Dấu hiệu đáng ngờ nào trong lĩnh vực ngân hàng cho biết đang có hành vi rửa tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #605015 25/08/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Dấu hiệu đáng ngờ nào trong lĩnh vực ngân hàng cho biết đang có hành vi rửa tiền?

    Hiện nay, nhiều đối tượng thực hiện những giao dịch bất chính thu được số lợi bất chính, sau đó thực hiện các hoạt động nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các dấu hiệu đáng ngờ của hành vi rửa tiền?

     

    Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản của hành vi rửa tiền?

    Căn cứ Điều 27 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có quy định về các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản của hành vi rửa tiền như sau:

    - Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán.

    - Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.

    - Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.

    - Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

    - Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

    - Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.

    - Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, pháp luật có quy định về những dấu hiệu cơ bản được xem là đáng ngờ khi khách hàng thực hiện giao dịch hoặc các hoạt động khác có dấu hiệu của hành vi rửa tiền nêu trên.

    Dấu hiệu đáng ngờ nào trong lĩnh vực ngân hàng cho biết đang có hành vi rửa tiền?

    Căn cứ Điều 28 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có quy định về các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng của hành vi rửa tiền như sau:

    - Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không.

    - Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo.

    - Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn bất thường, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường.

    - Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh.

    - Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường.

     Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu.

    - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

    - Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn.

    - Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.

    - Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm.

    - Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch.

    - Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng đề nghị vay vốn không đầy đủ, không chính xác.

    - Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.

    - Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (sau đây gọi là địa chỉ IP) ở nước ngoài.

    Như vậy, pháp luật quy định các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng của hành vi rửa tiền nêu trên.

    Hành vi nào được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền?

    Căn cứ Điều 28 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền như sau:

    - Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.

    - Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

    - Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.

    - Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

    - Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

    Như vậy, để đảm bảo hoạt động phòng, chống rửa tiền đúng theo quy định pháp luật, Nhà nước ta đã ban hành các quy định cấm trong hoạt động này để đảm bảo những người có thẩm quyền thực hiện đúng theo luật định.

    Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy Nhà nước ta đang đẩy mạnh hoạt động phòng chống rửa tiền nhằm ngăn chặn các hành vi hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

     
     
    322 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận