Đề xuất cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chủ đề   RSS   
  • #611914 24/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 516 lần


    Đề xuất cách tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

    Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

    >> Bài viết được viết theo dự thảo Thông tư Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày 15/5/2024https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/2-%20DU%20THAO%20THONG%20TU%20HAO%20MON%20DUONG%20BO.docx

    (1) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?

    Theo Điều 4 dự thảo Thông tư đề xuất các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và vùng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có), gồm

    1- Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường.

    2- Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ.

    3- Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ.

    4. Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ gắn liền với cầu phao.

    5- Trạm kiểm tra tải trọng xe.

    6- Trạm thu phí đường bộ.

    7- Bến xe.

    8- Bãi đỗ xe.

    9- Nhà hạt quản lý đường bộ.

    10- Trạm dừng nghỉ.

    11- Kho bảo quản vật tư dự phòng.

    12- Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS)/Trung tâm quản lý, điều hành giao thông.

    13- Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng.

    14- Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ.

    15- Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành giao thông đường bộ.

    16- Các công trình, thiết bị khác của đường bộ theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

    Các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được kể trên đây khi sử dụng qua một thời gian sẽ có độ hao mòn nhất định. Do đó, Bộ Tài chính đã đề xuất các cơ quan, doanh nghiệp trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Thông tư quản lý, tính độ hao mòn và thực hiện báo cáo, kê khai về các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước đầu tư, quản lý.

    (2) Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

    Theo đề xuất tại Điều 11 dự thảo Thông tư, mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức:

    Mức hao mòn hàng năm của tài sản

    =

    Nguyên giá của tài sản

    x

    Tỷ lệ hao mòn (% năm)

    Trong đó:

    - Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định theo quy định tại Điều 6, Điều 8 của dự thảo Thông tư.

    - Tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 10 dự thảo Thông tư

    Tại khoản 4 Điều 11 dự thảo Thông tư cũng đưa ra công thức để  tính số hao mòn lũy kế của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

    Số hao mòn lũy kế tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

    =

    Số hao mòn lũy kế tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n-1)

    +

    Số hao mòn tài sản tăng trong năm (n)

    -

    Số hao mòn tài sản giảm trong năm (n)

    Sau khi tính ra được số hao mòn lũy kế, dự thảo thông tư đề xuất tính giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau (Điều 12 dự thảo Thông tư):

    Giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

    =

    Nguyên giá của tài sản

    -

    Số hao mòn lũy kế đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

    (3) Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

    Để việc tính toán hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thống nhất, dự thảo Thông tư đã đề xuất nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Điều 9 dự thảo Thông tư như sau:

    - Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3, Điều 4 dự thảo Thông tư được giao cho cơ quan quản lý tài sản phải tính hao mòn theo quy định, trừ các trường hợp không phải tính hao mòn.

    - Cơ quan quản lý tài sản không phải tính hao mòn đối với:

    + Tài sản chưa tính hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được.

    + Tài sản đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.

    + Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác.

    + Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại khoản 13 Điều 4 Thông tư này.

    Dự thảo Thông tư quy định việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.

    Bên cạnh đó. đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn trong năm đó.

    Dự thảo Thông tư đang được lấy ý kiến tại Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, người dân có thể đóng góp ý kiến kể từ hôm nay.

    >> Bài viết được viết theo dự thảo Thông tư Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày 15/5/2024https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/24/2-%20DU%20THAO%20THONG%20TU%20HAO%20MON%20DUONG%20BO.docx

     
    126 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận