầu tiên. Dưới đây là 29 bản án, quyết định được lựa chọn làm án lệ.

    đề xuất lựa chọn 29 bản án làm án lệ

     

    3. Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/HS-GĐT ngày 10/6/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Lưu hành giấy tờ có giá giả".

    Theo tôi thì bản án này không thể đưa làm án lệ vì việc áp dụng tôi danh nhẹ hơn, có lợi hon cho bị cáo đã có quy định trong luật hình sự:

    Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

    3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    Khi luật có quy định thì không được áp dụng án lệ. Theo nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP:

    Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ

    Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

    1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể;

    2. Có tính chuẩn mực;

    3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.

    Bản án này không thỏa mãn được tiêu chí này; bản án bị hủy, sửa là do việc áp dụng pháp luật không đúng của hội đồng xét xử.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (09/03/2016)
  • #417886   09/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    hungmaiusa viết:

    Bản án này không thỏa mãn được tiêu chí này; bản án bị hủy, sửa là do việc áp dụng pháp luật không đúng của hội đồng xét xử.

    Nếu như bạn nói vậy thì trong danh mục 29 quyết định, bản án này thì chỉ có 1 vài cái có thể áp dụng được vì quyết định giám đốc thẩm của các bản án là đa phần sai về thủ tục tố tụng mà?

     
    Báo quản trị |  
  • #417924   09/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    trang_u viết:

     

    hungmaiusa viết:

     

    Bản án này không thỏa mãn được tiêu chí này; bản án bị hủy, sửa là do việc áp dụng pháp luật không đúng của hội đồng xét xử.

     

     

    Nếu như bạn nói vậy thì trong danh mục 29 quyết định, bản án này thì chỉ có 1 vài cái có thể áp dụng được vì quyết định giám đốc thẩm của các bản án là đa phần sai về thủ tục tố tụng mà?

    Chào bạn.

    Tôi chưa đọc hết nên không biết các bản án khác thế nào, tuy nhiên án lệ mà chỉ là các quyết định giám đốc thẩm do vi phạm tố tụng thì chưa xứng tầm của nó. Án lệ phải giúp giải quyết các vấn đề mà luật chưa có hoặc chưa rõ.

    Do đó theo tôi chỉ sau khi tòa phải thụ lý tất cả các vụ án, kể cả vụ án chưa có luật quy định thì vai trò án lệ mới phát huy cao.

    Với những vi phạm tố tụng (có nghĩa là đã có luật định nhưng làm sai,  làm không đúng) thì phải áp dụng luật định chứ án lệ không có tác dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #417888   09/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Giới thiệu ‘án lệ’ - Bài 1: Áp tình tiết giảm nhẹ sai, xử dưới khung sai

    Tháng 10-2015, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết 03/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

    Đến nay, TAND Tối cao đã lựa chọn được 28 quyết định giám đốc thẩm, một bản án phúc thẩm, dự kiến phát triển thành án lệ và đưa ra để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước tham gia góp ý.

    Từ tháng 4-2006, Hứa Quan Timmy bắt đầu làm môi giới dẫn khách là người Việt Nam và Việt kiều vào CLB OV đánh bạc. Từ tháng 12-2006, Hứa Quan Timmy nhận môi giới dẫn khách thêm cho cả CLB De Palace. Tại hai CLB này (cùng ở TP.HCM), tổng số tiền thu lợi bất chính của Hứa Quan Timmy khoảng 4,1 tỉ đồng.

    Được xử nhẹ

    Sau đó Hứa Quan Timmy và 23 người khác bị khởi tố, truy tố về các tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc. Riêng Hứa Quan Timmy trong giai đoạn điều tra đã nộp lại 100 triệu đồng tiền thu lợi bất chính, 150 triệu đồng tiền bảo đảm để được tại ngoại. Trước khi xét xử sơ thẩm, Hứa Quan Timmy nộp thêm 50 triệu đồng tiền thu lợi bất chính, tổng cộng là 300 triệu đồng.

    Tháng 1-2009, TAND TP.HCM đã xử sơ thẩm, phạt 23 bị cáo lần lượt từ một năm tù treo đến năm năm tù. Riêng với Hứa Quan Timmy, tòa nhận định bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như tự nguyện khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, là Việt kiều nên nhận thức về pháp luật Việt Nam còn hạn chế, đang bị viêm gan siêu vi, đang nuôi con nhỏ... Từ đó tòa đã áp dụng Điều 47 để xử dưới khung, chỉ phạt Hứa Quan Timmy sáu tháng 22 ngày tù về tội tổ chức đánh bạc theo khoản 2 Điều 249 BLHS, phạt bổ sung 20 triệu đồng để sung quỹ nhà nước theo khoản 3 Điều 249 BLHS. Tòa còn áp dụng Điều 76 BLTTHS để tịch thu 300 triệu đồng mà Hứa Quan Timmy đã nộp, đồng thời tuyên buộc Hứa Quan Timmy nộp tiếp 3,8 tỉ đồng tiền thu lợi bất chính.

    Sau phiên xử, có bốn bị cáo kháng cáo xin hưởng án treo. Tháng 7-2009, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao xử phúc thẩm đã y án sơ thẩm với ba bị cáo, giảm án cho bị cáo còn lại. Về phần mình, Hứa Quan Timmy không kháng cáo nhưng viện trưởng Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao kháng nghị, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại phần quyết định của bản án sơ thẩm đối với bị cáo này. Tòa phúc thẩm không chấp nhận về hình thức kháng nghị nên không xem xét nội dung kháng nghị.

    Tòa sơ thẩm vận dụng không đúng

    Tháng 8-2009, viện trưởng VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy phần quyết định của bản án sơ thẩm đối với Hứa Quan Timmy. Tháng 5-2010, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hủy phần bản án nói trên để xét xử lại.

    Theo Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, việc Hứa Quan Timmy nộp 300 triệu đồng trong giai đoạn điều tra và trước khi xét xử sơ thẩm không phải là khắc phục hậu quả mà là nộp khoản tiền thu lợi bất chính cùng tiền bảo đảm để được tại ngoại. Do đó, bị cáo không được hưởng tình tiết giảm nhẹ là tự nguyện khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS. Còn các tình tiết giảm nhẹ khác như bị cáo là Việt kiều nên nhận thức về pháp luật Việt Nam còn hạn chế, đang nuôi con nhỏ... chỉ là các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS. Theo Điều 47 BLHS thì bị cáo không đủ điều kiện để tòa sơ thẩm xử dưới khung (phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS - NV).

