Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể

Chủ đề   RSS   
  • #150786 27/11/2011

    laihoangynhi

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể

    em muốn hỏi dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể sau: trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là gì vậy ạ???
     
    32433 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #150819   27/11/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             1. Những tội phạm mà bạn hỏi thuộc nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản quy định tại Chương XIV BLHS. Các tội đó đều có mục đích chiếm đoạt tài sản và có cấu thành hình thức. Một trong các dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt các tội phạm trên là:
            - Nếu có hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản thì phạm tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS);
            - Nếu "dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc thủ đoạn" khác làm nạn nhân tê liệt ý chí chống cự thì phạm tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS);
            - Nếu bắt cóc một người làm con tin để yêu cầu người nhà, thân quen..của họ phải giao tài sản thì phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS).
             2. Để phân biệt tội cướp tài sản với một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm về sở hữu, bạn có thể tham khảo nội dung sau đây:
    •          "Tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 135 BLHS có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội "Cướp tài sản" đe doạ "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp. Người bị đe doạ còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.
    • Tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", tội "Cướp giật tài sản" và tội "Trộm cắp tài sản" quy định tại các điều 136, 137, 138 BLHS, đối với các tội phạm này, hành vi khách quan ban đầu khác nhau, người có hành vi cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai, không có ý định che dấu hành vi đó. Đối với tội cướp giật tài sản là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người pham tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh. Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì công khai, lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản. Đối với tội "Trộm cắp tài sản" thì người phạm tội lén lút chiếm đoạt tài sản
    • Cần chú ý là trong các trường hợp trên, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cướp tài sản". Tuy nhiên trong trường hợp hành vi phạm tội trên đã hoàn thành, nhưng do bị phát hiện đuổi bắt mà đánh, chém… người bị hại hoặc người đuổi bắt thì đây chỉ là hành hung để tẩu thoát. Ví dụ: một người có hành vi trộm cắp tiền của người khác, khi họ vừa móc túi người bị hại, người bị hại giữ được tay họ đang cầm ví tiền, hai người đang giằng co, người phạm tội đấm, đánh người kia, làm họ bỏ tay ra, người phạm tội đút ví tiền vào túi của mình rồi chạy trốn thì trường hợp này tội trộm cắp tài sản đã chuyển hoá thành tội “Cướp tài sản”. Nếu người phạm tội đã lấy được tài sản và bỏ đi một đoạn, người bị hại phát hiện mất trộm, nên đuổi theo bắt người phạm tội và bị đánh trả thì vẫn là tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung hình phạt: “hành hung để tẩu thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS.".

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #150828   27/11/2011

    tuanch
    tuanch

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Anh Cường nói vậy là thiếu rồi (anh copy thiếu người ta sẽ hiểu sai):#c00000; background-color: #ffffff;"> "#ffffff;">#c00000;"> Khác với tội "Cướp tài sản" đe doạ "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp. Người bị đe doạ còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra".
    Không phải Cưỡng đoạt tài sản là luôn luôn đe dọa sẽ dùng vũ lực, cưỡng đoạt tài sản còn các thủ đoạn khác  uy hiếp 
    #ffffff;">ti#ffffff;">nh thần  buộc người khác phải đưa tài sản, chẳng hạn : Em bắt gặp luật sư Cường đi "xxx" với gái mại dâm, em chụp ảnh sau đó thông báo cho LS Cường: Nếu không đưa em 50 chai em sẽ đưa hình ảnh lên diến đàn danluat, nếu Ls sợ mất uy tín mà giao em 50 chai, đấy là em đã cưỡng đoạt tài sản, em đâu có uy hiếp dùng vũ lực,em chỉ uy hiếp làm mất uy tín thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #150871   27/11/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn:
            Tôi chỉ muốn phân biệt hành vi "đe dọa dùng vũ lực" trong tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS và tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 BLHS (tôi chưa nói đến "thủ đoạn khác" và "hành vi khác" của hai tội này). "Đe dọa dùng vũ lực" như thế nào thì phạm tội Cướp tài sản còn "đe dọa dùng vũ lực" như thế nào thì phạm tội Cưỡng đoạt tài sản. Vì cả hai tội này đều có hành vi "đe dọa dùng vũ lực" chỉ khác về thời gian dùng vũ lực "ngay tức khắc" và "sẽ" dùng vũ lực. Do đó có thể bị nhầm lẫn về tội danh.
            Còn ví dụ về thủ đoạn khác như bạn trình bày thì "chuẩn" rồi! Cũng muốn nói thêm là "thủ đoạn khác" trong tội cưỡng đoạt tài sản cũng khác với "hành vi khác" trong tội cướp tài sản ở mức độ nham hiểm, quyết liệt của hành vi và ý chí của nạn nhân: "Hành vi khác" trong tội cướp tài sản có thể làm cho nạn nhân tê liệt ý chí (dùng thuốc mê, thuốc độc..). Còn "thủ đoạn khác" trong tội cưỡng đoạt tài sản thì vẫn chưa đến mức tê liệt ý chí của nạn nhân, nạn nhân vẫn có thể giao tài sản hoặc không giao tài sản cho người phạm tội...
    Cập nhật bởi Cuonglawyer ngày 27/11/2011 11:43:39 CH

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #154424   11/12/2011

    hanhphucao
    hanhphucao

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    thưa luật sư cho em hỏi dấu hiệu pháp lý của tội phạm giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
     
    Báo quản trị |  
  • #154467   11/12/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    BLHS quy định như sau:
    Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
              Tôi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đang được quy định tại Điều 96 BLHS. Cụ thể như sau:

    Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
             Như vậy, nếu phòng vệ vượt quá giới hạn cho phép, "quá" mức cần thiết gây hậu quả chết người thì phạm vào tội này. Ví dụ: Đối tượng dùng tay không tấn công ta mà ta dùng dao để chống trả, họ bỏ chạy, mình vẫn đuổi theo để đâm... dẫn đến chết người thì sẽ cấu thành tội này.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #160096   09/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Cuonglawyer viết:
    Chào bạn!
    BLHS quy định như sau:
    Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
              Tôi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đang được quy định tại Điều 96 BLHS. Cụ thể như sau:

    Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
             Như vậy, nếu phòng vệ vượt quá giới hạn cho phép, "quá" mức cần thiết gây hậu quả chết người thì phạm vào tội này. Ví dụ: Đối tượng dùng tay không tấn công ta mà ta dùng dao để chống trả, họ bỏ chạy, mình vẫn đuổi theo để đâm... dẫn đến chết người thì sẽ cấu thành tội này.


    thưa luật sư. em có ý kiến chút. Là nếu như hành vi dùng dao để chống trả lại, mà họ đã bỏ chạy, vẫn đuổi theo để đâm dẫn đến chết người thì sẽ không thể cấu thành tội này được. Mà theo em phải cấu thành tội giết người mới đúng.
    Theo em, ví dụ trên, đối tượng dùng tay không tấn công mà ta dùng dao để phòng vệ lại, dẫn đến hậu quả chết người thì mới cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn PVCĐ.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #155542   15/12/2011

    trancntp
    trancntp

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thưa luật sư cho hỏi dấu hiệu pháp lý của tội phạm cụ thể: tội giết người, tội vô ý làm chết người và tội bức tử ạ!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #160086   09/01/2012

    duongngocninh
    duongngocninh

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    anh ơi, cho em hỏi chút về cái tình huống này ạ:
    A,B và C là 1 nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự. Chúng đã thống nhất kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà ông M để trộm cắp xe máy trị giá 30 triệu đồng. khi đi, C mang theo con dao Thái Lan loại dùng để gọt trái cây (A và B không biết). Theo sự phân công, trong lúc gia đình chủ nhà ngủ say, A đứng ngoài cảnh giới, B và C lẻn vào tìm tài sản để lấy. B và C đang phá khoá cổ xe thì bị phát giác, cả gia đình chủ nhà hô hoán đuổi bắt. B và C chạy ra cửa thì bị con trai chủ nhà (anh N) giữ C lại. sẵn có dao trong người, C đâm chết anh N. A và B chạy thoát.
    Điều em thắc mắc ở đây là A. B và C là đồng phạm với nhau về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS, nhưng không biết hành vi của C là cấu thành tội giết người hay là tình tiết "hành hung để tẩu thoát" ??

     
    Báo quản trị |  
  • #160103   09/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    duongngocninh viết:
    anh ơi, cho em hỏi chút về cái tình huống này ạ:
    A,B và C là 1 nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự. Chúng đã thống nhất kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà ông M để trộm cắp xe máy trị giá 30 triệu đồng. khi đi, C mang theo con dao Thái Lan loại dùng để gọt trái cây (A và B không biết). Theo sự phân công, trong lúc gia đình chủ nhà ngủ say, A đứng ngoài cảnh giới, B và C lẻn vào tìm tài sản để lấy. B và C đang phá khoá cổ xe thì bị phát giác, cả gia đình chủ nhà hô hoán đuổi bắt. B và C chạy ra cửa thì bị con trai chủ nhà (anh N) giữ C lại. sẵn có dao trong người, C đâm chết anh N. A và B chạy thoát.
    Điều em thắc mắc ở đây là A. B và C là đồng phạm với nhau về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS, nhưng không biết hành vi của C là cấu thành tội giết người hay là tình tiết "hành hung để tẩu thoát" ??


    Trường hợp này sẽ áp dụng tình tiết hành hung để tẩu thoát bạn ạ.
    Theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số02/VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng 1 số quy định tại chương XIV các tội xâm phạm sở hữu của BLHS 1999 thì Khoản 1 Điều 6 Quy định:Điểm 6. Khi áp đụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:
    6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.
    Mục đích của C trong trường hợp này là để tẩu thoát chứ không phải là nhằm tước đoạt mạng sống của anh N.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #201474   17/07/2012

    thuongqt
    thuongqt

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    em đang thắc mắc trong một tình huống như thế này nếu có thời gian anh giải đáp giúp em với nhé.

    ông a, bà B bán cho ông C một mảnh đất  ngày x  ông C trả tiền cho ông bà A,B lúc bà B cầm tiền trên tay  thì D con rể ông C giựt tiền trên tay bà B ( ông A , già yếu còn bà B bị bệnh tim)

    sau một thời gian ông A,bà B đến đòi D thì D mắng chửi và đánh bà B gây thương tích

    vậy trong trường hợp trên D phạm tội gì,

     
    Báo quản trị |  
  • #201487   17/07/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    thuongqt viết:

    em đang thắc mắc trong một tình huống như thế này nếu có thời gian anh giải đáp giúp em với nhé.

    ông a, bà B bán cho ông C một mảnh đất  ngày x  ông C trả tiền cho ông bà A,B lúc bà B cầm tiền trên tay  thì D con rể ông C giựt tiền trên tay bà B ( ông A , già yếu còn bà B bị bệnh tim)

    sau một thời gian ông A,bà B đến đòi D thì D mắng chửi và đánh bà B gây thương tích

    vậy trong trường hợp trên D phạm tội gì,

    Nếu D giật tiền trên tay bà B rồi bỏ chạy => Cướp giật tài sản.

    Nếu giật xong ko thèm bỏ chạy mà cứ thế ngang nhiên cầm tiền về tiêu => Công nhiên chiếm đoạt tài sản.

    Đánh bà B gây thương tích => Nếu thỏa mãn đầy đủ các yêu tố cấu thành => Cố ý gây thương tích.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |