Danh sách 675 điều kiện kinh doanh được cắt giảm

Chủ đề   RSS   
  • #468418 22/09/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Danh sách 675 điều kiện kinh doanh được cắt giảm

    Ngày 20/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018.

    Theo đó, 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm dựa trên 5 nguyên tắc sau:

    - Chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước bằng việc chuyển dần sang hậu kiểm trong xây dựng, thực hiện các điều kiện kinh doanh.

    - Việc xây dựng, thực hiện điều kiện đầu tư kinh doanh phải tính đến các điều kiện gia nhập thị trường theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    Điều kiện đầu tư, kinh doanh nếu thực sự cần thiết cũng phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014.

    -Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh và chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực phải được đánh giá, xem xét thận trọng về tính khả thi, các điều kiện nguồn lực của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, xem xét khả năng phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương trong quản lý, thực hiện.

    Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh cần phải gắn với công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính.

    Dự kiến sẽ có khoảng 675 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, nhiều hơn khoảng 60 điều kiện so với dự kiến ban đầu và chiếm khoảng 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh của 27 nhóm ngành hàng.

    Bộ Công Thương đã chính thức thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với 05 thủ tục hành chính bao gồm:

    - Cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi;

    - Cấp phép nhập khẩu tự động xe mô tô phân khối lớn;

    - Cấp phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;

    - Cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;

    - Cấp Giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô.

    Chi tiết Quyết định 3610a/QĐ-BCT năm 2017 và 675 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm. 

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 22/09/2017 07:57:01 SA
     
    14321 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    lilama693ship (03/10/2017) bvschnn (30/09/2017) minhqmco (22/09/2017) GHLAW (22/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468424   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Ngành nghề kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 350

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm:

    - Bước 1: 215 điều kiện

    - Bước 2: 331 điều kiện

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh hiện hành

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    52

    Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương

    I. Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

    1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phải đáp ứng đủ điều kiện sau:

    a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

    b) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7 Chương VI của Nghị định 77/2016/NĐ-CP.

    Điều kiện đối với cơ sở sản xuất

    1. Địa điểm, môi trường:

    a) Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;

    b) Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước; Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

    c) Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;

    d) Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

    2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng:

    a) Nhà xưởng sản xuất và các khu vực phụ trợ phải đủ diện tích để bố trí trang thiết bị của dây chuyền sản xuất thực phẩm và phù hợp với công năng thiết kế của cơ sở;

    b) Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

    c) Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt;

    d) Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín, bảo đảm vệ sinh;

    đ) Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và bảo đảm vệ sinh.

    3. Kết cấu nhà xưởng:

    a) Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm;

    b) Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm tạo ra bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, không bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, tẩy trùng và dễ lau chùi, khử trùng;

    c) Tường nhà phẳng, sáng màu, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

    d) Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh;

    đ) Cửa ra vào, cửa sổ nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng thuận tiện làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập;

    e) Cầu thang, bậc thềm và các kệ không trơn, dễ làm vệ sinh và bố trí ở vị trí thích hợp với quy trình sản xuất.

    4. Hệ thống thông gió:

    a) Bảo đảm thông gió cho các khu vực của cơ sở và phù hợp với yêu cầu loại hình sản xuất thực phẩm; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh; Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

    b) Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

    5. Hệ thống chiếu sáng:

    a) Bảo đảm theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm; Bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.

    b) Bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.

    6. Hệ thống cung cấp nước:

    a) Bảo đảm đủ nước sạch để sản xuất thực phẩm và phù hợp với quy định về chất lượng nước ăn uống; Bảo đảm đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với quy định về chất lượng nước sinh hoạt;

    b) Bảo đảm đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với quy định về chất lượng nước sinh hoạt;

    c) Các nguồn nước do cơ sở khai thác, xử lý và sử dụng phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần.

    7. Hơi nước và khí nén:

    a) Hơi nước, khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho thực phẩm;

    b) Nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng cho mục đích khác phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt và không được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm.

    8. Hệ thống xử lý chất thải, rác thải:

    a) Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ được làm bằng vật liệu chắc chắn, bảo đảm kín, có nắp đậy, có khóa (nếu cần thiết). Dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hiểm phải được thiết kế đặc biệt, dễ phân biệt, khi cần có thể khóa để tránh ô nhiễm; Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và chất thải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định về vệ sinh môi trường

    b) Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và chất thải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định về vệ sinh môi trường.

    9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động:

    a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; ít nhất phải có 01 nhà vệ sinh cho 5 người;

    b) Thông gió bố trí phù hợp, bảo đảm không được thải từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; thoát nước thải phải dễ dàng và bảo đảm vệ sinh. Có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh;

    c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.

    10. Nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm:

    a) Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn theo quy định;

    b) Bao bì thực phẩm phải bảo đảm, an toàn; không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm.

    Điều 27. Điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ

    1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh.

    2. Phương tiện rửa và khử trùng tay:

    a) Có đủ trang thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng; giầy, dép trước khi sản xuất thực phẩm;

    b) Nơi rửa tay phải có đủ nước sạch, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay;

    c) Xưởng sản xuất thực phẩm phải có đủ bồn rửa tay cho người lao động.

    3. Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm:

    a) Có đủ và phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phẩm; b) Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm; Dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại;

    b) Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm;

    c) Dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại;

    d) Phương tiện, trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải có đủ quy trình vệ sinh, quy trình sử dụng, vận hành.

    4. Phòng chống côn trùng và động vật gây hại:

    a) Trang thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng và động vật gây hại;

    b) Không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm.

    5. Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường:

    a) Có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và phải đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm. Thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo phải bảo đảm độ chính xác trong quá trình sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường; Bảo đảm độ chính xác, bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định

    b) Bảo đảm độ chính xác, bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.

    6. Chất tẩy rửa và sát trùng:

    a) Chỉ sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng theo quy định;

    b) Phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không để ở nơi sản xuất thực phẩm.

    Điều 28. Điều kiện đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm

    1. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo chương trình do Bộ Công Thương quy định.

    2. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm bảo đảm yêu cầu về sức khỏe khi tham gia sản xuất thực phẩm; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấy phân và phải có kết quả âm tính với tác nhân gây dịch bệnh tiêu chảy này và vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn; việc xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện. Đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khỏe, được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.

    3. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.

    4. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mang trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang.

    5. Người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh: Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, đồ trang sức tay, đồng hồ; không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm.

    Điều 29. Điều kiện đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm

    1. Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm phải được bảo quản trong khu vực chứa đựng, kho riêng theo từng loại và có diện tích phù hợp.

    2. Kho phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu bảo quản, giao nhận theo loại thực phẩm và nguyên liệu; bảo đảm an toàn, thông thoáng, dễ vệ sinh và phòng chống được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và cư trú.

    3. Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải có đầy đủ biển tên; nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh; đối với nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có sổ sách theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác.

    4. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 12 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm.

    5. Có trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; có thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi được chế độ bảo quản đối với từng loại thực phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh. Có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm khác trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm.

    6. Có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm khác trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm.

    7. Nước đá dùng trong bảo quản trực tiếp thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật.

    ĐIỀU KIỆN CHUNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM

    Điều 30. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh

    1. Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.

    2. Không bị ngập nước, đọng nước.

    3. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.

    4. Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.

    5. Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm kinh doanh, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.

    6. Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô của từng loại thực phẩm kinh doanh; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.

    7. Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh. Tường, trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn

    8. Tường, trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.

    9. Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.

    10. Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo yêu cầu bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất; hệ thống bóng đèn cần có chụp đèn hoặc lưới bảo vệ.

    11. Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.

    12. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên. Có quy trình vệ sinh cơ sở và nhật ký vệ sinh do chủ cơ sở xây dựng.

    13. Khu vực rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn, dễ thấy. Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch sinh hoạt

    14. Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch sinh hoạt.

    15. Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh, đảm bảo thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.

    16. Có quy trình vệ sinh cơ sở và nhật ký vệ sinh do chủ cơ sở xây dựng.

    Điều 31. Điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ

    1. Đủ trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở. Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm

    2. Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.

    3. Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.

    4. Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.

    Điều 32. Điều kiện đối với người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

    1. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 28 Nghị định này.

    2. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đảm bảo vệ sinh.

    Điều 33. Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm

    1. Điều kiện an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm ngoài việc thực hiện theo các yêu cầu quy định tại Điều 29 của Nghị định này còn phải đáp ứng điều kiện sau:

    Khu vực bảo quản thực phẩm phải có đủ giá, kệ làm bằng các vật liệu chắc chắn, hợp vệ sinh; thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 15 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    2. Điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm:

    a) Thiết bị chứa đựng thực phẩm phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, côn trùng; phù hợp với kích thước vận chuyển; Thiết bị vận chuyển chuyên dụng và các dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch

    b) Thiết bị vận chuyển chuyên dụng và các dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

    c) Đủ thiết bị kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản đối với từng loại thực phẩm và theo yêu cầu của nhà sản xuất trong suốt quá trình vận chuyển;

    d) Có quy định về chế độ bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm; duy trì và kiểm soát chế độ bảo quản theo yêu cầu trong suốt quá trình vận chuyển; đối với thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có giao nhận cụ thể giữa người tiếp nhận và người vận chuyển thực phẩm;

    đ) Thiết bị dụng cụ phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển thực phẩm; không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

     ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT SỮA CHẾ BIẾN

    Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất sữa chế biến

    1. Có địa điểm sản xuất đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị tác động bởi các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa chế biến;

    b) Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và các biện pháp vệ sinh công nghiệp.

    2. Có thiết kế nhà xưởng đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Mặt bằng dây chuyền sản xuất được bố trí phù hợp, không bị ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm như: Lò hơi, trạm xử lý nước thải, nơi tập kết chất thải rắn, khu vệ sinh;

    b) Thiết kế nhà xưởng theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng là sữa chế biến các loại;

    c) Cách biệt giữa các khu vực: Kho nguyên liệu; kho vật tư, bao bì; kho thành phẩm; khu vực sản xuất (chuẩn bị nguyên liệu; chế biến; chiết, rót, đóng gói và hoàn thiện sản phẩm; hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP); cơ khí động lực); kho hóa chất; khu tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo;

    d) Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi, đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an toàn lao động;

    đ) Hệ thống thoát nước (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa) phải được thiết kế và xây dựng riêng biệt, có nắp đậy, đảm bảo độ dốc thoát nước, không đọng nước cục bộ.

    3. Có kết cấu nhà xưởng đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Nền nhà khu vực sản xuất phải đảm bảo dễ thoát nước, được làm từ vật liệu bền, khó bong tróc, chống trơn và dễ vệ sinh. Hệ thống thoát nước trong khu vực sản xuất phải có nắp đậy;

    b) Các hố ga, hố thu nước phải có bẫy ngăn mùi, ngăn côn trùng và hạn chế vi sinh vật từ cống thoát nước thâm nhập vào bên trong nhà xưởng;

    c) Hệ thống các đường ống phải được sơn màu khác nhau và có chỉ dẫn dễ phân biệt.

    4. Có hệ thống thông gió đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất; trường hợp thông gió cưỡng bức thì thiết bị điều hòa phải đảm bảo đủ không khí sạch, dễ lưu thông;

    b) Khu vực đặt hệ thống thiết bị chiết rót sản phẩm phải luôn khô, thoáng, sạch sẽ.

    5. Hệ thống cấp nước và chứa nước đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Phải đảm bảo đủ nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn;

    b) Có hệ thống bơm, xử lý nước, bồn/bể chứa nước, hệ thống đường ống dẫn luôn trong tình trạng sử dụng tốt; định kỳ kiểm tra để tránh hiện tượng chảy ngược hay tắc nghẽn đường ống;

    c) Đường ống cấp nước phải riêng biệt, có ký hiệu riêng dễ nhận biết, dễ vệ sinh và đảm bảo an toàn nguồn nước sạch, tránh tình trạng lây nhiễm;

    d) Bồn/bể chứa, bể lắng, bể lọc phải phù hợp với công nghệ xử lý nước cấp; thực hiện vệ sinh theo quy định hoặc khi cần thiết;

    đ) Trong trường hợp có sự cố về chất lượng nước, lập tức dừng sản xuất và cô lập sản phẩm sản xuất trong thời gian xảy ra sự cố;

    e) Có máy phát điện và máy bơm nước dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc máy bơm nước bị hỏng để đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục của cơ sở;

    g) Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để sản xuất sữa được chứa và bảo quản đảm bảo không bị thôi nhiễm hoặc, bị nhiễm bẩn từ các nguồn ô nhiễm khác.

    6. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Nồi hơi phải được thiết kế, bố trí ở khu vực riêng, ngăn cách với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành;

    b) Hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm an toàn, có chỉ dẫn dễ phân biệt với các hệ thống đường ống khác, phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.

    7. Có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải, khí thải đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Đối với chất thải rắn

    - Phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở vị trí phù hợp để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất;

    - Các dụng cụ chứa phế liệu được ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với dụng cụ chứa nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm; làm bằng vật liệu không thấm nước, ít bị ăn mòn; đảm bảo kín, thuận tiện để làm vệ sinh (nếu sử dụng lại nhiều lần) hay tiêu hủy (nếu sử dụng 01 lần);

    - Phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường.

    b) Đối với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt

    - Khu vực xử lý nước thải được bố trí cách biệt với khu vực sản xuất;

    - Công suất và công nghệ xử lý phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở sản xuất để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;

    - Không được thải trực tiếp nước thải chưa xử lý ra môi trường xung quanh; rãnh thoát nước trong khu vực sản xuất phải đảm bảo chảy từ nơi sạch đến nơi ít sạch hơn và đảm bảo thoát hết nước trong điều kiện ngừng dòng chảy;

    - Hố ga phải có nắp đậy, khu vực chế biến phải thực hiện vệ sinh cống rãnh hố ga sau mỗi ngày sản xuất; định kỳ khai thông cống rãnh, hố ga theo quy định.

    c) Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải được xử lý để tránh ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khác.

    d) Đối với chất thải nguy hại

    - Phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;

    - Được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại.

    8. Có hệ thống kho đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Kho nguyên liệu, phụ gia:

    - Được bố trí riêng biệt với khu sản xuất;

    - Nguyên liệu, phụ gia được đặt trên kệ/giá đỡ, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;

    - Đảm bảo các điều kiện quy định về nhiệt độ, độ ẩm, thời gian và điều kiện lưu giữ khác theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;

    - Đối với nguyên liệu, phụ gia đã mở bao nhưng chưa sử dụng hết phải bao gói kín sau mỗi lần sử dụng và lưu kho theo quy định;

    - Nguyên liệu, phụ gia bảo quản trong kho phải ghi các thông tin về: Dấu cách tên nguyên liệu, phụ gia và thời hạn sử dụng;

    - Đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu: Tại các trạm thu mua trung gian phải có hệ thống làm lạnh, có thiết bị, dụng cụ, hóa chất để kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu, lưu mẫu sữa thu mua; bồn bảo quản sữa tươi nguyên liệu phải có lớp cách nhiệt, mặt trong bằng các loại vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo luôn duy trì ở nhiệt độ 4°C đến 6°C; thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ khi vắt sữa tới khi chế biến không quá 48 giờ; bồn chứa phải được vệ sinh ngay sau khi không chứa sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo không còn vi sinh vật, tồn dư hóa chất tẩy rửa theo quy định; Thực hiện chế độ bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở.

    - Thực hiện chế độ bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở.

    b) Kho vật tư, bao bì, hóa chất

    - Bố trí riêng biệt với khu sản xuất;

    - Vật tư, bao bì được sắp xếp tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;

    - Bao bì trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm được bao gói theo quy định của nhà sản xuất;

    - Thời gian, điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;

    - Thực hiện chế độ bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở.

    c) Kho thành phẩm

    - Bố trí riêng biệt với khu sản xuất, thuận tiện cho việc nhập và xuất sản phẩm;

    - Đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ theo quy định, khô, sạch, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để không làm thay đổi các chỉ tiêu chất lượng, cảm quan và an toàn của sản phẩm;

    - Có khu vực dành riêng cho các sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu chờ xử lý;

    - Thực hiện chế độ bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở;

    - Sản phẩm được bảo quản trong kho thành phẩm phải ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất và thời hạn sử dụng;

    - Đối với các sản phẩm yêu cầu điều kiện bảo quản lạnh:

    + Sản phẩm phải được xếp trong kho lạnh, đảm bảo luôn duy trì sự lưu thông của khí lạnh đến từng sản phẩm trong kho lạnh;

    + Luôn duy trì nhiệt độ kho lạnh theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.

    9. Có khu vực sản xuất đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Khu vực chuẩn bị nguyên liệu

    - Nguyên liệu sản xuất phải để riêng từng loại, đặt trên kệ hoặc giá đỡ; Hương liệu được chuẩn bị riêng, đảm bảo không bị nhiễm chéo; Các thiết bị đo lường phải đảm bảo chính xác và hoạt động tốt; Vệ sinh thường xuyên, đảm bảo không bị bụi bẩn, đọng nước; Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực tiếp nhận nguyên liệu chuẩn bị sản xuất.

    - Hương liệu được chuẩn bị riêng, đảm bảo không bị nhiễm chéo;

    - Các thiết bị đo lường phải đảm bảo chính xác và hoạt động tốt;

    - Vệ sinh thường xuyên, đảm bảo không bị bụi bẩn, đọng nước;

    - Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực tiếp nhận nguyên liệu chuẩn bị sản xuất.

    b) Khu vực chế biến

    - Thiết bị chế biến phải được vệ sinh sạch trước khi sử dụng cho một chu kỳ sản xuất sản phẩm trong ngày;

    - Rác thải được gom và đựng trong túi nilon hoặc thùng kín để đúng nơi quy định;

    - Người làm việc trong khu vực phối trộn, tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải đeo găng tay chống thấm, bền, màu sáng và đảm bảo an toàn thực phẩm;

    - Vệ sinh khu vực hàng ngày hoặc ngay khi kết thúc chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm;

    c) Khu vực chiết, rót, đóng gói

    - Buồng hoặc phòng chiết, rót phải đảm bảo kín, vô trùng, duy trì nhiệt độ từ 20°C đến 28°C, áp suất dương so với bên ngoài;

    - Thiết bị chiết, rót trong buồng hoặc phòng phải đảm bảo vô trùng trong suốt quá trình chiết, rót sản phẩm;

    - Mặt phía trong của đường ống dẫn sản phẩm tới thiết bị chiết, rót phải được khử trùng đúng quy định; Vệ sinh thiết bị chiết, rót hàng ngày hoặc ngay khi kết thúc chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm; Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực này để tránh xảy ra nhiễm chéo.

    - Vệ sinh thiết bị chiết, rót hàng ngày hoặc ngay khi kết thúc chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm;

    - Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực này để tránh xảy ra nhiễm chéo.

    d) Khu vực thành phẩm

    - Khu vực bao gói sữa thành phẩm phải vệ sinh sạch sẽ trước khi bao gói, bảo đảm luôn khô ráo;

    - Dụng cụ và thiết bị bao gói sữa thành phẩm (bao gói màng co, in hạn sử dụng, băng chuyền, đóng gói thùng) phải được vệ sinh sạch sẽ.

    10. Có hệ thống vận chuyển nội bộ đảm bảo sản phẩm sữa chế biến không được vận chuyển cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm. Chủ cơ sở quy định cụ thể (bằng văn bản) đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm sữa chế biến thuộc phạm vi nội bộ.

    11. Có hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm đảm bảo các yêu cầu sau:

    a) Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm tra khác;

    b) Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng thuê khoán với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm;

    c) Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

    12. Quản lý hồ sơ

    a) Có đầy đủ hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp an toàn thực phẩm và các tài liệu khác liên quan) đối với nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, hóa chất phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm;

    b) Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm) đối với các sản phẩm sữa chế biến được sản xuất tại cơ sở.

    13. Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh

    Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng điều kiện tại Điều 28 Nghị định này.

    Dụng cụ, trang thiết bị, bao bì chứa đựng sữa chế biến

    1. Dụng cụ, bao bì chứa đựng tiếp xúc trực tiếp sản phẩm sữa chế biến thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

    2. Máy móc, thiết bị và đồ dùng tiếp xúc với sữa và các nguyên liệu được thiết kế và chế tạo đồng bộ, được làm bằng vật liệu không gỉ, không gây độc hại cho việc sử dụng đã định, khi cần được làm sạch, tẩy trùng và duy tu bảo dưỡng dễ dàng để tránh gây nhiễm bẩn.

    3. Thiết bị dùng để xử lý nhiệt, làm nguội, làm lạnh và giữ lạnh sữa được thiết kế đảm bảo nhanh chóng đạt được nhiệt độ theo yêu cầu kỹ thuật, duy trì một cách hữu hiệu; có thể giám sát, kiểm soát được nhiệt độ theo đúng quy định.

    4. Khí thổi trực tiếp vào sản phẩm (nếu có) phải đảm bảo vô trùng.

    5. Có hệ thống kiểm soát báo động khi các thông số chế biến (nhiệt độ, áp suất) vượt quá quy định.

    6. Dụng cụ đựng phế thải và hóa chất độc hại được thiết kế phù hợp và an toàn, dễ nhận biết, làm từ vật liệu bền, ít hư hỏng.

    7. Thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất, chế biến, kiểm tra phải được định kỳ bảo dưỡng, thay mới khi bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

    Thiết bị kiểm tra, đo lường, thử nghiệm, thiết bị có quy định an toàn nghiêm ngặt phải được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định của pháp luật.

    8. Việc sửa chữa và bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị, máy móc chỉ được tiến hành ngoài khu vực sản xuất hoặc khi ngừng sản xuất. Trường hợp tiến hành sửa chữa tại chỗ hoặc bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị, máy móc định kì phải tiến hành vệ sinh ngay sau khi kết thúc công việc.

    9. Dầu mỡ để bôi trơn các bộ phận của trang thiết bị, máy móc có tiếp xúc với sản phẩm phải thuộc loại được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.

     ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT BIA

    Điều kiện đối với cơ sở sản xuất bia

    1. Địa điểm sản xuất

    a) Được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    b) Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm bia;

    c) Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp.

    2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng

    a) Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất phải phù hợp với hướng gió để tránh tác động từ các nguồn ô nhiễm như: Khí thải lò hơi, trạm xử lý nước thải, nơi tập kết chất thải rắn, khu vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác;

    b) Có ngăn cách, cách biệt giữa các khu vực: Kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch và xử lý nguyên liệu, đường hóa, nhân men giống, lên men, lắng, lọc, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm); hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP); cơ khí động lực; tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo;

    c) Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi; đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an toàn lao động;

    d) Hệ thống thoát nước (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước mưa) phải được thiết kế, xây dựng riêng biệt, được che kín, đảm bảo độ dốc để thoát nước, không đọng nước cục bộ.

    3. Kết cấu nhà xưởng

    a) Khu vực xay, nghiền nguyên liệu đảm bảo không gây bụi ra môi trường xung quanh và không ảnh hưởng đến các công đoạn sản xuất khác;

    b) Khu vực nấu phải được cung cấp đủ ánh sáng và thông gió tốt đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc theo quy định;

    c) Khu vực nhân men giống phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, phù hợp yêu cầu công nghệ, thuận tiện cho việc vệ sinh và khử trùng;

    d) Khu vực lên men:

    - Sàn khu vực lên men làm từ vật liệu bền, chống trơn, khó bong tróc, có độ dốc đảm bảo thoát nước tốt;

    - Trường hợp các thiết bị lên men đặt trong nhà xưởng thì tường và trần nhà xưởng phải đảm bảo không thấm nước, dễ vệ sinh, không bị ẩm mốc;

    - Trường hợp thực hiện quá trình nhân giống nấm men tại nơi sản xuất: Khu vực nhân giống phải được thiết kế đảm bảo vô trùng, có trang bị hệ thống diệt khuẩn, có chế độ kiểm soát các thiết bị để đảm bảo chất lượng men giống;

    - Trường hợp không thực hiện giai đoạn nhân giống nấm men tại nơi sản xuất thì phải có các trang thiết bị đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp giống.

    đ) Khu vực lọc và chiết rót:

    - Phải bố trí riêng biệt, đảm bảo vô trùng, tránh côn trùng và lây nhiễm chéo từ các nguồn ô nhiễm xung quanh;

    - Sàn nhà xưng làm từ vật liệu bền, chống trơn, khó bong tróc và đảm bảo thoát nước tốt. Hệ thống cống thoát nước phải có nắp đậy.

    4. Hệ thống thông gió

    - Nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất;

    - Khu vực xay, nghiền nguyên liệu phải lắp đặt hệ thống thông gió, lọc bụi để đảm bảo không gây ô nhiễm cho các công đoạn sản xuất khác;

    - Khu vực nấu phải được thiết kế thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh, đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc và an toàn lao động theo quy định.

    5. Hệ thống cung cấp nước sản xuất

    a) Phải đảm bảo đủ nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn;

    b) Có đủ hệ thống bơm, xử lý nước, bồn hoặc bể chứa nước, hệ thống đường ống dẫn luôn trong tình trạng sử dụng tốt; định kỳ kiểm tra để tránh hiện tượng chảy ngược hay tắc nghẽn đường ống;

    c) Đường ống cấp nước phải riêng biệt, có ký hiệu riêng dễ nhận biết, dễ vệ sinh và đảm bảo an toàn nguồn nước sạch, tránh tình trạng lây nhiễm;

    d) Bồn hoặc bể chứa, bể lắng, bể lọc phải phù hợp với công nghệ xử lý nước cấp; thực hiện vệ sinh theo quy định hoặc khi cần thiết;

    đ) Trong trường hợp có sự cố về chất lượng nước, lập tức dừng sản xuất và cô lập sản phẩm sản xuất trong thời gian xảy ra sự cố;

    e) Có máy phát điện và máy bơm nước dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc máy bơm nước bị hỏng để đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục của cơ sở;

    g) Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để nấu bia phải được chứa đựng trong các thiết bị riêng, đảm bảo không bị thôi nhiễm, không bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm vi sinh vật từ các nguồn nhiễm khác.

    6. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén

    a) Nồi hơi phải được thiết kế, bố trí ở khu vực cách biệt với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành;

    b) Hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế, chế tạo từ các vật liệu phù hợp, lắp đặt bảo đảm an toàn, có ký hiệu hoặc chỉ dẫn phân biệt với các hệ thống đường ống khác, phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.

    7. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải

    a) Chất thải rắn:

    - Phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở vị trí dễ quan sát để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất;

    - Các dụng cụ chứa phế liệu phải được ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với dụng cụ chứa nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm; làm bằng vật liệu không thấm nước, ít bị ăn mòn; đảm bảo kín, thuận tiện để làm vệ sinh (nếu sử dụng lại nhiều lần) hay tiêu hủy (nếu sử dụng 1 lần);

    - Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần;

    - Các loại giấy, nhãn, vỏ chai vỡ, nút cũ, hỏng có thể thu hồi để tái sử dụng, phải được thu gom, phân loại tại nguồn và được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt theo quy định của cơ sở trước khi vận chuyển đến nơi xử lý;

    - Các chất thải rắn phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường.

    b) Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:

    - Khu vực xử lý nước thải phải bố trí cách biệt với khu vực sản xuất;

    - Công suất và công nghệ xử lý phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở sản xuất để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;

    - Không được thải trực tiếp nước thải chưa xử lý ra môi trường xung quanh rãnh thoát nước trong khu vực sản xuất phải đảm bảo chảy từ nơi sạch đến nơi ít sạch hơn và đảm bảo thoát hết nước trong điều kiện ngừng dòng chảy;

    - Hố ga phải có nắp đậy, phải thực hiện vệ sinh cống rãnh trong khu vực chế biến sau mỗi ngày sản xuất; định kỳ khai thông cống rãnh, hố ga theo quy định;

    - Trường hợp cơ sở sản xuất bia xây dựng trong khu công nghiệp, nước thải phải xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp theo các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp.

    c) Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải được xử lý để tránh ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khác.

    d) Chất thải nguy hại:

    - Chất thải nguy hại phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;

    - Phải được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại.

    8. Hệ thống kho

    a) Yêu cầu chung đối với các kho (nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm) phải:

    - Đảm bảo đủ sức chứa theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất;

    - Có chế độ bảo dưỡng và làm vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở;

    - Đáp ứng các điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;

    - Phòng chống được sự xâm hại của côn trùng, loài gặm nhấm và các tác nhân gây hại khác;

    - Có thông tin để nhận biết từng loại nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm chứa trong kho; có hồ sơ theo dõi việc xuất và nhập tại từng kho.

    b) Kho hóa chất phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định hiện hành về bảo quản hóa chất.

    c) Kho thành phẩm

    Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 29 phải:

    - Đảm bảo duy trì các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật để bảo quản từng loại bia theo quy định của cơ sở sản xuất;

    - Có đầy đủ các thông tin về: Tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, ca sản xuất và các thông tin khác theo quy định của cơ sở;

    - Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chờ xử lý.

    9. Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm

    a) Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm tra khác;

    b) Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm;

    c) Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

    10. Vận chuyển nội bộ

    a) Chủ cơ sở quy định cụ thể (bằng văn bản) đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm bia trong quá trình vận chuyển thuộc phạm vi nội bộ;

    b) Không vận chuyển bia cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.

    11. Quản lý hồ sơ

    a) Có hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các tài liệu liên quan khác) đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bao bì để phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm;

    b) Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kết quả kiểm nghiệm định kỳ) đối với các sản phẩm bia được sản xuất tại cơ sở.

    12. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 28 Nghị định này.

    Điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ, bao bì

    1. Dụng cụ, bao bì chứa đựng bia thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

    2. Thiết bị, dụng cụ chứa đựng nguyên liệu, thành phẩm phải được chế tạo từ vật liệu không làm thôi nhiễm vào sản phẩm.

    3. Thiết bị xay nghiền phù hợp với yêu cầu công nghệ của mỗi loại nguyên liệu, phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi nghiền.

    4. Thiết bị nấu, đường hóa, lọc nước nha (nước hèm):

    a) Phải có đầy đủ các van an toàn ở trạng thái hoạt động tốt, được duy trì bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để đảm bảo hoạt động an toàn trong điều kiện sản xuất với áp suất, nhiệt độ cao có đảo trộn;

    b) Phải đảm bảo tốc độ gia nhiệt trong khoảng thời gian phù hợp với công nghệ và công suất thiết kế, gia nhiệt đều trên bề mặt nồi nấu;

    c) Phải được tẩy rửa bằng hóa chất và khử trùng theo quy trình vệ sinh công nghiệp do chủ cơ sở ban hành. Các cửa mở ở nắp nồi nấu được bảo vệ bằng các viền nổi đảm bảo tránh nhiễm bẩn từ nước làm vệ sinh bề mặt thiết bị.

    5. Thiết bị lọc bia được chế tạo từ các vật liệu tránh thôi nhiễm, dễ lắp đặt, vệ sinh và bảo dưỡng. Đảm bảo kín, tránh tổn thất CO2 và sự xâm nhập của oxy, vi sinh vật.

    6. Thiết bị lên men:

    a) Các đầu ống kết nối với thiết bị nhân men giống phải treo trên giá không đặt trực tiếp nền sàn và vệ sinh vô trùng trước khi sử dụng;

    b) Phải được tẩy rửa bằng hóa chất và khử trùng theo hệ thống vệ sinh công nghiệp do chủ cơ sở quy định;

    c) Các cửa mở ở nắp thiết bị lên men (tank) lên men được bảo vệ bằng các viền nổi để tránh nhiễm nước làm vệ sinh bề mặt thiết bị.

    7. Thiết bị bài khí và bão hòa CO2 được chế tạo bằng vật liệu inox.

    a) Thiết bị chiết rót: Phải đảm bảo rót đúng thể tích, không trào bọt; luôn được duy trì trong tình trạng sạch và vô khuẩn trước khi vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn.

    9. Hệ thống đường ống dẫn sản phẩm phải được tẩy rửa bằng hóa chất và khử trùng theo quy trình vệ sinh công nghiệp do chủ cơ sở ban hành.

    10. Thiết bị vận chuyển nội bộ (xe nâng) phải được vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển sản phẩm. Sử dụng thiết bị vận chuyển chuyên dụng được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm vào sản phẩm bia để đảm bảo an toàn thực phẩm.

    11. Các thiết bị phụ trợ:

    a) Lò hơi, hệ thống gia nhiệt, cung cấp hơi nước được thiết kế đảm bảo an toàn thực phẩm. Khí nóng và hơi nước đảm bảo không gây ô nhiễm cho sản phẩm;

    b) Thiết bị kiểm tra đo lường, thử nghiệm, thiết bị có quy định an toàn nghiêm ngặt phải được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định của pháp luật hiện hành.

    12. Các quy định khác:

    a) Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong sản xuất phải được định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới khi bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng;

    b) Dụng cụ chứa đựng phế thải và hóa chất độc hại được thiết kế dễ nhận biết, có cấu trúc phù hợp, làm từ vật liệu bền, ít hư hỏng và có thể khóa được để tránh sự nhiễm bẩn;

    c) Chỉ tiến hành việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trong phạm vi ngoài khu vực sản xuất hoặc khi ngừng sản xuất. Trường hợp tiến hành sửa chữa tại chỗ hoặc bảo dưỡng máy móc theo định kì sau khi hoàn thành phải tiến hành làm vệ sinh thiết bị và khu vực xung quanh;

    d) Dầu mỡ để bôi trơn các bộ phận của trang thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải thuộc loại được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.

    ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT

    Điều kiện đối với cơ sở sản xuất dầu thực vật

    1. Địa điểm sản xuất

    a) Được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    b) Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây ô nhiễm từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm dầu thực vật;

    c) Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất, đáp ứng yêu cầu công nghệ và các biện pháp vệ sinh công nghiệp.

    2. Bố trí, thiết kế nhà xưởng

    a) Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất phải phù hợp với hướng gió để tránh ảnh hưởng thải rắn, các loại bã dầu, khu vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác;

    b) Thiết kế nhà xưởng theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng là dầu thực vật;

    c) Có ngăn cách, cách biệt giữa các khu vực: Kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch nguyên liệu, chưng sấy, ép, trích ly, tinh luyện, chiết hoặc rót và hoàn thiện sản phẩm, hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP), cơ khí động lực); tập kết chất thải rắn, hệ thống thu gom nước thải, bã dầu và các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo;

    d) Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi, đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an toàn lao động;

    đ) Hệ thống thoát nước (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa) phải được thiết kế, xây dựng riêng biệt, có nắp đậy, đảm bảo độ dốc để thoát nước, không đọng nước cục bộ.

    3. Kết cấu nhà xưởng

    a) Nền nhà khu vực sản xuất phải đảm bảo dễ thoát nước, được làm từ vật liệu bền, khó bong tróc, chống trơn và dễ vệ sinh. Hệ thống thoát nước trong khu vực sản xuất phải có nắp đậy;

    b) Các hố ga, hố thu nước phải có bẫy ngăn mùi, ngăn côn trùng và hạn chế vi sinh vật từ cống thoát nước xâm nhập vào bên trong nhà xưởng;

    c) Hệ thống các đường ống (dẫn dầu thực vật, dẫn và thu hồi dung môi, làm sạch thiết bị) phải được sơn màu khác nhau và phải có chỉ dẫn dễ phân biệt.

    4. Hệ thống thông gió

    a) Nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất để đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc và an toàn lao động theo quy định;

    b) Khu vực chưng sấy, trích ly phải được thông gió để đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc và an toàn lao động theo quy định;

    c) Khu vực ép nguyên liệu phải có hệ thống lọc bụi và thông gió phù hợp, không gây ô nhiễm cho các công đoạn sản xuất khác;

    d) Khu vực tinh luyện dầu phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt và thoát mùi nhanh để đảm bảo nhiệt độ, chất lượng môi trường không khí nơi làm việc và an toàn lao động theo quy định;

    đ) Khu vực đặt hệ thống thiết bị chiết rót sản phẩm phải luôn khô, thoáng, sạch sẽ.

    5. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén

    a) Nồi hơi phải được thiết kế, bố trí ở khu vực riêng, ngăn cách với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành;

    b) Hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm an toàn, có ký hiệu hoặc chỉ dẫn phân biệt với các hệ thống đường ống khác, phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.

    6. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải, khí thải

    a) Đối với chất thải rắn

    - Bã dầu sau ép, trích ly phải được thu gom vào khu vực riêng, có diện tích phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất, được thu dọn sạch sẽ định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất;

    - Giấy, nhãn, vỏ chai, can, thùng, nắp hỏng và các chất thải rắn khác trong quá trình sản xuất phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở vị trí dễ quan sát để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất;

    - Chất thải trong khu vực phụ trợ, chất thải sinh hoạt phải được thu gom phân loại và tập kết tại khu vực riêng để xử lý;

    - Phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường.

    b) Đối với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt

    - Khu vực xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt phải bố trí cách biệt với khu vực sản xuất và đặt ở cuối hướng gió;

    - Công suất, công nghệ xử lý phải phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở sản xuất và đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;

    c) Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải được xử lý để tránh ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khác;

    d) Đối với chất thải nguy hại

    - Phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;

    - Phải được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại.

    7. Hệ thống kho

    a) Yêu cầu chung đối với các kho (nguyên liệu, bảo quản dầu thực vật thô, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm) phải:

    - Đảm bảo đủ sức chứa theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất;

    - Có chế độ bảo dưỡng và làm vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở;

    - Đáp ứng các điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;

    - Phòng chống được sự xâm hại của côn trùng, loài gặm nhấm và các tác nhân gây hại khác;

    - Có thông tin để nhận biết từng loại nguyên liệu, bảo quản dầu thực vật thô, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm chứa trong kho, có hồ sơ theo dõi xuất và nhập tại từng kho.

    b) Kho hóa chất phải phù hợp với yêu cầu, điều kiện bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định hiện hành về bảo quản hóa chất;

    c) Kho thành phẩm

    Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 29, kho thành phẩm phải:

    - Đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ phù hợp với từng loại dầu thực vật, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm;

    - Có đầy đủ các thông tin về: Tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, ca sản xuất và các thông tin khác theo quy định của cơ sở;

    - Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chờ xử lý.

    8. Khu vực sản xuất dầu thực vật thô

    a) Nguyên liệu phải được bảo quản trong kho hoặc xi-lô để đảm bảo an toàn chất lượng nguyên liệu;

    b) Các loại hóa chất sử dụng để bảo quản nguyên liệu và sản xuất dầu thực vật phải thuộc danh mục cho phép theo quy định hiện hành, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm;

    c) Giai đoạn làm sạch và sơ chế nguyên liệu

    - Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nấm mốc gây độc, kim loại nặng; chỉ được sử dụng nguyên liệu đạt yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm để sản xuất dầu thực vật;

    - Nguyên liệu trước khi đưa vào ép, trích ly phải được tách hết đất, đá, cát, kim loại và các tạp chất khác.

    d) Giai đoạn ép, trích ly và thu hồi dầu thực vật thô đảm bảo không bị tạp nhiễm bởi côn trùng, bụi bẩn, nhiễm chéo từ bã dầu và các nguồn gây nhiễm khác, kiểm soát được chất lượng và dư lượng dung môi.

    9. Khu vực sản xuất dầu thực vật thành phẩm

    a) Giai đoạn tinh luyện dầu thực vật phải đảm bảo tách được các chất có hại hòa tan trong dầu thô, đảm bảo an toàn thực phẩm, không làm biến đổi các chất dinh dưỡng và chất lượng dầu thực vật;

    b) Giai đoạn chiết hoặc rót dầu thực vật

    - Khu vực chiết hoặc rót phải tách biệt với các khu vực sản xuất khác; có chế độ kiểm soát các thiết bị trước mỗi lần sản xuất hoặc ca sản xuất để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt;

    - Quá trình chiết hoặc rót phải được giám sát bởi thiết bị hoặc người lao động để đảm bảo định lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.

    c) Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm

    - Dầu thực vật thành phẩm được ghi và phân lô theo ca hoặc theo chu kỳ sản xuất, mỗi lô sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng, cảm quan, bao bì, nhãn mác trước khi nhập hoặc xuất kho để sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm trước khi phân phối và lưu thông trên thị trường;

    - Dầu thực vật thành phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với đặc tính của từng loại theo quy định của cơ sở sản xuất, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.

    10. Vận chuyển nội bộ

    a) Chủ cơ sở quy định cụ thể (bằng văn bản) đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển dầu thực vật thuộc phạm vi nội bộ;

    b) Không vận chuyển dầu thực vật cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.

    11. Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm

    a) Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm tra khác;

    b) Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng thuê khoán với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm;

    c) Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

    12. Quản lý hồ sơ

    a) Có đầy đủ hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp an toàn thực phẩm và các tài liệu khác có liên quan) đối với nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, hóa chất phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm;

    b) Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm) đối với các sản phẩm dầu thực vật được sản xuất tại cơ sở.

    13. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 28 Nghị định này.

    Điều kiện đối với dụng cụ, trang thiết bị, bao bì chứa đựng dầu thực vật

    1. Dụng cụ, bao bì chứa đựng dầu thực vật thực hiện theo các quy chuẩn Quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

    2. Thiết bị trung hòa (tách axit béo tự do) phải kiểm soát được nhiệt độ, tốc độ khuấy để tách triệt để cặn xà phòng, đảm bảo chất lượng dầu thực vật theo quy định.

    3. Thiết bị lắng phải có đủ dung tích, được thiết kế và chế tạo phù hợp để kiểm soát được quá trình lắng của từng loại sản phẩm.

    4. Thiết bị chiết hoặc rót và đóng nắp dầu thành phẩm phải được sắp xếp để tránh các vật lạ hoặc côn trùng xâm nhập vào sản phẩm.

    5. Các thiết bị, dụng cụ sản xuất phải được định kì bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới khi bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

    6. Các thiết bị kiểm tra đo lường; thử nghiệm, thiết bị có quy định an toàn nghiêm ngặt phải được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định của pháp luật.

    7. Có hệ thống kiểm soát báo động khi các thông số chế biến (nhiệt độ, áp suất) vượt quá quy định.

    8. Dụng cụ đựng phế thải và hóa chất độc hại được thiết kế đặc biệt dễ nhận biết, có cấu trúc phù hợp, làm từ vật liệu bền, hư hỏng và có thể khóa được để tránh sự nhiễm bẩn.

    9. Chỉ tiến hành việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trong phạm vi ngoài khu vực sản xuất hoặc khi ngừng sản xuất. Trường hợp tiến hành sửa chữa tại chỗ hoặc bảo dưỡng máy móc theo định kì sau khi hoàn thành phải tiến hành làm vệ sinh thiết bị và khu vực xung quanh.

    10. Dầu mỡ để bôi trơn các bộ phận của trang thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải thuộc loại được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.

    Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

    1. Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại và có khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm khác.

    2. Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc và quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.

    3. Nền nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, rêu mốc và đọng nước.

    4. Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất phải đáp ứng quy định tại Điều 28 Nghị định này.

    Điều kiện đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và nước sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trường

    1. Nguyên liệu sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm phải bảo đảm:

    a) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc;

    b) Được bảo quản phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo quản của nhà cung cấp;

    c) Không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

    2. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sử dụng cho thực phẩm phải thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.

    3. Cơ sở phải có đủ nước sạch để sản xuất, chế biến thực phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

    4. Chất thải rắn, nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và của địa phương.

    Điều kiện trong bảo quản, lưu giữ thực phẩm

    Khu vực bảo quản và lưu giữ thực phẩm phải bảo đảm:

    1. Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm khác theo quy định và yêu cầu về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.

    2. Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại.

    3. Sản phẩm thực phẩm không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

    Điều kiện trong vận chuyển thực phẩm

    1. Chủ cơ sở phải niêm yết tại cơ sở: Quy định đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm trong khu vực sản xuất.

    2. Không vận chuyển thực phẩm cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.”

    2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 8 Chương VI của Nghị định này;

    Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với khu vực kinh doanh thực phẩm

    1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.

    2. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.

    3. Nền nhà thoát nước tốt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước.

    4. Cơ sở phải có đủ nước hợp vệ sinh để kinh doanh thực phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc địa phương về chất lượng nước sạch sinh hoạt.

    5. Có trang thiết bị hoặc biện pháp để duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản của nhà sản xuất và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

    6. Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với khu vực kho

    1. Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm; ánh sáng, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất.

    2. Có biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.

    3. Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.

    Điều kiện đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

    1. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này.

    2. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và không bao gói phải sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang)”.

    b) Thực hiện ký cam kết với cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

    - Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

    - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;

    - Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.

    Bước 1. Thực hiện trong năm 2017.

    Bước 2. Kế hoạch xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia đối với quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

    - Xây dựng Khung các Quy chuẩn kỹ thuật trong năm 2018.

     

     

     

    II. Điều kiện chỉ định cơ sở kiểm nghiệm và cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

    1. Điều kiện chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm:

    a) Được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;

    b) Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;

    c) Trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phương pháp thử;

    d) Có ít nhất 02 thử nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học được đào tạo về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực;

    đ) Các phương pháp thử được cập nhật và xác nhận giá trị sử dụng;

    e) Các chỉ tiêu/phép thử phải đáp ứng quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của bộ quản lý ngành.

    2. Điều kiện chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thực phẩm:

    a) Đã được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Hệ thống quản lý chất lượng phải được công nhận phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và còn hiệu lực ít nhất 01 năm kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký chỉ định;

    c) Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đạt yêu cầu đối với các chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định thử nghiệm kiểm chứng.

    - Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

    - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;

    - Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.)

     

     

    III. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

    A.  Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với khu vực kinh doanh thực phẩm

    1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.

    2. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.

    3. Nền nhà thoát nước tốt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước.

    4. Cơ sở phải có đủ nước hợp vệ sinh để kinh doanh thực phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc địa phương về chất lượng nước sạch sinh hoạt.

    5. Có trang thiết bị hoặc biện pháp để duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản của nhà sản xuất và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

    6. Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    B. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với khu vực kho

    1. Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm; ánh sáng, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất.

    2. Có biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.

    3. Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.

    C. Điều kiện đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

    1. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này.

    2. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và không bao gói phải sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang)

    - Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

    - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;

    - Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468425   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Ngành điện

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 163

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 42

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh hiện hành

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    54

    Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực

    1. Giấy phép hoạt động điện lực

    1.1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

    - Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

    - Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

    - Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    - Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

    1.2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

    1.3. Có hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

    1.4. Nộp lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

    2. Giấy phép hoạt động phát điện

    Điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động phát điện

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    2.1. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khả thi phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo thiết kế kỹ thuật được duyệt, xây dựng, lắp đặt, kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

    2.2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.

    2.3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.

    2.4. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.

    2.5. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    2.6. Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy điện được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

    2.7. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    2.8. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.

    3. Giấy phép hoạt động truyền tải điện

    Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động truyền tải điện

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    3.1. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc theo thiết kế kỹ thuật được duyệt, được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng được các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa kiểm tra các tuyến đường dây tải điện, các trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù và các thiết bị đồng bộ kèm theo trong hệ thống truyền tải điện; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

    3.2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo, kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn điện theo quy định pháp luật.

    4.Giấy phép hoạt động phân phối điện

    Điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động phân phối điện

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    4.1. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.

    4.2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy đnh pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3.

    4.3. Tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.

    5. Giấy phép hoạt động bán buôn điện

    Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động bán buôn điện

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    5.1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

    5.2. Người quản lý kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và kinh nghiệm làm việc với lưới điện có cấp điện áp tương ứng ít nhất 03 năm.