    Mặt khác, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội do Hứa Quan Timmy thực hiện nghiêm trọng hơn, số tiền thu lợi bất chính đặc biệt lớn và nhiều hơn rất nhiều so với một số bị cáo khác trong vụ án nhưng mức án mà tòa sơ thẩm tuyên đối với Hứa Quan Timmy lại nhẹ hơn là không tương xứng với hành vi và hậu quả của việc phạm tội do bị cáo gây ra.

    Ngoài ra, việc tòa sơ thẩm tuyên tịch thu số tiền Hứa Quan Timmy nộp ở giai đoạn điều tra và trước khi xét xử sơ thẩm, sau đó buộc bị cáo phải nộp số tiền thu lợi bất chính còn lại (sau khi trừ số tiền đã tịch thu trong tổng số tiền thu lợi bất chính buộc các bị cáo phải nộp) để sung quỹ nhà nước là không chính xác. Nếu đã tuyên tịch thu thì số tiền đó không thể dùng để khấu trừ cho nghĩa vụ phải nộp tiền thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, tòa sơ thẩm chỉ cần tuyên buộc bị cáo phải nộp toàn bộ số tiền thu lợi bất chính để sung quỹ nhà nước, sau đó trừ đi số tiền đã nộp trước đó, còn lại số tiền phải nộp.

    Không phải là khắc phục hậu quả

    Các nhận định trên của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng là nội dung mà TAND Tối cao dự kiến đề xuất công nhận là án lệ.

    Ông Phạm Công Hùng (nguyên Thẩm phán TAND Tối cao) phân tích: Đúng như Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao nhận định, tình tiết bị cáo Hứa Quan Timmy nộp tiền trong giai đoạn điều tra và trước khi xét xử sơ thẩm không phải là khắc phục hậu quả. Về việc tuyên tịch thu tiền thu lợi bất chính, ông Hùng đồng tình với nhận định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

    Bà Nguyễn Thị Thu Thủy (nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) và luật sư Đặng Thành Trí (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng đồng tình với nhận định không thể xem việc bị cáo nộp tiền trong giai đoạn điều tra và trước khi xét xử sơ thẩm là tự nguyện khắc phục hậu quả được. Theo hai chuyên gia này, đây là tiền thu lợi bất chính và bị cáo phải có trách nhiệm nộp lại.

    Còn luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) thì đồng tình với nhận định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về việc tòa sơ thẩm phạt Hứa Quan Timmy nhẹ hơn một số bị cáo khác cùng vụ là không tương xứng bởi tính chất, mức độ của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện nghiêm trọng hơn, số tiền thu lợi bất chính nhiều hơn...

    “Đã có luật thì không cần lệ”

    Dù không bán sợi nhưng từ tháng 6-2001 đến tháng 1-2002, Đặng Thị Mai Trinh vẫn xuất bán bảy hóa đơn GTGT ghi nội dung bán sợi, hưởng lợi hơn 18 triệu đồng. Tương tự, dù không gia công hàng may mặc nhưng trong tháng 7-2001, Nguyễn Văn Tâm vẫn xuất bán hai hóa đơn giá trị gia tăng ghi nội dung gia công hàng may mặc, hưởng lợi hơn 5 triệu đồng. Sau khi bị khởi tố, Trinh và Tâm đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính. Tháng 2-2010, TAND TP.HCM đã phạt Trinh hai năm tù treo, Tâm bốn tháng 13 ngày tù về tội lưu hành giấy tờ có giá giả.

    Tháng 3-2010, viện trưởng VKSND TP.HCM kháng nghị phúc thẩm theo hướng không cho Trinh hưởng án treo, tăng hình phạt đối với Tâm. Tháng 6-2010, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị, phạt Trinh hai năm tù, Tâm một năm tù treo.

    Tháng 6-2013, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm để xác định lại chính xác tội danh và mức độ trách nhiệm hình sự của hai bị cáo. Theo Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, tại thời điểm xét xử, BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2010. Theo BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009, hành vi phạm tội của hai bị cáo cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a) là tội nhẹ hơn so với tội lưu hành giấy tờ có giá giả. Vì thế, việc hai cấp tòa sơ, phúc thẩm kết án Trinh và Tâm về tội lưu hành giấy tờ có giá giả là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS.

    Về nội dung đề xuất làm án lệ nói trên của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, luật sư Nguyễn Văn Hồng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận xét: Nhận định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là đúng. Tuy nhiên, TAND Tối cao không nên chọn vụ án này để phát triển thành án lệ bởi vấn đề đã được luật quy định rõ, chỉ do các cấp tòa sơ, phúc thẩm áp dụng sai.

    Theo PLO

     
    Báo quản trị |  
  • #417889   09/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Giới thiệu ‘án lệ’ - Bài 2: Được cho nhà đất, phải phụng dưỡng ông bà

    Theo Tòa Dân sự TAND Tối cao, tuy hợp đồng tặng cho nhà đất không ghi điều kiện phụng dưỡng nhưng ngoài nhà đất đó, bên tặng cho không còn nhà đất nào khác nên lời khai về điều kiện phụng dưỡng là có cơ sở...

    Tháng 3-2010, vợ chồng cụ Trần Thị Xăng kiện chị Phan Thị Cẩm Vân (cháu ngoại) ra TAND huyện Đức Hòa (Long An) để đòi lại nhà đất. Trong đơn khởi kiện, vợ chồng cụ Xăng trình bày rằng hai cụ già yếu, không còn sức lao động nên cho chị Vân về sống chung. Chị Vân hứa sẽ chăm sóc, phụng dưỡng hai cụ đến khi qua đời. Vì vậy, tháng 5-2007, hai cụ đã làm hợp đồng tặng cho chị Vân toàn bộ 297 m2 đất cùng nhà cửa gắn liền với đất (trong hợp đồng không ghi điều kiện phụng dưỡng - NV).

    Bên bảo không phụng dưỡng, bên nói có

    Theo vợ chồng cụ Xăng, sau khi tặng cho nhà đất thì chị Vân ngược đãi, đánh đuổi hai cụ ra khỏi nhà, không nuôi dưỡng hai cụ như lời hứa ban đầu. Hiện hai cụ không có nơi nương tựa nên yêu cầu chị Vân trả lại nhà đất.

    Làm việc với TAND huyện Đức Hòa, chị Vân nói việc vợ chồng cụ Xăng cho chị nhà đất có làm hợp đồng tặng cho theo quy định của pháp luật. Từ trước khi cho đất cũng như sau khi cho nhà đất, hai cụ sống chung với vợ chồng chị. Nay do những lời xúi giục, tác động của người khác, hai cụ trở ngược đòi lấy lại đất với lý do chị ngược đãi là sai sự thật. Do đó, chị không đồng ý trả lại nhà đất.

    Tháng 8-2010, TAND huyện Đức Hòa (Long An) đã tuyên bác yêu cầu khởi kiện của vợ chồng cụ Xăng. Vợ chồng cụ Xăng kháng cáo. Tháng 12-2010, TAND tỉnh Long An xử phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, buộc vợ chồng chị Vân phải trả lại toàn bộ nhà đất cho vợ chồng cụ Xăng.

    Tháng 11-2011, viện trưởng VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Tòa Dân sự TAND Tối cao hủy toàn bộ bản án phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Long An xử phúc thẩm lại.

    Phải xem xét quyền lợi của hai cụ

    Tại phiên họp giám đốc thẩm sau đó, Hội đồng Giám đốc thẩm Tòa Dân sự TAND Tối cao nhận định:

    Chị Vân đã làm thủ tục chuyển dịch tài sản từ vợ chồng cụ Xăng sang chị và tháng 6-2007, chị được UBND huyện Đức Hòa cấp giấy đỏ. Theo quy định của BLDS, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa vợ chồng cụ Xăng với chị Vân là hợp pháp và các bên đã thực hiện xong, chị Vân có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tòa cấp sơ thẩm bác yêu cầu đòi lại nhà đất của vợ chồng cụ Xăng là có căn cứ, tòa cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu đòi tài sản của vợ chồng cụ Xăng là không có căn cứ.

    Tuy hợp đồng tặng cho nhà đất giữa hai bên không quy định về điều kiện của vợ chồng cụ Xăng đối với chị Vân nhưng thực tế ngoài nhà đất đã tặng cho chị Vân thì vợ chồng cụ Xăng không còn nhà đất nào khác. Do đó, lời khai của vợ chồng cụ Xăng về điều kiện hai cụ đặt ra khi cho nhà đất là chị Vân phải chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu kính đối với hai cụ là có cơ sở và cũng phù hợp với tập quán đạo đức xã hội.

    Mặt khác, vợ chồng cụ Xăng và gia đình chị Vân vẫn chung hộ tịch, do cụ Xăng là chủ hộ nên theo quy định của Luật Người cao tuổi 2009 và Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì hai cụ có quyền được đảm bảo về chỗ ở, có quyền quyết định sống chung với con cháu hoặc sống riêng theo ý muốn; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà ngoại. Do đó, việc tòa cấp sơ thẩm nhận xét rằng chị Vân vẫn tha thiết mong ông bà sống vui vẻ với chị, vẫn làm tròn trách nhiệm của người cháu đối với ông bà cho đến khi ông bà qua đời mà không ràng buộc pháp lý bằng quyết định của bản án đối với chị là không đúng. Bởi sự tự nguyện này của chị Vân vừa là trách nhiệm pháp lý theo luật định, vừa là trách nhiệm theo đạo lý.

    Vì vậy, Hội đồng Giám đốc thẩm xét thấy cần phải hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại nhằm đảm bảo quyền lợi cho vợ chồng cụ Xăng. Nếu vợ chồng cụ Xăng yêu cầu được sống riêng thì cần buộc chị Vân dành cho hai cụ một diện tích nhà đất hợp lý để hai cụ sống độc lập tại nhà đất nói trên cho đến khi hai cụ qua đời (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phần dành cho hai cụ vẫn thuộc về chị Vân)...

    Hợp tình hợp lý

    Luật sư Trương Đình Công Vĩnh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng nội dung TAND Tối cao đề xuất làm án lệ trong vụ án trên là hợp tình hợp lý vì vừa bảo vệ được nguyên tắc của pháp luật, vừa đảm bảo được an sinh xã hội. Vụ án tưởng đơn giản nhưng quy định pháp luật chưa bao quát hết thực tế. Nếu không có án lệ, khi xảy ra những vụ việc tương tự thì sẽ tiếp tục lặp lại chuyện tòa các cấp có quan điểm khác nhau, phán quyết trái ngược nhau. Các bản án sẽ tiếp tục bị sửa đi hủy lại, mất rất nhiều thời gian, công sức của cả người dân lẫn hệ thống tòa án.

    Đi vào cụ thể, luật sư Vĩnh nhận xét việc tặng cho nhà đất giữa vợ chồng cụ Xăng và chị Vân đã được hoàn tất theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Nếu chỉ căn cứ vào hợp đồng tặng cho như tòa sơ thẩm mà bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì rõ ràng đã bỏ sót quyền lợi của vợ chồng cụ Xăng. Bởi lẽ ngoài hợp đồng tặng cho bằng văn bản, ở đây còn tồn tại một hợp đồng miệng được hai bên thừa nhận. Lời cam kết phụng dưỡng vợ chồng cụ Xăng của chị Vân phù hợp với đạo đức xã hội nên cần có sự ràng buộc pháp lý bằng phán quyết của tòa. Trong trường hợp vợ chồng cụ Xăng muốn sống riêng thì cũng phải có giải pháp hợp lý như Hội đồng Giám đốc thẩm đã chỉ ra.

    Luật sư Nguyễn Thị Phương Thi (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng ủng hộ đề xuất phát triển án lệ này. Theo luật sư Thi, khi vợ chồng cụ Xăng quyết định cho chị Vân nhà đất duy nhất của họ thì đương nhiên phải hiểu rằng điều kiện của hai cụ là được chăm sóc khi về già. Như vậy, hướng giải quyết của Hội đồng Giám đốc thẩm đảm bảo được quyền lợi của hai cụ, phù hợp với đạo đức xã hội.

    Chỉ xét trong phạm vi yêu cầu khởi kiện?

    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Chu Văn Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM) lại có ý kiến khác. Theo ông, quan hệ tặng cho và việc chăm sóc ông bà là hai việc khác nhau. Tòa chỉ giải quyết vấn đề đương sự yêu cầu. Ở đây, vợ chồng cụ Xăng chỉ yêu cầu đòi lại nhà đất nên tòa hoặc chấp nhận hoặc không. Nếu tuyên án theo hướng khác là vượt quá yêu cầu khởi kiện, vi phạm tố tụng.

    Một nguyên thẩm phán TAND Tối cao thì nhận xét: Nếu sử dụng nhận định của Hội đồng Giám đốc thẩm trong vụ án trên để phát triển thành án lệ cũng có thể được. Tuy nhiên, phần nhận định này nên diễn đạt lại cho dễ hiểu hơn, rõ ràng hơn nữa. “Phải làm thế nào để khi vừa đọc lên, người ta biết ngay đó là án lệ” - vị này nói.

    Theo PLO

     
    Báo quản trị |  
  • #417927   09/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    trang_u viết:

    Giới thiệu ‘án lệ’ - Bài 2: Được cho nhà đất, phải phụng dưỡng ông bà

     

    Chỉ xét trong phạm vi yêu cầu khởi kiện?

    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Chu Văn Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM) lại có ý kiến khác. Theo ông, quan hệ tặng cho và việc chăm sóc ông bà là hai việc khác nhau. Tòa chỉ giải quyết vấn đề đương sự yêu cầu. Ở đây, vợ chồng cụ Xăng chỉ yêu cầu đòi lại nhà đất nên tòa hoặc chấp nhận hoặc không. Nếu tuyên án theo hướng khác là vượt quá yêu cầu khởi kiện, vi phạm tố tụng.

    Một nguyên thẩm phán TAND Tối cao thì nhận xét: Nếu sử dụng nhận định của Hội đồng Giám đốc thẩm trong vụ án trên để phát triển thành án lệ cũng có thể được. Tuy nhiên, phần nhận định này nên diễn đạt lại cho dễ hiểu hơn, rõ ràng hơn nữa. “Phải làm thế nào để khi vừa đọc lên, người ta biết ngay đó là án lệ” - vị này nói.

    Theo PLO

    Tôi thấy quyết định của HĐTP là hợp tính và hợp lý, nhưng không hợp pháp.

    Đúng như ý kiến của luật sư Chu Văn Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã nhận định: đó là xét xử vượt quá yêu cầu khởi kiện.

    Án lệ này sẽ đặt tòa cấp dưới vào tình thế khó khăn là bản án của họ có thể bị hủy dù xét xử theo hướng nào cũng vậy.

    Luật đã có quy định rõ về "phạm vi xét xử" nhưng "án lệ" lại làm rối.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (10/03/2016)
  • #418002   10/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    BachHoLS viết:

    Theo dự kiến thì quý II/2016, Tòa án nhân dân tối cao sẽ phát hành tập án lệ đầu tiên. Dưới đây là 29 bản án, quyết định được lựa chọn làm án lệ.

    đề xuất lựa chọn 29 bản án làm án lệ

     

    27. Quyết định giám đốc thẩm số 208/2013/DS-GĐT ngày 3/5/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Ly hôn".

    Quyết định giám đốc thẩm này rất càn sớm ban hành thành án lệ để hướng dẩn thống nhất việc xét xử.

     
    Báo quản trị |  
  • #418012   10/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Giới thiệu ‘án lệ’ - Bài 3: Đất nhà chồng cho, ly hôn là tài sản chung

    Theo Tòa Dân sự TAND Tối cao, có căn cứ thuyết phục cho thấy cha mẹ chồng đã cho hai vợ chồng mảnh đất nên đây là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn cần phải xác định công sức đóng góp để phân chia...

    Theo hồ sơ, chị Đỗ Thị Hồng và anh Phạm Gia Nam kết hôn năm 1992 (đăng ký tại UBND xã Vân Tảo, Thường Tín, TP Hà Nội). Tháng 4-2009, chị Hồng nộp đơn ra TAND huyện Thường Tín xin ly hôn, anh Nam cũng đồng ý.

    Tranh chấp mảnh đất của ai

    Anh chị có hai con chung, cháu trai SN 1992, cháu gái SN 2000. Anh chị đều có nguyện vọng nuôi cả hai con và không yêu cầu người còn lại cấp dưỡng.

    Về tài sản, anh chị xây nhà hai tầng năm 2002, năm 2005 xây thêm một tum để chống nóng (nhà trị giá gần 476 triệu đồng) trên thửa đất 80 m2 (trị giá 1,76 tỉ đồng). Anh chị thống nhất nhà là tài sản chung, riêng về đất thì hai bên có tranh chấp.

    Theo chị Hồng, đất này là của ông Phạm Gia Phác (cha anh Nam) được cấp đất giãn dân năm 1992, sau đó gia đình ông Phác họp, tuyên bố cho vợ chồng chị (không làm giấy tờ). Năm 2001, anh Nam được cấp giấy đỏ đứng tên hộ anh Nam nên đất này là tài sản chung của vợ chồng. Chị Hồng yêu cầu được sử dụng nhà đất và thanh toán 1/2 giá trị cho anh Nam.

    Theo anh Nam, thửa đất này cha mẹ anh chỉ cho vợ chồng anh ở nhờ. Năm 2001, anh tự kê khai làm giấy tờ đất, gia đình anh không biết. Quan điểm của anh là trả đất lại cho cha mẹ anh. Còn theo cha mẹ anh, ông bà cho vợ chồng anh Nam ở chứ không cho đất. Khi chị Hồng xin ly hôn thì gia đình mới biết là anh Nam đã tự động sang tên đất từ năm 2001. Nay ông bà yêu cầu anh Nam, chị Hồng trả lại đất...

    Tòa sơ, phúc thẩm: Trả đất cho cha mẹ chồng

    Tháng 5-2011, TAND huyện Thường Tín xử sơ thẩm đã chấp nhận cho chị Hồng ly hôn anh Nam, giao cháu gái cho chị Hồng nuôi dưỡng (cháu gái muốn ở với chị Hồng, cháu trai đến khi xét xử đã hơn 18 tuổi - NV)...

    Tòa xác nhận căn nhà là tài sản chung của chị Hồng và anh Nam; xác nhận quyền sử dụng đất thuộc hộ gia đình ông Phác và buộc chị Hồng, anh Nam phải trả lại đất cho hộ gia đình ông Phác. Giao hộ gia đình ông Phác được quyền sở hữu toàn bộ tài sản trên thửa đất này, buộc ông Phác phải thanh toán cho chị Hồng và anh Nam mỗi người gần 238 triệu đồng...

    Tòa cũng ghi nhận sự tự nguyện của anh Nam hỗ trợ chị Hồng 800 triệu đồng. Ngoài ra, tòa buộc chị Hồng phải thanh toán trả cho một chủ nợ gần 180 triệu đồng. Với các yêu cầu còn lại của chị Hồng, tòa đều bác.

    Chị Hồng kháng cáo. Tháng 9-2011, TAND TP Hà Nội xử phúc thẩm đã tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.

    Giám đốc thẩm: Tài sản chung của vợ chồng

    Tháng 1-2013, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy hai bản án sơ, phúc thẩm về phần quan hệ tài sản... Sau đó, Tòa Dân sự TAND Tối cao đã quyết định hủy hai bản án sơ, phúc thẩm về phần quan hệ tài sản, giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Thường Tín xử sơ thẩm lại.

    Theo HĐXX giám đốc thẩm, tài sản mà các đương sự tranh chấp là 80 m2 đất đứng tên hộ anh Nam. Hồ sơ thể hiện nguồn gốc đất là của ông Phác được UBND xã Vân Tảo cấp từ năm 1991. Khi làm thủ tục cấp đất, anh Nam đi bộ đội chưa về địa phương nhưng việc cấp đất giãn dân là cấp cho hộ ông Phác và các con nên anh Nam cũng là đối tượng được cấp đất... Năm 1993, gia đình ông Phác cho vợ chồng anh Nam ra ở riêng trên thửa đất này và vợ chồng anh quản lý, sử dụng đất liên tục từ đó đến nay.

    Theo xác minh tại UBND xã Vân Tảo, năm 2001, xã tổ chức cho các hộ dân đăng ký kê khai để xét cấp giấy đỏ tại trụ sở thôn xóm. Tất cả hộ dân trong xã đều biết về chủ trương kê khai đất này. Ông Phác là chủ đất nhưng không đi kê khai. Anh Nam đang ở trên đất và là người đi kê khai làm thủ tục cấp giấy đỏ. Tháng 12-2001, anh Nam được cấp giấy đỏ đứng tên hộ anh Nam. Vợ chồng anh đã xây nhà hai tầng kiên cố vào năm 2002... Gia đình ông Phác đều biết việc xây dựng trên nhưng không ai có ý kiến gì.

    Như vậy, từ khi được cấp giấy đỏ (2001) cho đến khi có việc ly hôn của anh Nam, chị Hồng (2009), gia đình ông Phác không ai có khiếu nại gì về việc cấp đất, xây nhà này. Điều đó thể hiện ý chí của gia đình ông Phác là đã cho anh Nam và chị Hồng thửa đất trên. Việc ông Phác và anh Nam khai rằng anh Nam tự ý kê khai giấy tờ đất, ông Phác không biết là không có cơ sở chấp nhận. Việc tòa các cấp xác định đất là tài sản thuộc hộ gia đình ông Phác, đồng thời buộc anh Nam, chị Hồng trả lại đất cho gia đình ông Phác là không đúng. Cần xác định thửa đất tranh chấp là tài sản chung của anh Nam, chị Hồng và khi chia phải coi anh Nam có công sức đóng góp nhiều hơn và cần phải căn cứ vào nhu cầu về chỗ ở...

    Nên phát triển thành án lệ

    Theo luật sư Nguyễn Duy Bình (Đoàn Luật sư TP.HCM), cấp giám đốc thẩm phân tích, quyết định như trên là đúng. Đây là một trường hợp cha mẹ cho đất phổ biến, phù hợp với phong tục, tập quán, thói quen trong gia đình, cộng đồng dân cư ở nước ta từ trước đến nay. Nhận định không có bằng chứng chứng minh gia đình ông Phác cho đất là không thuyết phục vì suốt quá trình anh Nam, chị Hồng sử dụng đất, xây nhà, đăng ký, kê khai... đều công khai và phía gia đình ông Phác dù biết nhưng không tranh chấp gì.

    Tuy nhiên, luật sư Bình cho rằng các tòa cấp dưới không nên rập khuôn, cứ thấy có việc sử dụng đất, xây dựng, kê khai, hợp thức hóa là công nhận tài sản chung mà cần phải căn cứ vào chứng cứ cụ thể và sự phân tích đúng đắn. Bởi lẽ thực tế vẫn có trường hợp cha mẹ chỉ mới cho ở (vì sợ con cái bán mất hoặc chưa an tâm vào quan hệ hôn nhân của con) nhưng sau đó con cái lại lén lút đi hợp thức hóa chủ quyền.

    Ngoài ra, luật sư Bình đề nghị TAND Tối cao cần định hướng rõ khi thụ lý lại vụ án, tòa sơ thẩm phải xác định lại quan hệ tranh chấp là “tranh chấp tài sản chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở” vì quan hệ tranh chấp về hôn nhân, nuôi con chung đã có hiệu lực pháp luật...

    Luật sư Chu Văn Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng đồng tình với phân tích của cấp giám đốc thẩm. Theo ông, vụ án này có thể nâng lên làm án lệ vì hiện nay việc cha mẹ hai bên cho vợ chồng một phần đất cất nhà ở riêng nhưng không làm giấy tờ khá phổ biến. Khi xảy ra mâu thuẫn ly hôn thì bên cho đất không muốn chia cho bên kia, trong khi pháp luật hiện hành lại chưa cụ thể, chưa bao quát trong trường hợp này.

    Cấp giám đốc thẩm tuyên có căn cứ

    Quyết định giám đốc thẩm nhận định và tuyên như vậy là có căn cứ, đúng pháp luật, đã xem xét khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, kể cả văn bản xác minh tại chính quyền địa phương (để bổ sung chứng cứ trước những vấn đề hai bên đương sự khai không thống nhất và cũng không có chứng cứ nào chứng minh).

    Bài học cần rút ra cho các thẩm phán trong công tác xét xử án dân sự nói chung, qua quyết định giám đốc thẩm nói trên là phải cố gắng để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Quyết định giám đốc thẩm này còn giải thích điều luật trên cơ sở phân tích các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Theo tôi, nội dung đề xuất đã hội đủ điều kiện để đưa vào hệ thống án lệ trong hoạt động tư pháp Việt Nam.

    NGUYỄN NGỌC LẠC, nguyên Thẩm phán TAND Tối cao

     

     
    Báo quản trị |  
  • #418148   11/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Giới thiệu ‘án lệ’ - Bài 4: Hợp đồng vô hiệu, xử lý hậu quả ra sao?

    Xác định sai quan hệ tranh chấp, chưa làm rõ tính hợp pháp của hợp đồng dịch vụ…, hai bản án sơ, phúc thẩm đã bị cấp giám đốc thẩm hủy để xử sơ thẩm lại từ đầu.

    Công ty TNHH Orange Engineering (Hàn Quốc) được Công ty Cổ phần Phát triển Phú Mỹ (Bình Dương) chỉ định làm nhà thầu cung cấp dịch vụ thiết kế cho một dự án theo hợp đồng dịch vụ được ký ngày 15-6-2007.

    Tranh chấp về hợp đồng thiết kế

    Theo đơn khởi kiện của Công ty Orange tại TAND tỉnh Bình Dương, công ty này đã triển khai ngay các công việc theo hợp đồng và Công ty Phú Mỹ cũng đã thanh toán hai lần. Ngày 20-9-2007, Công ty Orange đã bàn giao cho Công ty Phú Mỹ CD và bộ bản vẽ chi tiết theo đúng khối lượng và tiến độ công việc đã cam kết. Tuy nhiên, Công ty Phú Mỹ không thanh toán lần ba theo cam kết nên Công ty Orange khởi kiện yêu cầu chấm dứt hợp đồng và buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán phần tiền còn lại cùng tiền lãi suất chậm thanh toán.

    Công ty Phú Mỹ thì nói chưa nhận được các gói công việc hoàn chỉnh cũng như bản vẽ chi tiết và các chi tiết được yêu cầu bổ sung khác từ Công ty Orange... Mặt khác, Công ty Orange không đủ năng lực chuyên môn, không có giấy phép hành nghề thiết kế theo quy định của pháp luật Việt Nam nên đề nghị tòa bác yêu cầu của Công ty Orange.

    Tháng 4-2011, TAND tỉnh Bình Dương xử sơ thẩm đã tuyên chấm dứt hợp đồng dịch vụ giữa hai bên, buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán cho Công ty Orange 3,7 tỉ đồng. Công ty Phú Mỹ kháng cáo. Tháng 8-2011, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.

    Nhiều sai sót

    Tháng 2-2012, Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm. Tháng 8-2013, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao  xử giám đốc thẩm, tuyên hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại.

    Theo hội đồng thẩm phán, hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đã có những sai sót:

    Trước hết, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Xây dựng 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và nội dung các thỏa thuận tại hợp đồng dịch vụ mà hai bên đã ký thì quan hệ pháp luật có tranh chấp là hợp đồng dịch vụ trong hoạt động xây dựng. Hai cấp tòa xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp trong vụ án là hợp đồng dịch vụ, đồng thời áp dụng các quy định tại BLDS và Luật Thương mại để giải quyết là không đúng.

    Cạnh đó, hai cấp tòa không yêu cầu Công ty Orange cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên không đủ cơ sở xác định tại thời điểm ký hợp đồng, công ty này có đủ điều kiện thực hiện thiết kế xây dựng công trình tại Việt Nam hay không. Hai cấp tòa cũng không thu thập giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của Công ty Phú Mỹ.

    Mặt khác, hồ sơ thể hiện Công ty Orange đã ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ khi không có “giấy phép thầu” do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định tại Quy chế quản lý lao động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 87 ngày 19-5-2004 của Thủ tướng). Trường hợp này lẽ ra hai cấp tòa phải làm rõ khi ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ, Công ty Orange và Công ty Phú Mỹ có làm thủ tục để được cấp “giấy phép thầu” theo quy định không. Nếu đã làm thủ tục thì vì sao không được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp “giấy phép thầu”…

    Hai cấp tòa chưa thu thập đầy đủ tài liệu và chưa làm rõ các vấn đề nêu trên mà đã xác định hợp đồng dịch vụ giữa hai bên là hợp pháp là không đúng.

    Việc bàn giao CD cùng bộ bản vẽ chi tiết của dự án giữa hai bên không được lập thành văn bản nhưng hai cấp tòa không làm rõ nguyên đơn đã bàn giao sản phẩm thiết kế ngày nào, bàn giao những gì, nội dung và khối lượng công việc có đúng thỏa thuận hay không. Trong vòng 10 ngày sau khi nhận bàn giao, bị đơn có ý kiến phản hồi về sản phẩm không (nếu có phản hồi thì phản hồi bằng hình thức nào, nếu không có phản hồi thì sau khi bàn giao sản phẩm hai bên có thỏa thuận gì khác không). Có việc nguyên đơn tiếp tục bàn giao các bản thiết kế sau khi hoàn chỉnh theo yêu cầu của bị đơn, nếu có thì bàn giao trên cơ sở thỏa thuận nào. Bị đơn đã sử dụng một phần hay toàn bộ sản phẩm thiết kế của nguyên đơn…

    Do đó, để có đủ cơ sở giải quyết vụ án chính xác, đúng pháp luật thì dù xác định hợp đồng vô hiệu hay hợp pháp, tòa đều phải yêu cầu các bên cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cũng như sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác nhằm làm rõ các vấn đề trên. Nếu xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng.. Còn nếu hợp đồng dịch vụ hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán...

    Hai quan điểm

    Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) và luật sư Trần Văn Đạt (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận) cùng chung nhận xét: Vụ án này cần được phát triển thành án lệ để thống nhất trong việc thụ lý, xét xử đối với tranh chấp kinh doanh thương mại. Theo các luật sư, nhận định của hội đồng thẩm phán đã chỉ ra được những thiếu sót về xác minh, thu thập chứng cứ, áp dụng pháp luật của các tòa sơ, phúc thẩm. Quyết định hủy toàn bộ hai bản án sơ, phúc thẩm để xét xử lại, khắc phục những sai sót trong quá trình giải quyết án nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đương sự là hoàn toàn phù hợp.

    Luật gia Đồng Mạnh Hùng (Hội Luật gia TP.HCM) lại cho rằng không nên phát triển án lệ này. Theo ông, quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán có phần vượt quá phạm vi yêu cầu của cả hai bên nguyên, bị đơn bởi Công ty Phú Mỹ không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà chỉ đề nghị tòa không chấp nhận yêu cầu của Công ty Orange. Mặt khác, pháp luật hiện hành đã quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng vô hiệu hay không…

    Những điểm chưa rõ, chưa thuyết phục

    Quyết định giám đốc thẩm còn một số điểm chưa rõ như căn cứ pháp luật để cho rằng hợp đồng dịch vụ giữa các bên vô hiệu chưa rõ ràng. Hội đồng thẩm phán cho rằng hợp đồng nói trên có thể bị vô hiệu nhưng không nói rõ vô hiệu vì lý do gì, có phải do nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hay không, nếu vô hiệu do vi phạm điều cấm thì điều cấm đó được quy định ở văn bản pháp luật nào...

    Cạnh đó, nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ nói bên làm dịch vụ phải thanh toán cho bên thuê dịch vụ nhưng không nói rõ thanh toán theo giá nào. Thực tế các thẩm phán lúng túng không biết xác định theo giá nào nên có sự vận dụng khác nhau. Trong khi đó, hội đồng thẩm phán lại chưa chỉ ra được đường lối để khắc phục vướng mắc, cũng không giải thích rõ cái mà các bên đã nhận là cái gì trong trường hợp này...

    Ngoài ra, hội đồng thẩm phán không giải thích vì sao trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, bên thuê làm dịch vụ chậm trả thanh toán tiền tương ứng với khối lượng công việc mà bên làm dịch vụ đã làm thì họ không phải chịu trả tiền lãi theo Điều 305 BLDS 2005 (quy định về việc chậm trả tiền thì phải trả lãi). Nếu chỉ là hoàn trả cho nhau những gì đã nhận thì không công bằng, làm cho một bên bị thiệt hại, còn bên kia được hưởng lợi mà không có căn cứ pháp luật…

    Luật chưa dự liệu, chưa bao quát hết những tình huống trên, TAND Tối cao chưa có hướng dẫn nên án lệ cần bù đắp những chỗ trống này. Cần phải làm rõ những trường hợp tương tự mà hợp đồng vô hiệu thì xử lý hậu quả như thế nào. Đối chiếu với ý nghĩa của án lệ và tiêu chí về án lệ mà TAND Tối cao đặt ra thì quyết định giám đốc thẩm này chưa đáp ứng được.

    Thẩm phán NGUYỄN CÔNG PHÚ,
    Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TP.HCM

     

     
    Báo quản trị |  
  • #418225   11/03/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Cập nhật thêm bản án được đề xuất làm án lệ:

    30. Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GDT ngày 08/07/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp đòi lại tài sản".

    31. Quyết định giám đốc thẩm số 28/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Tranh chấp quyền sở hữu nhà, đất".

    32. Quyết định giám đốc thẩm số 12/2012/DS-GĐT ngày 13/01/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án "Đòi tài sản".

    33. Quyết định giám đốc thẩm 44/2013/DS-GĐT ngày 22/05/2013 của HĐTP TANDTC về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế”

    34. Quyết định giám đốc thẩm 88/2013/DS-GĐT ngày 11/7/2013 của HĐTP TANDTC về vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản”

    35. Quyết định giám đốc thẩm 34/2014/DS-GĐT ngày 11/7/2014 của HĐTP TANDTC về vụ án “Tranh chấp đòi tài sản”

    36. Quyết định giám đốc thẩm 215/2014/DS-GĐT ngày 05/6/2014 của Tòa dân sự TANDTC về vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản”

    37. Quyết định giám đốc thẩm 48/2014/DS-GĐT ngày 20/11/2014 của HĐTP TANDTC về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà”

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #418278   11/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Tôi không hiểu vì sao các đề xuất bản án, quyết định làm án lệ lại chủ yếu là các quyết định giám đốc thẩm mà không có quyết định, bản án của các cấp tòa.

    Quyết định giám đốc thẩm thì chủ yếu là "xét", chứ không phải "xử" nên dùng làm án lệ cũng không có giá trị cao khi hướng dẫn "xét xử".

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (12/03/2016)
  • #418316   12/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    hungmaiusa viết:

    Tôi không hiểu vì sao các đề xuất bản án, quyết định làm án lệ lại chủ yếu là các quyết định giám đốc thẩm mà không có quyết định, bản án của các cấp tòa.

    Quyết định giám đốc thẩm thì chủ yếu là "xét", chứ không phải "xử" nên dùng làm án lệ cũng không có giá trị cao khi hướng dẫn "xét xử".

    Mình cũng từng thắc mắc như vậy, lúc đề xuất các bản án làm án lệ thì lòi ra 1 đống quyết định giám đốc thẩm, phải chăng các Tòa cấp dưới vẫn còn trong trạng thái ỷ y vì nếu không đúng trình tự, thủ tục theo quy định vẫn có thể được HĐTP TANTDC xét xử lại?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    reymysterio_khoa (26/04/2016) hungmaiusa (12/03/2016)
  • #418317   12/03/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Giới thiệu ‘án lệ’ - Bài cuối: Án dân sự hay hành chính?

    Không được tiếp tục giao khoán đất rừng, một hộ dân khởi kiện. Hai cấp tòa sơ, phúc thẩm thụ lý vụ án hành chính, trong khi Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xác định là án dân sự…

    Tháng 11-1994, ông Lê Văn Phê (ngụ huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu) ký Hợp đồng số 08, nội dung giao khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ ven biển với Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Tổng diện tích khoán bảo vệ rừng là 23,5 ha, thời hạn hợp đồng đến tháng 11-2044.

    Kiện vì không được tiếp tục giao khoán rừng

    Tháng 10-2003, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành quyết định giao bổ sung 2.150 ha rừng và đất nông nghiệp cho ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh, trong đó có diện tích 23,5 ha rừng phòng hộ mà ông Phê nhận khoán.

    Sau đó, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu lập biên bản thanh lý hợp đồng, có nội dung hủy bỏ Hợp đồng giao khoán số 08 giữa ban quản lý và ông Phê. Tháng 12-2006, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có văn bản thông báo cho ông Phê biết Hợp đồng giao khoán số 08 không còn giá trị.

    Ông Phê khiếu nại. Tháng 7-2007, Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản trả lời khiếu nại của ông như sau: Phần diện tích 23,5 ha của Hợp đồng số 08 mà ông Phê nhận khoán hiện nay là 37,93 ha (bao gồm diện tích đất rừng phát sinh thêm do trước đây không được đo đạc cụ thể). Ông Phê đã chuyển nhượng cho sáu hộ đang quản lý tổng diện tích 26,46 ha và giao cho Trạm quản lý bảo vệ rừng Phước Thuận quản lý 11,47 ha. Đề nghị ông Phê thanh lý Hợp đồng số 08 và không ký hợp đồng giao khoán với ông Phê nữa; nếu ông Phê tranh chấp thì là tranh chấp dân sự giữa ông Phê và ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh.

    Tháng 9-2007, ông Phê và Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu đã thanh lý Hợp đồng giao khoán số 08. Sau đó, ông Phê có đơn gửi cho ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh xin tái lập hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ nhưng không được chấp nhận.

    Tháng 3-2012, vợ chồng ông Phê khởi kiện ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh ra TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, yêu cầu ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh tái lập hợp đồng khoán bảo vệ rừng và gây rừng theo các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng giao khoán số 08. Tháng 9-2012, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xử sơ thẩm đã bác đơn kiện của vợ chồng ông Phê. Vợ chồng ông Phê kháng cáo. Tháng 12-2012, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã giữ nguyên bản án sơ thẩm.

    Giám đốc thẩm: Dân sự, không phải hành chính

    Tháng 10-2013, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy cả hai bản án hành chính sơ, phúc thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

    Tháng 4-2014, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm, xét thấy: Trong quá trình nhận khoán, Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng ông Phê đã vi phạm hợp đồng nhận khoán (chuyển nhượng rừng cho sáu hộ dân khác - NV) nên khi thanh lý Hợp đồng giao khoán số 08, ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh không đồng ý tái lập hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng mới với ông Phê.

    Theo Hội đồng Thẩm phán, Hợp đồng giao khoán số 08 là hợp đồng dân sự nên tranh chấp giữa ông Phê và ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh về việc ông Phê yêu cầu tái lập hợp đồng khoán bảo vệ rừng là tranh chấp dân sự. Mặt khác, khi ông Phê khiếu nại việc không tái lập hợp đồng giao khoán, Sở NN&PTNT tỉnh đã có công văn trả lời ông Phê, xác định đây là tranh chấp dân sự, được điều chỉnh theo quy định của BLDS. Do đó, tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Cũng theo Hội đồng Thẩm phán, hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đều cho rằng hành vi không tái lập hợp đồng khoán bảo vệ rừng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án bằng vụ án hành chính là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 3 và Điều 28 Luật Tố tụng hành chính, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hành chính, làm mất quyền khởi kiện vụ án dân sự của ông Phê.

    Từ đó, Hội đồng Thẩm phán xét thấy cần phải hủy hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giải quyết lại. Khi giải quyết lại vụ án, TAND tỉnh Bà Rịa-Vùng Tàu hướng dẫn vợ chồng ông Phê sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện vụ án dân sự, sau đó xóa sổ thụ lý, chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TP Bà Rịa (nơi có trụ sở ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh) hoặc TAND huyện Xuyên Mộc (nơi thực hiện Hợp đồng số 08) giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Nên phát triển thành án lệ?

    Một kiểm sát viên VKSND TP.HCM nhận xét trong vụ án trên, hợp đồng giữa ông Phê với ban quản lý rừng phòng hộ là hợp đồng dân sự rất rõ ràng, nếu đưa ra giải quyết về vụ án hành chính thì ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Phê. Trong thực tiễn, những trường hợp dễ gây nhầm lẫn khi xác định án dân sự hay hành chính như trên xảy ra không ít và pháp luật không bao quát hết nên cần thiết phát triển thành án lệ.

    Trong khi đó, luật sư Đoàn Văn Nên (Đoàn Luật sư TP.HCM) lại cho rằng cấp giám đốc thẩm chưa phân tích, giải thích, làm rõ một cách thuyết phục về việc tại sao lại xác định đây là hợp đồng dân sự… Nội dung đề xuất án lệ chưa nêu rõ vấn đề pháp lý quan trọng về việc khi quan hệ được xác lập là hợp đồng dân sự thì dù có sự thay đổi về chủ thể tham gia hợp đồng bằng quyết định hành chính, các tranh chấp về việc thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng vẫn là tranh chấp dân sự chứ không phải tranh chấp hành chính. Yêu cầu giải quyết tranh chấp phải được giải quyết theo tố tụng dân sự chứ không phải tố tụng hành chính.

    “Quyết định giám đốc thẩm không có căn cứ”

    Theo tôi, quyết định giám đốc thẩm không có căn cứ và không phù hợp với pháp luật bởi các lẽ sau:

    Thứ nhất, vợ chồng ông Phê khởi kiện yêu cầu ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh tái lập hợp đồng khoán bảo vệ rừng và gây rừng theo các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng số 08 chứ không phải tranh chấp về Hợp đồng số 08. Vả lại, giữa ông Phê và Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu đã thanh lý Hợp đồng số 08, coi như đã xong, không ai còn khiếu nại đối với Hợp đồng số 08 này nữa.

    Thứ hai, quyết định giám đốc thẩm hình như có sự nhầm lẫn về điều luật nên đã có nhận định: “Tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đều cho rằng hành vi không tái lập hợp đồng khoán bảo vệ rừng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án bằng vụ án hành chính là không đúng với quy định tại khoản 2 Điều 3 và Điều 28 Luật Tố tụng hành chính, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hành chính, làm mất quyền khởi kiện vụ án dân sự của ông Phê”. Tôi thấy nhận định này của quyết định giám đốc thẩm nêu trên là không phù hợp với điều luật đã viện dẫn. Theo tôi, hai bản án sơ, phúc thẩm đã xử là có căn cứ, phù hợp với pháp luật vì: Khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Điều 28 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án: 1)- Khiếu kiện …, hành vi hành chính…”.

    Tóm lại, với những căn cứ như đã phân tích, tôi không đồng tình với đề xuất công nhận án lệ đối với quyết định giám đốc thẩm trên.

    NGUYỄN NGỌC LẠC, nguyên Thẩm phán TAND Tối cao

     

     
    Báo quản trị |  
  • #418373   12/03/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Quyết định giám đốc thẩm vì muốn huỷ bản án sơ thẩm và phúc thẩm nên nêu các căn cứ để xác định đây là quan hệ dân sự, nhưng lại không lập luận để bác bỏ những căn cứ mà 2 cấp toà sơ thẩm và phúc thâm xác định đây là án hành chính: bản chất quan hệ này là "giao đất" rừng phòng hộ.

    Muốn được giao đất phải "làm đơn" thì có thể không phải là giao dịch dân sự; Án giám đốc thẩm chỉ có ý kiến của HĐTP nên cũng không biết hết nội dung vụ án..

     
    Báo quản trị |