Đào mộ người khác có phải là hành vi phạm pháp không?

Chủ đề   RSS   
  • #616401 16/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 583 lần


    Đào mộ người khác có phải là hành vi phạm pháp không?

    Trong cuộc sống hằng ngày thì việc bị trộm cắp vẫn thường xuyên xảy ra và những người thực hiện hành vi này đều bị pháp luật trừng trị thích đáng. Vậy còn những “kẻ đào mộ” thì có phải là hành vi phạm pháp không? Họ sẽ bị xử lý thế nào?

    Đào mộ người khác có phải là hành vi phạm pháp không?

    Theo Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

    - Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

    + Vì động cơ đê hèn;

    + Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

    Như vậy, đào mộ người khác là hành vi vi phạm pháp luật và người đào mộ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.

    Có được chôn cất người chết ở xung quanh nhà không?

    Theo Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như sau:

    - Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

    - Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.

    - Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

    - Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.

    - Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.

    Như vậy, hiện nay không cấm việc chôn cất người chết xung quanh nhà, tuy nhiên, Nhà nước ta khuyến khích mai táng, hỏa táng tại nơi được quy hoạch như nghĩa trang để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

    Đất nghĩa trang phải được quy hoạch như thế nào?

    Theo Điều 214 Luật Đất đai 2024 quy định về đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt như sau:

    - Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.

    - Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu giữ tro cốt trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    - Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đất cơ sở lưu giữ tro cốt được Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

    + Giao đất có thu tiền sử dụng đất để xây dựng cơ sở lưu giữ tro cốt, để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng lưu giữ tro cốt;

    + Cho thuê đất để xây dựng nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng.

    - Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đất cơ sở lưu giữ tro cốt không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 214 Luật Đất đai 2024 thì Nhà nước giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị sự nghiệp công lập để quản lý.

    Như vậy, đất nghĩa trang phải được quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất/xây dựng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.

     
    292 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận