Đề xuất đặt tên, đổi tên thôn, phố theo nguyện vọng của người dân

Chủ đề   RSS   
  • #605187 04/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Đề xuất đặt tên, đổi tên thôn, phố theo nguyện vọng của người dân

    Ngày 31/8/2023 trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Nội vụ đang tải dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Trong đó, quy định cụ thể nhiều vấn đề về hoạt động của thôn, tổ dân phố như sau:
     
    de-xuat-dat-ten-doi-ten-thon-pho-theo-nguyen-vong-cua-nguoi-dan
     
    (1) Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố
     
    - Trường hợp sáp nhập thôn, tổ dân phố
     
    + Đối với các thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 70% quy mô số hộ gia đình quy định tại mục (2) thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề;
     
    + Đối với các thôn, tổ dân phố đạt từ 70% quy mô số hộ gia đình trở lên theo quy định tại mục (2) ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện sáp nhập;
     
    + Trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố cần xem xét đến các yếu tố về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt; về vị trí địa lý, địa hình;
     
    + Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố phải đạt trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng thôn, tổ dân phố sáp nhập đồng ý.
     
    - Trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố do Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng hoặc do sắp xếp đơn vị hành chính, ổn định dân cư và các trường hợp khác được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc di dân, bố trí dân cư và giải quyết các vấn đề liên quan khác được thực hiện theo Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc Đề án sắp xếp đơn vị hành chính, ổn định dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
     
    - Tên của thôn, tổ dân phố do thành lập mới hoặc sáp nhập không được trùng với tên của thôn, tổ dân phố hiện có trong cùng một đơn vị hành chính cấp xã;
     
    - Việc đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố được thực hiện theo nguyện vọng của Nhân dân hiện đang sinh sống tại thôn, tổ dân phố.
     
    (2) Thành lập thôn mới, tổ dân phố mới do khó khăn trong quản lý
     
    Trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố yêu cầu phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải đạt các điều kiện sau:
     
    - Quy mô số hộ gia đình:
     
    + Đối với thôn ở xã:
     
    Thôn ở xã thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 200 hộ gia đình trở lên;
     
    Thôn ở xã thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng có từ 400 hộ gia đình trở lên;
     
    Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Trung có từ 350 hộ gia đình trở lên;
     
    Thôn ở xã thuộc các tỉnh miền Nam có từ 450 hộ gia đình trở lên;
     
    Thôn ở xã thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 250 hộ gia đình trở lên;
     
    Thôn ở xã biên giới, xã đảo; thôn ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 150 hộ gia đình trở lên;
     
    + Đối với tổ dân phố ở phường, thị trấn:
     
    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 300 hộ gia đình trở lên;
     
    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng có từ 450 hộ gia đình trở lên. Riêng thành phố Hà Nội có từ 600 hộ gia đình trở lên;
     
    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền Trung có từ 400 hộ gia đình trở lên;
     
    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh miền Nam có từ 500 hộ gia đình trở lên. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có từ 600 hộ gia đình trở lên;
     
    Tổ dân phố ở phường, thị trấn thuộc các tỉnh Tây Nguyên có từ 350 hộ gia đình trở lên;
     
    Tổ dân phố ở phường, thị trấn biên giới, phường, thị trấn hải đảo; tổ dân phố ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 150 hộ gia đình trở lên.
     
    - Các điều kiện khác:
     
    Cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân. UBND cấp tỉnh quy định cụ thể nội dung này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm của từng địa phương.
     
    (3) Thành lập thôn mới, tổ dân phố mới trong trường hợp đặc thù
     
    - Thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, thôn hình thành do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, thôn nằm biệt lập trên các đảo; thôn ở cù lao, cồn trên sông; thôn có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì quy mô thôn, tổ dân phố do UBND cấp tỉnh quy định.
     
    - Trường hợp ở khu vực biên giới, hải đảo cách xa đất liền, do việc di dân hoặc để bảo vệ đường biên giới, chủ quyền biển đảo thì việc thành lập thôn, tổ dân phố không áp dụng quy định về quy mô số hộ gia đình nêu tại khoản 1 Điều này.
     
    - Thôn, tổ dân phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã thì thực hiện giải thể và thành lập mới thôn, tổ dân phố theo quy định. Trường hợp không đạt quy mô về số hộ gia đình thì thực hiện ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
     
    Xem thêm tải dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
     
    722 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (16/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận