dau hieu phap ly

Chủ đề   RSS   
  • #155519 15/12/2011

    trancntp

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    dau hieu phap ly

    cho tôi hỏi dấu hiệu pháp lý của tội phạm cụ thể:
    tội giết người
    tội vô ý làm chết người
    tội bức tử
     
    7864 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #156474   20/12/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào bạn, bạn có thể tham khảo:

    1. Tội giết người

    Khách thể của tội phạm xâm phạm đến quyền sống của con người.

    Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

    + Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

    * Về hình thức của hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.

     Dạng hành động giết người mang tính chất phổ biến hơn và được thực hiện bằng hành vi dùng vũ lực như dùng súng, dao, gậy, thuốc độc, sức mạnh về thể chất để bắn chém, đầu độc, đấm đá, bóp cổ.

    Dạng không hành động giết người ví dụ như bác sĩ đang khi trực, có một ca cấp cứu, nhưng đã không cấp cứu nạn nhân làm nạn nhân chết.

    Ví dụ A đẩy B ra giữa sông sâu, B chấp chới giữa sông, A bỏ về, B chết.

    Hành vi phạm tội của A, về hình thức của hành vi có thể là 2 khả năng sau: Nếu ý định tước bỏ tính mạng của B xuất hiện trước khi A đẩy B xuống sông thì hành vi phạm tội của A thực hiện bằng hành động (thuộc trường hợp phạm tội giết người Điều 93), còn nếu ý định tước bỏ tính mạng của B hình thành sau khi đẩy B xuống sông thì hành vi phạm tội của A thực hiện bằng không hành động (A phạm tội cố ý không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Điều 102).

    * Về tính chất của hành vi khách quan hành vi tước đoạt tính mạng của người khác phải là trái pháp luật, tức là ngoài những trường hợp tước bỏ tính mạng của người khác mà pháp luật cho phép như phòng vệ chính đáng, thi hành hình phạt tử hình, và giết địch trong chiến đấu.

                + Hậu quả của tội phạm nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc. Như vậy, tôi giết người là tội có cấu thành vật chất, tội phạm hoàn thành khi nạn nhân chết.

                + Giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả - là một dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội giết người. Giữa hành vi khách quan và hậu quả được coi là có mối quan hệ nhân quả khi chúng thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện:

    @ Nạn nhân chết xẩy ra sau khi khi thực hiện hành vi khách quan.

    @ Hành vi khách quan trên phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nạn nhân chết.

    @ Nạn nhân chết hoàn toàn do hành vi khách quan của tội phạm gây ra (nó phản ánh sự hiện thực hoá khả năng làm phát sinh hậu quả).

                + Đối tượng tác động của tội phạm nạn nhân phải là con người còn sống. Con người được tính từ khi bắt đầu sinh ra cho đến khi chết.

    Người chết là người mà tim ngừng đập, thần kinh ngừng hoạt động.

    2. Tội bức tử:

    Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

    Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Khách thể của tội phạm xâm phạm tính mạng con người.

    Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

    + Hành vi khách quan thể hiện ở 1 trong 4 dạng hành vi sau:

    @ Hành vi đối xử tàn ác: Ví dụ bỏ đói, bỏ rét, bắt làm việc quá sức. Đánh đập nạn nhân có thể 1 hoặc nhiều lần. Hành vi đánh đập gây thương tích cho nạn nhân mà hậu quả thương tật từ 11% trở lên bị truy tố về 2 tội.

    Ví dụ: A là mẹ kế thường xuyên đánh đập con riêng của chồng là B gây thương tích 20%. B tự sát.

    A bị truy cứu TNHS về 2 tội: Tội cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 20% và Tội bức tử.

    @ Hành vi ức hiếp: Chèn ép không cho nạn nhân có quyền, ăn, quyền nói, quyền thể hiện ý chí của mình hoặc đối xử bất công với nạn nhân như đánh đập không cho kêu la, không cho khóc.

    @ Hành vi ngược đãi: Đối xử tồi tệ với nạn nhân trái với quy tắc đạo đức, biểu hiện thực tế như cho nạn nhân ăn chung với chó, mèo hoặc cho ngủ ngoài chuồng lợn.

    @ Hành vi làm nhục: Có những lời nói miệt thị, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. Chửi rủa, xỉ vả nạn nhân trước đám đông, tung tin thất thiệt để người khác tin nạn nhân là người xấu xa tội lỗi.

    Chú ý: Hành vi thứ nhất có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần. nhưng ba loại hành vi sau phải xảy ra thường xuyên mới cấu thành tội phạm

                + Hậu quả nạn nhân có hành vi tự sát.

                Đây là tội có CTTP vật chất, tội phạm hoàn thành khi có hành vi tự sát của nạn nhân - là hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm.

                + Giữa hành vi khách quan và việc tự sát của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân quả với nhau, tức là nguyên nhân chính làm nạn nhân tự sát phải là do 1 trong 4 hành vi khách quan nêu trên gây ra.

                Chủ thể của tội phạm là người mà nạn nhân có quan hệ lệ thuộc. Có thể lệ thuộc về kinh tế, quan hệ gia đình, quan hệ công tác, quan hệ tín ngưỡng. Ví dụ: Cha mẹ kế với con riêng của vợ hoặc của chồng, mẹ chồng với con dâu

                Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý vì quá tự. Nếu hành vi bức tử làm nạn nhân tự sát thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thì bị xử lý về Tội giết người (Điều 93).

    3. Tội vô ý làm chết người:

                Khách thể của tội phạm xâm phạm tính mạng con người.

                Chủ thể của tội phạm bất kỳ ai.

                Mặt chủ quan của tội phạm lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả.

                Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

                + Hành vi khách quan là hành vi vi phạm quy tắc an toàn chung trừ những quy tắc thuộc điều 99 BLHS 1999
                + Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    jumba (21/12/2011)