Đề thi môn Luật Tư pháp quốc tế trường ĐH Luật TP. HCM 2020

Chủ đề   RSS   
  • #538855 16/02/2020

    thanhk47a1

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 95 lần


    Đề thi môn Luật Tư pháp quốc tế trường ĐH Luật TP. HCM 2020

    Đề thi môn Tư pháp quốc tế có đáp án lớp 11AB2CQ – Lần 1
     
    Lớp 11AB2CQ – Lần 1
    Thời gian làm bài 75 phút
    Học viên được sử dụng tài liệu giấy khi làm bài
    Giảng viên: ThS Nguyễn Lê Hoài
     
    Nhận định
    Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
     
    1 – Việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần phải căn cứ vào sự chỉ dẫn của các quy phạm xung đột.
     
    2 – Tất cả các phán quyết của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam chỉ khi quyết định công nhận và cho thi hành của Tòa án Việt Nam có hiệu lực pháp luật.
     
    3 – Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam quy định các bên có quyền chọn luật thì pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn là pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn.
     
    4 – Tòa án Việt Nam không thể áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật của nước ngoài để giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
     
    Bài tập
    Bài tập 1
    Bà Diễm Lệ (quốc tịch Việt Nam, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh, ông Longbeach (quốc tịch Hoa Kỳ, thường trú tại Washington)
     
    Ông Longbeach ký hợp đồng mua một căn hộ chung cư tại Quận 2, TP. Hồ Chí Minh của bà Diễm Lệ. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án Hoa Kỳ là cơ quan giải quyết tranh chấp và đồng thời chọn pháp luật Hoa Kỳ để điều chỉnh các vấn đề phát sinh từ hợp đồng.
     
    1 – Giả sử Tòa án Hoa Kỳ thụ lý và giải quyết. Bản án của Tòa án Hoa Kỳ có được công nhận và cho thì hành án tại Việt Nam hay không? Vì sao?
     
    2 – Giả sử Tòa án Việt Nam thụ lý và giải quyết, pháp luật Hoa Kỳ sẽ được Tòa án Việt Nam áp dụng vì nguyên tắc ưu tiên được áp dụng trong hợp đồng đó là theo sự thỏa thuận của các bên. Nhận xét của anh chị về ý kiến này.
     
    Bài tập 2
    Bản án số …/…/HN-ST của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về vụ việc ly hôn giữa nguyên đơn là bà Quế (quốc tịch Việt Nam, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh) và bị đơn là ông Long (Quốc tịch Hoa Kỳ, thường trú tại Washington). Theo lời khai tại Tòa, bà Quế và ông Long kết hôn vào năm 2015 tại UBND TP. Hồ Chí Minh. Sau khi kết hôn, ông Long quay về Hoa Kỳ, họ có liên lạc với nhau nhưng thường xuyên mâu thuẫn và tranh cãi. Đến năm 2016, bà Quế gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh giải quyết ly hôn. Anh chị hãy xác định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền để giải quyết vụ việc ly hôn trên hay không? Vì sao?

    Các bạn bấm CẢM ƠN cho mình nhé!

    "Rồi em sẽ gặp được một người khiến em tha thứ cho mọi bất công của cuộc đời mình!"

    Tạp chí Khoa học pháp lý

     
    3992 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhk47a1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận