Dấu hỏi về sự minh bạch?

Chủ đề   RSS   
  • #114523 30/06/2011

    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Dấu hỏi về sự minh bạch?

    Việc mua bán vàng thông qua các đầu mối được chỉ định theo như bản dự thảo lần cuối Nghị định quản lý kinh doanh vàng khiến nhiều người lo ngại sẽ khó có được một thị trường minh bạch.

    Sau khi dự thảo nghị định (NĐ) được công bố tại Hà Nội, thị trường vàng trong nước đã có dấu hiệu phản ứng tích cực khi mua bán trở nên sôi động hơn trước đây và giá có xu hướng giảm. Ngày giao dịch cuối tuần - 24/6, giá vàng miếng  SJC- 9999 của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niên yết mua vào 3,8050 triệu đồng/chỉ; bán ra 3,8150 triệu đồng/chỉ. Trước đó 1 ngày, vào 23/6, vàng miếng SJC giao dịch mua vào ở mức 3,811 triệu đồng/chỉ, bán ra 3,817 triệu đồng/chỉ. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho biết, vài ngày qua giao dịch vàng đã sôi động hơn trước do nhà đầu tư và người dân bán ra nhiều, trong khi lượng vàng bán ra của các điểm giao dịch rất ít.

    Thị trường có dấu hiệu sôi động trở lại song nhà đầu tư và người dân vẫn còn băn khoăn vì sắp tới kinh doanh vàng dù bề ngoài có vẻ bị quản chặt hơn nhưng sự minh bạch lại là một dấu hỏi.

    Giới kinh doanh vàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh lo ngại, các quy định mới chắc chắn sẽ thu hẹp đối tượng kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự . Ông Mã Thanh Bình, chủ tiệm vàng Kim Tiến, đường Trường Chinh, quận Tân Phú cho rằng, đa số các tiệm kinh doanh vàng trên địa bàn thành phố hiện nay đều có quy mô nhỏ, nên khó đáp ứng được đủ điều kiện về vốn, doanh thu, mạng lưới kinh doanh để được cấp phép mua bán vàng miếng mà chỉ kinh doanh kinh doanh vàng nữ trang.

    Ông Trần Văn Toàn, chủ tiệm vàng Kim Quy, đường Trần Hưng Đạo, quận 5 cho rằng, khi Nhà nước kiểm tra chặt chẽ việc cấp phép, ủy thác kinh doanh vàng, những khách hàng sống ở vùng sâu vùng xa sẽ gặp bất lợi do hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại không có, trong khi các tiệm vàng ở địa phương lại không đủ điều kiện để giao dịch vàng miếng.

    Bà Trần Thanh Cảnh, thương nhân chuyên xuất nhập khẩu vàng ở quận 1 cho biết, những quy định sắp tới về kinh doanh vàng sẽ góp phần làm hạn chế tình trạng đầu cơ, tăng giá để thao túng thị trường như trước đây.Tuy nhiên theo Luật Thương mại, các công ty kinh doanh vàng vẫn được quyền ký hợp đồng đại lý, ủy thác mua và bán với các cửa hàng kinh doanh vàng. Khi các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh vàng được quyền ủy thác, việc kinh doanh vàng thì việc hạn chế mạng lưới kinh doanh chỉ còn là hình thức và việc tranh mua tranh bán vàng trên thị trường vẫn tiếp tục tái diễn.

    Ông Nguyễn Hoàng Long, chuyên gia về kinh doanh vàng của một ngân hàng lớn tại TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận việc “quy về một mối” trong kinh doanh vàng là cần thiết đối với thị trường hiện nay song việc cấp phép kinh doanh vàng miếng cũng là cơ sở để làm cho thị trường thiếu minh bạch  một khi các đơn vị có giấy phép kinh doanh vàng hợp tác với các ngân hàng mở phòng giao dịch với danh nghĩa góp vốn, công nghệ chế tác nếu như Nhà nước không quản được.

    Mị Na
    Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    4008 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #114540   30/06/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Hoàn thiện dự thảo quản lý vàng miếng: Vẫn khó cho doanh nghiệp
    8:26' 30/6/2011
    Các tổ chức và cá nhân muốn thực hiện hoạt động sản xuất, gia công và mua bán đối với vàng trang sức, mỹ nghệ phải thành lập DN và phải được NHNN cấp giấy chứng nhận
    Bản dự thảo cuối cùng của Nghị định kinh doanh vàng miếng vừa được Ngân hàng nhà nước (NHNN) gửi tới các bộ, ngành, DN và hiệp hội để lấy ý kiến. Một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo là giữ nguyên quyền mua của các tổ chức cá nhân.

    Theo dự thảo, quyền mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân vẫn được thừa nhận, chứ không phải giao dịch một chiều (chỉ bán mà không được mua) như ý tưởng đưa ra trước đây.

    Cởi mở hơn

    Song, các giao dịch này phải được thực hiện tại ngân hàng và các DN được các NHNN cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng. Việc mua bán vàng miếng với những đối tượng không có giấy phép sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Các DN và tổ chức hoạt động kinh doanh và mua bán vàng miếng phải được NHNN cấp phép theo những điều kiện nhất định.

    Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng, việc tăng dự trữ ngoại hối cho NHNN bằng vàng miếng là chủ trương hết sức đúng đắn, nhờ đó sẽ nâng cao khả năng can thiệp ổn định thị trường của NHNN. Tuy nhiên, cũng cần đưa ra cơ chế rõ ràng hơn để NHNN phải là người mua- người bán cuối cùng phục vụ cho thanh khoản của nền kinh tế.

    Ngoài quy định đối với vàng miếng, dự thảo cũng đưa ra điều kiện khá chặt chẽ đối với vàng trang sức, mỹ nghệ. Nếu theo quy định của dự thảo thì các tổ chức và cá nhân muốn thực hiện hoạt động sản xuất, gia công và mua bán phải thành lập DN và phải được NHNN cấp giấy chứng nhận. Khi xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng từ 20 kg trở lên phải được NHNN cấp phép. Việc nhập khẩu được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN.

    Riêng đối với hoạt động sản xuất vàng miếng, dự thảo đưa ra hai phương án: NHNN tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho DN sản xuất. Trong trường hợp này, NHNN sẽ quy định trình tự, thủ tục và số lượng DN được sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động này.

    Về hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, dự thảo theo hướng siết chặt hơn. Theo đó, DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và XK sẽ được NHNN xem xét cấp giấy phép NK. DN kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được cấp phép tạm nhập vàng để tái xuất sản phẩm.

    Băn khoăn và lo ngại

    Các nội dung liên quan đến sản xuất, cấp phép cũng như các tiêu chí chọn DN cho sản xuất vàng dường như sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các DN hiện nay. Tuy nhiên, dự thảo cũng tạo ra không ít băn khoăn, lo ngại cho họ. Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó tổng giám đốc Cty cổ phần vàng bạc Phú Nhuận cho biết, NHNN phải chọn thương hiệu vàng quốc gia trong trường hợp đứng ra tổ chức sản xuất bởi lẽ, hiện nay trên thị trường có tới 8 thương hiệu vàng được NHNN cấp phép. Vì vậy, theo bà Cúc việc NHNN đứng ra sản xuất sẽ đặt ra câu hỏi liệu cơ chế quản lý tập trung như thế có tạo được sự linh hoạt như yêu cầu của thị trường không. Chưa kể các tiêu chí để chọn DN được cấp phép sản xuất và kinh doanh vàng miếng vẫn chưa được làm rõ trong dự thảo.

    #e6e6fa; height: 87px;">

    Nếu NHNN quá “ôm đồm” trách nhiệm vào mình e rằng việc kinh doanh vàng miếng vẫn sẽ không có những tiến triển khả thi

    Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Vàng bạc đá quý SJC Hà Nội cũng cho biết, NHNN có vẻ hơi vội vàng. Đơn cử, việc hình thành Sở giao dịch vàng quốc gia dù được tới 99% người ủng hộ, tuy nhiên dự thảo nghị định không thấy đề cập, hay như quy định vàng tài khoản cũng chỉ bó hẹp trong một định nghĩa rất ngắn. Đồng quan điểm trên, không ít lãnh đạo của các Cty kinh doanh vàng lo ngại, NHNN sẽ bị “quá tải” khi tập trung tất cả quyền quyết định từ vàng miếng, tới nữ trang, đến vàng nguyên liệu, rồi điều kiện kinh doanh, cơ sở vật chất. Nếu một DN muốn kinh doanh được đầy đủ vàng miếng, vàng trang sức từ sản xuất, gia công đến kinh doanh bắt buộc phải xin được 6-7 giấy phép. Muốn nhập vàng trang sức, mỹ nghệ trên 20 kg phải xin phép, trong khi đó, giá vàng liên tục biến động hàng giờ. Điều này khiến DN hết sức khó khăn và như vậy sẽ khó tạo sự liên thông giá vàng trong nước và thế giới, tạo ra minh bạch, công khai cho thị trường vàng.

    Theo ông Nguyễn Thanh Trúc- Chủ tịch Hội đồng quản trị TCty vàng AgriBank, ngành công nghiệp nữ trang của VN chưa mạnh song trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nữ trang cũng góp phần mang lại một nguồn ngoại tệ lớn giúp bình ổn thị trường rất tốt. Do đó, Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát triển chứ đừng để mai một.

    Có thể nói để việc kinh doanh vàng miếng đi vào thống nhất và mang lại hiệu quả cao trong giao dịch theo ý kiến của không ít các chuyên gia là cần phải có những quy định thực sự rõ ràng và dự thảo trên cần được lấy ý kiến rộng rãi, kỹ lưỡng trước khi ban hành. Cũng theo các chuyên gia, nếu NHNN quá “ôm đồm” trách nhiệm vào mình e rằng việc kinh doanh vàng miếng vẫn sẽ không có những tiến triển khả thi.

    Mai Thanh
    Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |