Quan điểm của mình thì thế này:
Giống: đạo đức và pháp luật đều là tập hợp những quy tắc xử sự được số đông đặt ra và thừa nhận, áp dụng chung cho một tập hợp người nhất định, nhằm mục đích tạo ra và quản lý một xã hội có trật tự theo hướng tốt đẹp.
Khác:
Đối tượng điều chỉnh:
Đạo đức chỉ điều chỉnh những hành vi của cá nhân với các chuẩn mực mà họ thừa nhận.
Pháp luật điều chỉnh cả cá nhân lẫn tổ chức và phạm vi toàn xã hội.
Phạm vi điều chỉnh:
Đạo đức điều chỉnh chủ yếu về mặt lương tâm con người và các giá trị đạo đức, thường gắn liền với các yếu tố văn hóa, tôn giáo, nhân văn,...
Pháp luật điều chỉnh hành vi cụ thể, bao quát hầu hết các mặt của đời sống xã hội.
Phương thức điều chỉnh:
Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo hướng nên hay không nên, hành vi đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, thiện hay ác…
Pháp luật điều chỉnh hành vi theo hướng được thực hiện hay không được thực hiện.
Cơ chế đảm bảo:
Đạo đức được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội
Pháp luật ngoài các yếu tố trên còn có yếu tố quan trọng và mạnh nhất đó là có chế tài mang tính cưỡng chế nhà nước.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.