Đẩy mạnh đầu tư công - tư (PPP) trong lĩnh vực y tế???

Chủ đề   RSS   
  • #466397 31/08/2017

    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Đẩy mạnh đầu tư công - tư (PPP) trong lĩnh vực y tế???

    Trong thời điểm mà nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao cùng với đó là đòi hỏi của xã hội về cả chất lượng và số lượng trong lĩnh vực y tế. 
     
    Thay vì phải hao tốn kinh phí, ngân sách Quốc gia để chạy đôn chạy đáo tìm tòi, nghiên cứu, thu mua những sản phẩm, kỹ thuật y học tiên tiến trên thế giới mà chưa chắc ta đã có thể áp dụng tốt. Tại sao Nhà nước không bắt tay với các đối tác (cả trong nước và nước ngoài) - những người có sẵn vốn, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao cùng đầu tư vào các dự án y tế?
     
    Mình xin trình bày ngắn gọn một số lợi ích của mô hình này:
     
    1/ Nâng cao chất lượng y tế:
    Những đối tác này (qua quá trình thẩm định, sàng lọc, đấu thầu) là những đơn vị có chuyên môn, kỹ thuật cao trong lĩnh vực y tế. Nếu áp dụng mô hình PPP, ta có thể thu hút nguồn vốn đầu tư và tận dụng được những tiến bộ khoa học - kỹ thuật từ nhiều tổ chức y tế phát triển trên thế giới, từ đó chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng cao nhanh chóng
     
    2/ Giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước:
    Với cơ chế PPP, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng phải tìm kiếm, sắp xếp và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, Nhà nước có thể dành ngân sách để tiến hành nhiều dự án đầu tư khác nhằm phát triển đất nước
     
    Ngoài ra, khả năng quản lý công cũng sẽ được cải thiện do Nhà nước sẽ không phải làm công việc quản lý chi tiết hàng ngày vì đã giao cho khu vực tư nhân, mà chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch và giám sát việc quản lý khái quát hơn.
     
    3/ Nâng cao thu nhập cho đội ngũ y tế:
    Việc tham gia vào cơ chế PPP với sự bảo đảm của Nhà nước, khu vực tư nhân có thể "thoải mái" đầu tư, nâng cao dịch vụ mà ít chịu rủi ro hơn . Từ đó, tạo ra sự ổn định và tăng trưởng cho khu vực tư nhân, thúc đẩy sự phát triển nhà đầu tư nói chung và nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế nói riêng.
     
    KẾT: ngành y tế nước ta đang đứng trước nhu cầu cực lớn từ phía người dân, đánh giá điều này là khó khăn hay cơ hội tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng quản lý của Nhà nước
    Theo quan điểm cá nhân mình: lợi ích khi áp dụng hình thức PPP là tận dụng được lợi thế của Nhà nước (quản lý) và Khu vực tư nhân (chuyên môn). Đây là một hình thức lý tưởng để vừa nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, vừa đảm bảo được tính quản lý của Nhà nước.
    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 31/08/2017 08:57:53 CH Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 31/08/2017 08:50:21 CH
     
    1891 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #466401   31/08/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Bệnh viên luôn quá tải, đông nghẹt người. Mỗi lần nghĩ đến khám bệnh đều phải thức khuya dậy sớm đi bốc số. Không tự nhiên mà dân ta lại nghĩ Bệnh viên tư rất chất lượng và nhanh chóng. Nhưng chi phí đắt đỏ hơn bình thường nên ai có điều kiện mới vào. Không thì chịu khó đi xếp hàng ngồi chờ vậy. Tư nhân hóa hoặc đối tác công tư, nâng cao tính cạnh tranh ắt hẳn sẽ kéo chất lượng đi lên.

     
    Báo quản trị |