Dạy học sinh lớp 1 đi trên mảnh vỡ thủy tinh: Ai đúng – ai sai?

Chủ đề   RSS   
  • #397591 25/08/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Dạy học sinh lớp 1 đi trên mảnh vỡ thủy tinh: Ai đúng – ai sai?

    Dư luận đang bức xúc về nội dung quyển sách “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1”, trong đó, có hướng dẫn các em lớp 1 về kỹ năng đi trên mảnh vỡ thủy tinh để vượt qua nỗ sợ hãi, vượt qua chính mình.

    Sở dĩ dư luận phẫn nộ, bức xúc về chương trình dạy học này là vì đa phần chúng ta đều đứng nhìn trên góc độ của những bậc làm cha, làm mẹ Việt.

    kỹ năng sống

    Nếu đứng ở giữa, nhìn nhận sự việc này một cách công bằng, trung dung thì có lẽ dự luận sẽ bớt phẫn nộ, bức xúc về chương trình này.

    Xét về khía cạnh của người dạy

    Trẻ muốn trưởng thành cứng cáp thì cần phải trải qua quá trình tôi luyện, cả về kiến thức khoa học, lẫn kỹ năng sống thực tế. Cây bút chì muốn đẹp thì phải được gọt giũa, với con người cũng vậy.

    Việc giáo dục hiện nay phần nhiều mang tính chất lý thuyết suông mà thiếu đi những bài học về kỹ năng sống thực tế.

    Việc dạy cho trẻ cách đi trên các mảnh vỡ thủy tinh, để rèn luyện cho trẻ có tinh thần kiên cường, không sợ hãi trước những thử thách nguy hiểm.

    Mình từng nghe một câu nói rất hay “Phần lớn chúng ta không thành công được bởi trong chúng ta còn tồn tại nỗi sợ hãi”

    Câu này khá đúng và càng đúng hơn với bài tập dạy cho trẻ đi trên mảnh vỡ thủy tinh. Nhưng có điều, trước khi cho trẻ thực hành thì phải dạy những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn khi mới khởi đầu cho trẻ.

    Xét về khía cạnh của các bậc làm cha, làm mẹ

    Thương con, sợ con té, sợ con đau…là một trong những đặc tính của các bậc làm cha, làm mẹ người Việt. Ở phương Tây, cách dạy con có phần khác so với cách mà người Việt chúng ta thường dạy con, đó là họ thương con, nhưng không sợ con té, không sợ con đau,…và sợ đủ thứ.

    Bởi họ quan niệm rằng, có vấp ngã, có té, có đau thì con họ mới đứng lên vững vàng và kiên cường.

    Chính vì tâm lý sợ này, nếu nhiều bạn trẻ bây giờ ra trường nhưng vẫn còn ngơ ngác như gà công nghiệp – thường được xã hội ví von theo kiểu giáo dục rập khuôn lý thuyết, thiếu thực tế.

    Còn về quy định pháp luật, mình chưa tìm thấy văn bản nào cấm về việc này?

    Chỉ thấy rằng chương trình này đưa ra phù hợp với nhu cầu giáo dục kiến thức thực tế theo đúng chủ trương Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng tới.

    Mấy bạn thành viên Dân Luật cho mình ý kiến vụ này với…

     
    5541 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #397610   25/08/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    Con trẻ thì hiếu kỳ, thích thể hiện. Về nhà nó lại đập cốc chạy qua cho bố mẹ xem để hoan hô thì lại khổ =)))

     
    Báo quản trị |  
  • #397626   26/08/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Thực ra tác giả sách giáo khoa không hoàn toàn sai.

    Đúng là nhờ có "tinh thần kiên cường, không sợ hãi", giúp tác giả dám viết một cuốn sách giáo khoa cho một đối tượng mà mình không am hiểu về tâm lý; khiến cho nhiều người trong và ngoài ngành phản đối.

    Các em học sinh cấp 1 chưa có nhận thức đúng sai thì rèn luyện lòng dũng cảm như thế nào?

    Từ trên lầu cao, tay cầm quả bong bóng nhảy xuống đất có dũng cảm hay không? Dùng dao tự đâm vào mình để chứng tỏ "tinh thần kiên cường, không sợ hãi" đúng không?

    Không phải tự nhiên có "Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" mà vì các em chưa thể tự chăm sóc, bảo vệ mình.

    Nhiều nước phương Tây, khi con té họ không vội chạy đến đỡ con dậy vì muốn tập con mình TỰ ĐỨNG LÊN, chứ không xúi con mình tự ngã. 

    Cần đưa tiến sĩ chủ biên cuốn sách giáo khoa đi giám định tâm thần.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/08/2015 08:05:20 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    LSHaanh (26/08/2015)
  • #397682   26/08/2015

    Ls.QTrung
    Ls.QTrung

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2015
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    Cần đưa tiến sĩ chủ biên cuốn sách giáo khoa đi giám định tâm thần.

     

     

    Tôi cho rằng bạn hungmaiusa hơi cường điệu vấn đề khi đưa ra ý kiến trên.

    "Từ trên lầu cao, tay cầm quả bong bóng nhảy xuống đất có dũng cảm hay không? Dùng dao tự đâm vào mình để chứng tỏ "tinh thần kiên cường, không sợ hãi" đúng không?"

    Tác giả có hướng đến những vấn đề mà bạn đặt câu hỏi hay không? hay bạn tự nghĩ ra.

    Tôi cho rằng dạy trẻ lòng dũng cảm, vượt qua nỗi sợ hãi ở cấp 1 cũng ko phải là sớm.

    Bạn cho rằng các em học sinh cấp 1 chưa có nhận thức đúng sai. Vậy tôi hỏi bạn ngay từ khi trẻ còn ở giai đoạn 2 tuổi, chúng ta bắt đầu dạy trẻ điều gì? Chính vì cha mẹ nghĩ trẻ chưa biết đúng sai nên sẽ dễ dàng chấp nhận thỏa hiệp với trẻ.

    Vấn đề gây nhiều phản ứng của dư luận là việc đi trên mảnh thủy tinh, chứ không phải là ý tưởng dạy trẻ lòng dũng cảm. Nhưng nếu việc đi trên mảnh thủy tinh nhiều người làm được, trẻ em cũng làm được, vậy thì tại sao lại không đưa vào chương trình dạy học như sách đề cập?

    Cập nhật bởi Ls.QTrung ngày 26/08/2015 04:30:55 CH

    Nguyễn Quang Trung

    http://minilaw.vn/

     
    Báo quản trị |  
  • #397684   26/08/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    Ls.QTrung viết:

     

    hungmaiusa viết:

     

    Cần đưa tiến sĩ chủ biên cuốn sách giáo khoa đi giám định tâm thần.

     

     

    Tôi cho rằng bạn hungmaiusa hơi cường điệu vấn đề

    "Từ trên lầu cao, tay cầm quả bong bóng nhảy xuống đất có dũng cảm hay không? Dùng dao tự đâm vào mình để chứng tỏ "tinh thần kiên cường, không sợ hãi" đúng không?"

    Tác giả có hướng đến những vấn đề mà bạn đặt câu hỏi hay không? hay bạn tự nghĩ ra.

    Tôi cho rằng dạy trẻ lòng dũng cảm, vượt qua nỗi sợ hãi ở cấp 1 cũng ko phải là sớm.

    Bạn cho rằng các em học sinh cấp 1 chưa có nhận thức đúng sai. Vậy tôi hỏi bạn ngay từ khi trẻ còn ở giai đoạn 2 tuổi, chúng ta bắt đầu dạy trẻ điều gì? Chính vì cha mẹ nghĩ trẻ chưa biết đúng sai nên sẽ dễ dàng chấp nhận thỏa hiệp với trẻ.

    Vấn đề gây nhiều phản ứng của dư luận là việc đi trên mảnh thủy tinh, chứ không phải là ý tưởng dạy trẻ lòng dũng cảm. Nhưng nếu việc đi trên mảnh thủy tinh nhiều người làm được, trẻ em cũng làm được, vậy thì tại sao lại không đưa vào chương trình dạy học như sách đề cập?

    Có nhiều thứ để dạy con người về lòng dũng cảm hơn là việc đi trên thủy tinh mà bác 

    https://www.youtube.com/watch?v=rAMiiyYD3C4

     
    Báo quản trị |  
  • #397701   26/08/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    Ls.QTrung viết:

     

     

    hungmaiusa viết:

     

    Cần đưa tiến sĩ chủ biên cuốn sách giáo khoa đi giám định tâm thần.

     

     

    Tôi cho rằng bạn hungmaiusa hơi cường điệu vấn đề khi đưa ra ý kiến trên.

     

     

    Chào bạn.

    Nếu trên đường đi làm, bạn thấy 2 đứa trẻ học lớp 1. Một đứa thấy mãnh thủy tinh thì né sang chổ khác và một đứa thì " đi trên mảnh thủy tinh" thì bạn có nghĩ là 1 trong hai đứa bé có một đứa bị điên hay không? Người dạy đứa bé có hành động điên khùng thì có phải điên hay không?

    Ở tuổi các em cần dạy các em tránh nơi nguy hiểm, tốt hơn là chống lại nguy hiểm để chứng minh sự "dũng cảm".:-P

    Không có người cha hoặc mẹ nào (không bị tâm thần) chấp nhận khi con mình đến trường phải chịu đựng sự thử thách khủng khiếp như vậy. :'(

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 26/08/2015 09:57:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #574880   29/08/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Dạy học sinh lớp 1 đi trên mảnh vỡ thủy tinh: Ai đúng – ai sai?

    Có rất nhiều cách để dạy trẻ những kỹ năng cần thiết, nhưng việc đưa những hành động nguy hiểm vào như vậy nếu trẻ bắt chước làm theo sẽ rất nguy hiểm. Thay vào đó, đối với những trẻ nhỏ nên chọn cách giáo dục thông qua những câu chuyện hàng ngày đơn giản thay vì những chuyện mạo hiểm như vậy.
     
    Báo quản trị |  
  • #575044   30/08/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình đồng tình là trẻ em nên được giáo dục về kỹ năng sống từ sớm nhưng có nhiều cách khác nhau chứ không phải lựa chọn cách nguy hiểm như vậy. Đặc biệt là trẻ nhỏ rất tò mò, nếu như trẻ tự mình làm theo những điều trong sách mà không có sự giám sát của thầy cô, cha mẹ thì thật sự nguy hiểm mà.
     
    Báo quản trị |