Đặt cọc nhầm người, có đòi lại tiền được không?

Chủ đề   RSS   
  • #175025 29/03/2012

    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Đặt cọc nhầm người, có đòi lại tiền được không?

     

     

    (Dân Việt) - Tôi đặt cọc 200 triệu đồng để mua một căn nhà tại quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, căn nhà nói trên không thuộc quyền sở hữu của người nhận tiền cọc mà thuộc quyền sở hữu của người chị anh ta hiện đang ở nước ngoài...

     

    Hỏi: Tháng 8.2011, tôi đặt cọc 200 triệu đồng cho một người để mua một căn nhà tại quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, căn nhà nói trên không thuộc quyền sở hữu của người nhận tiền cọc mà thuộc quyền sở hữu của người chị anh ta hiện đang ở nước ngoài. Thế nhưng, sau đó người chị này không chịu bán nhà cho tôi và không thừa nhận việc đặt cọc. Tôi có thể đòi lại tiền đặt cọc không? 

    Phan Ngọc Phương Hiền (TP.Đà Nẵng)

    Trả lời: Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 92 Luật Nhà ở năm 2005 thì điều kiện để các bên tham gia vào giao dịch về nhà ở thì bên bán nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu người nhận đặt cọc của bạn không phải là chủ sở hữu của căn nhà bạn muốn mua, đồng thời không được người chị ủy quyền bán nhà ở hợp pháp thì người này không có quyền tham gia giao dịch về nhà ở.

    Do đó, đối chiếu với các quy định tại Điều 122, Điều 127, Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005 thì giao dịch đặt cọc nói trên là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo khoản 2, Điều 137 Bộ luật Dân sự thì khi việc đặt cọc vô hiệu, bạn có quyền yêu cầu người nhận tiền cọc của bạn trả lại số tiền 200 triệu đồng nói trên. Đồng thời, nếu chứng minh được người nhận tiền cọc có lỗi thì bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

    Trường hợp người nhận tiền cọc không chịu trả tiền cọc thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu tòa giải quyết, buộc họ phải trả lại tiền đặt cọc cho bạn theo quy định của pháp luật.

    (Công ty Luật hợp danh FDVN; 193 Nguyễn Tri Phương, TP.Đà Nẵng; Website: www.fdvn.vn)

    http://danviet.vn/81288p1c33/dat-coc-nham-nguoi-co-doi-lai-tien-duoc-khong.htm



    Luật sư tại Hội An, Luật sư tại Tam Kỳ, Luật sư tại Quảng Nam, Luật sư tại Huế, Luật sư tại Đông Hà, Luật sư tại Đồng Hới, Luật sư tại Quảng Bình, Luật sư tại Quảng Ngãi, Luật sư tại Bình Định, Luật sư tại Phú Yên, Luật sư tại Khánh Hòa, Luật sư tại Nha Trang, Luật sư tại Đắk Lắk, Luật sư tại Gia Lai, Luật sư tại Đà Lạt, Luật sư tại Đắk Nông, Luật sư tại Hà Tĩnh, Luật sư tại Nghệ An ... 
    Cập nhật bởi chaulevan ngày 04/08/2012 04:11:18 CH Cập nhật bởi lawcao ngày 29/03/2012 09:48:11 SA

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    4779 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawcao vì bài viết hữu ích
    hohoangvinhphu (19/07/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #198702   04/07/2012

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    Trường hợp này mà đòi không trả thì có thể làm đơn tố giác tới công an để đề nghị xem xét dấu hiệu tội phạm.

    Nếu người nhận đặt cọc tự giới thiệu đó là đất của mình và hứa hẹn bán, nhận tiền đặt cọc thì có đủ dấu hiệu của việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi công an xem xét khởi tố vụ án,

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
  • #571941   31/05/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nếu gặp người không đàng hoàng, thì chắc ăn là không rồi. Bởi đâu có căn cứ nào để buộc họ phải trả lại tiền. Thời buổi này tốt nhất nên thật cẩn thận, đừng để sơ hở ra cái gì rồi lại cất công mò tìm cách lấy lại. Là dân luật thì tốt nhất làm gì cũng giấy tờ bằng chứng rõ ràng

     
     
    Báo quản trị |  
  • #571969   01/06/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Trước khi giao dịch tiền bạc vẫn nên tìm hiểu kỹ đối phương, người tham gia giao dịch chung với mình. Vì có rất nhiều trường hợp lợi dụng để lừa đảo. Trong trường hợp này thì vẫn có thể gửi đơn tố cáo đến công an, để công an vào cuộc.

     
    Báo quản trị |  
  • #589021   31/07/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (824)
    Số điểm: 5525
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự, nó cần đảm bảo các điều kiện luật định trong đó có chủ thể. Chủ thể phải là người có quyền đứng ra thỏa thuận giao dịch. Cho nên chuyện đặt cọc sai người tức là sai chủ thể có quyền, cho nên giao dịch đó vô hiệu do không thỏa các điều kiện. Cho nên sẽ đòi lại được số tiền đặt cọc.

     
    Báo quản trị |