Đặt đúng sai và giải thích

Chủ đề   RSS   
  • #504456 12/10/2018

    Danluatvn1303

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đặt đúng sai và giải thích

    A) cá nhân đủ 21 tuổi trở lên đều là chủ thể của mọi hành vi vi phạm pháp luật B) vi phạm pháp luật luôn được thể hiện dưới dạng hành động C) có lỗi là hành vi vi phạm pháp luật D) không có lỗi thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật E) yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc phải có trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật
     
    1729 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504593   13/10/2018

    LS.nguyenanh
    LS.nguyenanh

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2012
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 696
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Câu hỏi bài tập LS không trả lời

    Luật sư Nguyễn Xuân Hào - Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An

    - Tell: 0979043626/ 19006280

    - Email: luatsunguyen08@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #509648   08/12/2018

    Câu a, “cá nhân đủ 21 tuổi trở lên đều là chủ thể của mọi hành vi vi phạm pháp luật”

    Sai bởi vì cá nhân đủ 21 tuổi trở lên nhưng thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế hành vi dân sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ tại Điều 21 Bộ Luật hình sự 2015.

    Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509649   08/12/2018

    Câu b, vi phạm pháp luật luôn được thể hiện dưới dạng hành động

    Sai

    Bởi vì Hành vi Vi phạm pháp luật ngoài việc được thể hiện dưới dạng hành động thì còn có dạng không hành động. Ví dụ. Anh A đi tập thể dục quanh bờ hồ và thấy anh B bị rơi xuống hồ kêu cứu vì sắp chết đuối. Anh A mặc dù là người biết bơi và thấy anh B sắp chết ngạt dưới nước nhưng vẫn dững dưng đứng nhìn không cứu giúp cũng như không thông báo với mọi người xung quanh cứu anh B. Dẫn đến việc anh B chìm dưới nước quá lâu và bị chết đuối. Như vậy trong trường hợp này mặc dù anh A không trực tiếp hành động giết anh B, nhưng hành vi không cứu giúp anh B mặc dù có đủ điều kiện thì anh A đã phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 132 Bộ Luật Hình sự 2015 về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng rồi

    1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

    b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

    3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509650   08/12/2018

    c, "Có lỗi là hành vi vi phạm pháp luật"

    Sai, Bởi vì Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Tuy nhiên, lỗi được chia ra làm 2 dạng lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó lỗi cố ý gồm (cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp). Và vô ý gồm (vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả). Trong một số trường hợp thì mặc dù có lỗi nhưng do người thực hiện bị tâm thần thì họ cũng không phải chịu TNHS.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509651   08/12/2018

    câu d, Không có lỗi thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật

    Đúng,

    Bởi vì, Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình.

    Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509652   08/12/2018

    câu đ, “yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc phải có trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật”

    Sai

    Bởi vì, Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. Còn yếu tố lỗi thì nằm trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |