Đạo luật nào điều chỉnh về vấn đề khi xảy ra xung đột trong văn bản pháp luật tại Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #242754 31/01/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Đạo luật nào điều chỉnh về vấn đề khi xảy ra xung đột trong văn bản pháp luật tại Việt Nam

    Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

     

    Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

    1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

    3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    4. Nghị định của Chính phủ.

    5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

    10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

    11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

     

     

    Như vậy,

     

    1. Các văn bản được quy định tại Điều 12 của Luật trên là văn bản quy phạm pháp luật. Vậy còn những văn bản khác, ví dụ Quyết định của Bộ Công an, thì gọi là gì (tạm gọi là văn bản X)?

    2. Khi một trong các văn bản trên có những điều mâu thuẫn nhau, trái nhau hay xung đột nhau, thì đạo luật nào điều chỉnh mối quan hệ giữa chúng?

    3. Khi một trong các văn bản trên có những điều mâu thuẫn với văn bản X, thì đạo luật nào điều chỉnh mối quan hệ giữa chúng?

     
    19382 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    SAdmin (31/01/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #242781   31/01/2013

    khanghailaw
    khanghailaw
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (229)
    Số điểm: 2147
    Cảm ơn: 229
    Được cảm ơn 91 lần


    Quyết định của Bộ Công an gọi là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật bạn à.

    các văn bản có mâu thuẫn nhau thì vb có giá trị pháp lý cao hơn dc áp dụng (hiến pháp-luật), hai vb có giá trị pháp lý bằng nhau thì vb dc ban hành sau dc áp dụng,còn căn cứ vào vb điều chỉnh riêng chỉ áp dung cho vấn đề đó( ví dụ vấn đề nhà ở thì áp dụng quy định của luật nhà ở dù luật dân sự cũng quy định về nhà ở-quy định chung chung)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khanghailaw vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (31/01/2013)
  • #242903   31/01/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    ngothilaw viết:

    Quyết định của Bộ Công an gọi là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật bạn à.

    các văn bản có mâu thuẫn nhau thì vb có giá trị pháp lý cao hơn dc áp dụng (hiến pháp-luật), hai vb có giá trị pháp lý bằng nhau thì vb dc ban hành sau dc áp dụng,còn căn cứ vào vb điều chỉnh riêng chỉ áp dung cho vấn đề đó( ví dụ vấn đề nhà ở thì áp dụng quy định của luật nhà ở dù luật dân sự cũng quy định về nhà ở-quy định chung chung)

     

    Cảm ơn bạn! Nhưng những điều bạn nói trên là được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào, hay là ý nghĩ chủ quan của bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #242973   01/02/2013

    khanghailaw
    khanghailaw
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (229)
    Số điểm: 2147
    Cảm ơn: 229
    Được cảm ơn 91 lần


    trời ơi bạn có học môn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ko? học mà ko biết à, bạn ko nghe cô giảng à, bạn kiếm giáo trình hay tập bài giảng môn xd vb qppl đọc đi nha, diều mình nói có trong đó đó.Thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #242990   01/02/2013

    PhapLuat247.com
    PhapLuat247.com

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 673
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 45 lần


    ngothilaw viết:

    trời ơi bạn có học môn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ko? học mà ko biết à, bạn ko nghe cô giảng à, bạn kiếm giáo trình hay tập bài giảng môn xd vb qppl đọc đi nha, diều mình nói có trong đó đó.Thân.

    Không phải đi kiếm đâu xa đâu bạn à, nó có ngay ở trong luật đó, chứ cô dạy hay giáo trình thì có giá trị pháp lý gì đâu@@@@, nếu tôi nhớ không nhầm thì quy định đó ở Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008

    http://phapluat247.com - PHÁP LUẬT CHO MỌI NGƯỜI

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhapLuat247.com vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (01/02/2013)
  • #243102   01/02/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    ngothilaw viết:

    trời ơi bạn có học môn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ko? học mà ko biết à, bạn ko nghe cô giảng à, bạn kiếm giáo trình hay tập bài giảng môn xd vb qppl đọc đi nha, diều mình nói có trong đó đó.Thân.

     

    Xin lỗi bạn chứ, những lời cô giáo, thầy giáo hay giáo sư dạy thì cũng không có giá trị pháp lý, thậm chí đến cả phán quyết của thẩm phán tại Việt Nam cũng không có giá trị như là một án lệ nữa là bạn bảo căn cứ vào ghi chép trên giảng đường đại học.

    Và cũng xin lỗi, nhưng mình đã đọc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật rồi, nhưng không có điều, khoản, điểm nào quy định về trường hợp xảy ra sự xung đột trong mỗi điều khoản tại mỗi văn bản thì hướng áp dụng theo luật nào. Bạn cùng là dân luật với nhau, theo bạn thì nên nói một điều gì có cần phải viện dẫn căn cứ không?

    Cảm ơn bạn nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #243105   01/02/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    À cũng xin lỗi nói thêm với bạn  chút nhé: 

    Mình đang không tranh luận với bạn về cái tên gọi những văn bản không nằm trong Điều 2 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nêu trên là gì (là văn bản áp dụng hay văn bản dưới luật hay một cái tên gọi khác v.v...)

    Mình đang tranh luận và thắc mắc về điều, khoản, điểm nào trong văn bản pháp luật hiệu lực nào quy định về việc điều chỉnh quan hệ khi giữa hai hay nhiều văn bản có xung dột với nhau. Xin cảm ơn nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #243107   01/02/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trích luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

    4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (02/02/2013)
  • #243137   02/02/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    ntdieu viết:

    Trích luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

    4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

     

    Cảm ơn bạn nhiều!

    Tuy vậy, đó là quy định trong trường hợp 2 vbqppl với nhau. Thế con trường hợp xảy ra xung đột giữa một vbqppl (ví dụ Nghị định số34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) với văn bản không được coi là vbqppl (ví dụ Thống tư số65/2012/TT-BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ) thì sẽ vận dụng như thế nào?

    Cái văn bản Thông tư số65/2012/TT-BCA này gọi là gì: văn bản dưới luật hay văn bản áp dụng vbqppl hay văn bản gì...?

     
    Báo quản trị |  
  • #243147   02/02/2013

    PhapLuat247.com
    PhapLuat247.com

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 673
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 45 lần


    anhminhnguyen viết:

    Tuy vậy, đó là quy định trong trường hợp 2 vbqppl với nhau. Thế con trường hợp xảy ra xung đột giữa một vbqppl (ví dụ Nghị định số34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) với văn bản không được coi là vbqppl (ví dụ Thống tư số65/2012/TT-BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ) thì sẽ vận dụng như thế nào?

    Cái văn bản Thông tư số65/2012/TT-BCA này gọi là gì: văn bản dưới luật hay văn bản áp dụng vbqppl hay văn bản gì...?

    Chào bạn!

    Thông tư số65/2012/TT-BCA là văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào khoản 8 Điều 2, Luật BHVBQPPL 2008.

    Về giá trị pháp lý trên lý thuyết: thì Nghị định số34/2010/NĐ-CP có giá trị pháp lý cao hơn - ( xem Điều 83)

    Về thực tiễn: Áp dụng ngược lại.

    trân trọng!

    http://phapluat247.com - PHÁP LUẬT CHO MỌI NGƯỜI

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhapLuat247.com vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (02/02/2013)
  • #243212   02/02/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    PhapLuat247.com viết:

     

    anhminhnguyen viết:

     

    Tuy vậy, đó là quy định trong trường hợp 2 vbqppl với nhau. Thế con trường hợp xảy ra xung đột giữa một vbqppl (ví dụ Nghị định số34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) với văn bản không được coi là vbqppl (ví dụ Thống tư số65/2012/TT-BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ) thì sẽ vận dụng như thế nào?

    Cái văn bản Thông tư số65/2012/TT-BCA này gọi là gì: văn bản dưới luật hay văn bản áp dụng vbqppl hay văn bản gì...?

     

     

    Chào bạn!

    Thông tư số65/2012/TT-BCA là văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào khoản 8 Điều 2, Luật BHVBQPPL 2008.

    Về giá trị pháp lý trên lý thuyết: thì Nghị định số34/2010/NĐ-CP có giá trị pháp lý cao hơn - ( xem Điều 83)

    Về thực tiễn: Áp dụng ngược lại.

    trân trọng!

     

    Chào bạn,

    Mình đồng ý với câu trả lời của bạn là Thông tư số65/2012/TT-BCA là vbqppl, lúc đó mình có 1 chút nhầm lẫn nên chưa nhìn kỹ Điều 2 khoản 8. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp các Quyết định của Bộ trường Bộ Công an (ví dụ thế) ban ra áp dụng rộng rãi toàn quốc đối với cả chiến sỹ và người dân chấp hành, thử hỏi các Quyết định đó liệu có phải là vbqppl?

    (Ví dụ: Quyết định số23/2002/QĐ-BCA(X13) v/v thành lập Đội cảnh sát phản ứng nhanh (CS113) và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng này)

     
    Báo quản trị |  
  • #243215   02/02/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì Quyết định của bộ trưởng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

    Những văn bản kiểu này từng là VPQPPL theo luật năm 2002, nhưng từ năm 2009 thì không còn nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (02/02/2013)
  • #243228   02/02/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    ntdieu viết:

    Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì Quyết định của bộ trưởng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

    Những văn bản kiểu này từng là VPQPPL theo luật năm 2002, nhưng từ năm 2009 thì không còn nữa.

     

    Cảm ơn bạn ntdieu,

    Mình rất muốn biết là nếu một văn bản đã không còn là vbqppl thì có buộc mọi người phải tuân theo thay không? Ví dụ Quyết định của Bộ Công an hay Kế hoạch của Giám đốc công an tỉnh?

     
    Báo quản trị |  
  • #487885   26/03/2018

    Thachlaw
    Thachlaw

    Male
    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    anhminhnguyen viết:

     

    ntdieu viết:

     

    Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì Quyết định của bộ trưởng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

    Những văn bản kiểu này từng là VPQPPL theo luật năm 2002, nhưng từ năm 2009 thì không còn nữa.

     

     

     

    Cảm ơn bạn ntdieu,

    Mình rất muốn biết là nếu một văn bản đã không còn là vbqppl thì có buộc mọi người phải tuân theo thay không? Ví dụ Quyết định của Bộ Công an hay Kế hoạch của Giám đốc công an tỉnh?

    Theo mình thì quyết định của Bộ, Cơ quan ngang bộ ở đây chỉ là văn bản được áp dụng một lần về một vấn đề đối với nội bộ của Bộ đó. Và đương nhiên nó không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Và bạn không phải tuân theo. Quan điểm cá nhân, mong được góp ý

     
    Báo quản trị |  
  • #487848   24/03/2018

    Nếu luật ban hành sau là BLDS chỉ quy định chung cho vấn đề nào đó nhưng luật khác ban hành trước quy định rất chi tiết và cụ thể. Vậy áp dụng luật ban hành sau có hợp lý không?

     
    Báo quản trị |  
  • #487875   26/03/2018

    Như vậy thông thư trái với nghị định thì phải sửa đổi cho phù hợp với nghị định, hoặc bãi bỏ nếu không sửa đổi thông tư vẫn có hiệu lực vì vậy vẫn thực hiện theo thông tư. như vậy có sai không? và thực hiện như thế nào

     

     
    Báo quản trị |  
  • #487888   26/03/2018

    Thachlaw
    Thachlaw

    Male
    Mầm

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    longhvcb viết:

    Như vậy thông thư trái với nghị định thì phải sửa đổi cho phù hợp với nghị định, hoặc bãi bỏ nếu không sửa đổi thông tư vẫn có hiệu lực vì vậy vẫn thực hiện theo thông tư. như vậy có sai không? và thực hiện như thế nào

     

     

    longhvcb viết:

     

    Như vậy thông thư trái với nghị định thì phải sửa đổi cho phù hợp với nghị định, hoặc bãi bỏ nếu không sửa đổi thông tư vẫn có hiệu lực vì vậy vẫn thực hiện theo thông tư. như vậy có sai không? và thực hiện như thế nào

     

     

     

    Bạn nghiên cứu khoản 2 khoản 3 điều 83 nhé.

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

     
    Báo quản trị |  
  • #493269   31/05/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trong trường hợp này đều đang nói đến "Văn bản quy phạm pháp luật". Điều 83 Luật Ban hành VBQPPL nêu quy định thứ tự áp dụng văn bản rõ ràng, văn bản dươi luật hoặc văn bản hướng dẫn ko được xem là VBQPPL thì không được quy định trái với VB cấp trên. Nếu trái thì không có tính áp dụng.

     
    Báo quản trị |