Đề xuất đẩy mạnh phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới

Chủ đề   RSS   
  • #615438 20/08/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    Đề xuất đẩy mạnh phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới

    Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi được ban hành thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Nổi bật hơn cả là đề xuất đẩy mạnh phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Cụ thể thế nào hãy cùng tìm hiểu.

    1. Đề xuất phát triển điện năng lượng tái tạo

    Theo Điều 24 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi có đề xuất về việc phát triển điện năng lượng tái tạo như sau:

    Dự án điện năng lượng tái tạo bao gồm nhà máy phát điện, trạm biến áp và đường dây đấu nối.

    - Khuyến khích việc đầu tư nguồn điện năng lượng tái tạo kết hợp với lưu trữ điện. Dự án năng lượng tái tạo đầu tư mới, mở rộng, cải tạo được phép kết hợp các loại nguồn điện năng lượng tái tạo để tăng sản lượng phát điện nhưng công suất phát điện vào hệ thống điện quốc gia không vượt quá công suất được phê duyệt trong giai đoạn quy hoạch.

    - Ưu tiên phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại các vùng đất khô cằn hoặc khó phát triển nông nghiệp theo đánh giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hệ số sử dụng đất của nhà máy điện mặt trời không vượt quá 0,7 ha/01 MW đến năm 2030, 0,5 ha/01 MW sau năm 2030. Hệ số sử dụng đất của nhà máy điện gió trên đất liền không vượt quá 0,35 ha/01 MW.

    - Dự án điện năng lượng tái tạo sau khi đưa vào khai thác, sử dụng được thay thế các thiết bị có thông số khác với thông số kỹ thuật đang vận hành nhưng phải bảo đảm công suất phát điện vào hệ thống điện quốc gia không vượt quá công suất được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực hoặc hợp đồng mua bán điện.

    Năng lượng tái tạo vốn là nguồn tài nguyên tiên tiến và sẽ là tương lai của ngành điện. Việc đề xuất phát triển điện năng lượng tái tạo như Dự thảo là tiền đề cần có để giúp cho các cá nhân có chỗ dựa vững chắc để tham gia, thử sức.

    2. Đề xuất chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới

    Tại Điều 23 Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, nội dung chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm:

    - Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo

    + Dự án điện năng lượng tái tạo (trừ dự án thủy điện có công suất từ 30 MW trở lên), điện năng lượng mới được hưởng ưu đãi theo pháp luật về đầu tư, đất đai, biển, thuế, phí và tín dụng đầu tư;

    + Ngoài các quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Dự thảo Luật, dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được hưởng chính sách ưu đãi theo khoản 3 Điều 23 Dự thảo Luật.

    - Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo theo nhu cầu phụ tải và trên cơ sở khai thác, tận dụng điều kiện tự nhiên trong từng vùng, khu vực, trên đất liền, trên biển và hải đảo nhằm khai thác tài nguyên bền vững, hợp lý. Bố trí hợp lý các nguồn điện ở các địa phương trong vùng nhằm khai thác hiệu quả các nguồn điện, đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ, giảm tổn thất kỹ thuật, giảm truyền tải điện đi xa.

    - Trên cơ sở mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo theo từng thời kỳ trong Quy hoạch phát triển điện lực, Chính phủ quyết định cụ thể chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

    - Chính sách quản lý, thống kê tiềm năng và đầu tư thí điểm:

    + Nhà nước cấp ngân sách đầu tư cho nghiên cứu, đánh giá tổng thể về hiện trạng và tiềm năng của điện mặt trời, điện gió, điện địa nhiệt, sóng biển, thủy triều và hải lưu;

    + Khảo sát tiềm năng và lập bản đồ điện gió trên bờ, điện gió trên biển Việt Nam, phục vụ xây dựng quy hoạch và định hướng phát triển để phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương;

    + Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình, dự án ứng dụng và khai thác thử nghiệm sản xuất điện từ địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, hydrogen và amoniac để phục vụ xây dựng cơ chế giá thị trường cho loại hình này.

    Có thể nói, chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới là động thái thúc đẩy nghiên cứu và cải tiến công nghệ trong cả ngành điện nói chung. Tạo ra cơ hội mới cho các cá nhân, tổ chức tham gia phát triển.

     
    80 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận