Dư luận đang bức xúc về nội dung quyển sách “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1”, trong đó, có hướng dẫn các em lớp 1 về kỹ năng đi trên mảnh vỡ thủy tinh để vượt qua nỗ sợ hãi, vượt qua chính mình.
Sở dĩ dư luận phẫn nộ, bức xúc về chương trình dạy học này là vì đa phần chúng ta đều đứng nhìn trên góc độ của những bậc làm cha, làm mẹ Việt.
Nếu đứng ở giữa, nhìn nhận sự việc này một cách công bằng, trung dung thì có lẽ dự luận sẽ bớt phẫn nộ, bức xúc về chương trình này.
Xét về khía cạnh của người dạy
Trẻ muốn trưởng thành cứng cáp thì cần phải trải qua quá trình tôi luyện, cả về kiến thức khoa học, lẫn kỹ năng sống thực tế. Cây bút chì muốn đẹp thì phải được gọt giũa, với con người cũng vậy.
Việc giáo dục hiện nay phần nhiều mang tính chất lý thuyết suông mà thiếu đi những bài học về kỹ năng sống thực tế.
Việc dạy cho trẻ cách đi trên các mảnh vỡ thủy tinh, để rèn luyện cho trẻ có tinh thần kiên cường, không sợ hãi trước những thử thách nguy hiểm.
Mình từng nghe một câu nói rất hay “Phần lớn chúng ta không thành công được bởi trong chúng ta còn tồn tại nỗi sợ hãi”
Câu này khá đúng và càng đúng hơn với bài tập dạy cho trẻ đi trên mảnh vỡ thủy tinh. Nhưng có điều, trước khi cho trẻ thực hành thì phải dạy những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn khi mới khởi đầu cho trẻ.
Xét về khía cạnh của các bậc làm cha, làm mẹ
Thương con, sợ con té, sợ con đau…là một trong những đặc tính của các bậc làm cha, làm mẹ người Việt. Ở phương Tây, cách dạy con có phần khác so với cách mà người Việt chúng ta thường dạy con, đó là họ thương con, nhưng không sợ con té, không sợ con đau,…và sợ đủ thứ.
Bởi họ quan niệm rằng, có vấp ngã, có té, có đau thì con họ mới đứng lên vững vàng và kiên cường.
Chính vì tâm lý sợ này, nếu nhiều bạn trẻ bây giờ ra trường nhưng vẫn còn ngơ ngác như gà công nghiệp – thường được xã hội ví von theo kiểu giáo dục rập khuôn lý thuyết, thiếu thực tế.
Còn về quy định pháp luật, mình chưa tìm thấy văn bản nào cấm về việc này?
Chỉ thấy rằng chương trình này đưa ra phù hợp với nhu cầu giáo dục kiến thức thực tế theo đúng chủ trương Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng tới.
Mấy bạn thành viên Dân Luật cho mình ý kiến vụ này với…