    5.3. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định.

    5.4. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.

    6. Giấy phép hoạt động bán lẻ điện

    Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    6.1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

    6.2. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định.

    6.3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.

    7. Giấy phép xuất, nhập khẩu điện

    Điều kiện cấp giấy phép xuất, nhập khẩu điện:

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    7.1. Chủ trương mua bán điện với nước ngoài được duyệt theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP.

    7.2. Phương án mua bán điện với nước ngoài được Cơ quan Điều tiết điện lực thẩm định.

    7.3. Người trực tiếp quản lý kinh doanh điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

    7.4. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh điện ít nhất 05 năm.

    8. Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

    Điều kiện để được cấp Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực quốc gia:

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    8.1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về quy hoạch các dạng năng lượng sơ cấp, dự báo nhu cầu, nghiên cứu phân tích thị trường tiêu thụ, tính toán phân tích quy hoạch tối ưu hệ thống điện, phân tích kỹ thuật vận hành hệ thống điện, kinh tế - tài chính dự án.

    8.2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm về các loại nhà máy điện, hệ thống điện, kinh tế - tài chính và môi trường.

    8.3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế năng lượng, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

    8.4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án hoặc chủ trì lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    8.5. Có số lượng các chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như sau:

    - Về dự báo nhu cầu phụ tải điện: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    - Về tính toán, phân tích tối ưu phát triển nguồn và lưới điện: Có 08 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    - Về kinh tế - tài chính và đầu tư: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    - Về công nghệ và môi trường: Có 02 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

    8.6. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết đáp ứng yêu cầu của việc lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

    9. Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Điều kiện để được cấp giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    9.1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về quy hoạch phát triển lưới điện, nghiên cứu và dự báo phụ tải, tính toán phân tích tối ưu lưới điện truyền tải và phân phối, phân tích kinh tế - tài chính dự án.

    9.2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm về dự báo phụ tải, kết cấu và chế độ vận hành lưới điện, phân tích kinh tế - tài chính dự án.

    9.3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế năng lượng, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    9.4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 còn phải có kinh nghiệm tham gia lập ít nhất ba quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    9.5. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như sau:

    9.5.1 Về dự báo nhu cầu phụ tải điện: Có 03 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    9.5.2 Về tính toán, phân tích tối ưu hệ thống điện, công nghệ: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    9.5.3 Về kinh tế - tài chính và đầu tư: Có 02 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

    9.6. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết đáp ứng yêu cầu của việc lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    10. Giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện

    Điều kiện để được cấp giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    10.1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thủy công, thủy văn, thủy năng, địa chất công trình, xây dựng thủy điện và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc lập quy hoạch thủy điện.

    10.2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thủy văn, thủy công, địa chất công trình, thủy điện, xây dựng thủy điện.

    10.3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, hoặc chuyên ngành tương tự và có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch và đã tham gia lập ít nhất một quy hoạch thủy điện.

    10.4. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo các lĩnh vực chuyên môn như sau:

    10.4.1 Về thủy năng, thủy văn: Có 02 chuyên gia trở lên;

    10.4.2 Về kinh tế năng lượng: Có 02 chuyên gia trở lên;

    10.4.3 Về thủy lực, thủy công: Có 03 chuyên gia trở lên;

    10.4.4 Về địa chất và địa kỹ thuật: Có 02 chuyên gia trở lên;

    10.4.5 Về kết cấu: Có 01 chuyên gia trở lên;

    10.4.6 Về tổ chức thi công: Có 01 chuyên gia trở lên.

    10.5. Có các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho lập quy hoạch thủy điện.

    11. Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện

    Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    11.1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy thủy điện, phân tích kỹ thuật, kinh tế - tài chính dự án, đánh giá tác động môi trường.

    11.2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thiết bị thủy công, thiết bị điện, xử lý nước, điều khiển tự động, thủy công, thủy văn, thủy năng, khí tượng thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật, kết cấu, tổ chức thi công công trình nhà máy thủy điện và các lĩnh vực có liên quan đến các loại nhà máy thủy điện.

    11.3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, thủy điện, thủy lợi, địa chất, môi trường, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

    11.4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thiết kế dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương.

    11.5. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy thủy điện.

    11.6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình thủy điện như sau:

    Hạng 1: Có 25 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    Hạng 2: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    Hạng 3: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    Hạng 4: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

    12. Giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện

    Điều kiện để được cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    12.1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình các nhà máy nhiệt điện, phân tích kỹ thuật, kinh tế - tài chính dự án, đánh giá tác động môi trường.

    12.2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực lò hơi, tua bin, máy phát điện, thiết bị điện, điều khiển tự động, địa chất công trình, địa kỹ thuật, hóa, kết cấu, tổ chức thi công công trình nhà máy nhiệt điện và các lĩnh vực có liên quan đến các loại nhà máy nhiệt điện.

    12.3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, nhiệt điện, địa chất, kinh tế, môi trường, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.

    12.4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thiết kế dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương.

    12.5. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình nhà máy nhiệt điện.

    12.6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình nhiệt điện như sau:

    Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    Hạng 2: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

    13. Giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp

    Điều kiện để được cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp:

    Ngoài những điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị Định 137/2013/NĐ-CP cần đáp ứng các điều kiện sau:

    13.1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về công nghệ và công trình đường dây và trạm biến áp.

    13.2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tổ chức xây dựng.

    13.3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, tự động hóa, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp.

    13.4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 còn phải có kinh nghiệm chủ trì thực hiện giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất ba công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương.

    13.5. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp.

    13.6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:

    Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;

    Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì.

    - Điều 32, Điều 38 Luật Điện lực năm 2004;

    - Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 39, 40, 41, 42, 43, 44 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP)

     

    - Đề xuất sửa đổi Nghị Định 137/2013/NĐ-CP vào năm 2018.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468426   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Ngành giám định thương mại

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 10

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 2

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh hiện hành

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    44

    Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

    *) Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại:

    1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

    2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật Thương mại:

    2.1 Giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

    2.1.1 Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

    2.1.2 Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

    2.1.3 Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.

    2.2. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2.1, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

    3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.

    *) Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại của thương nhân nước ngoài

    1. Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật.

    2. Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài quy định tại Điều 267 Luật Thương mại được tiến hành theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 20/2006/NĐ-CP.

    3. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định nước ngoài được thuê thực hiện giám định mà chưa được phép hoạt động tại Việt Nam thì thương nhân đó được ủy quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đã được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định và được tiến hành theo quy định vể ủy quyền thương mại tại Mục 3 Chương II Nghị định số 20/2006/NĐ-CP.

    - Điều 257, 259 Luật Thương mại

    - Điều 5 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP

     

    Trong năm 2018 theo tiến độ đề xuất sửa đổi Luật Thương mại 2005.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468427   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 13

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 3 điều kiện

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    53

    Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa

    I. Điều kiện hoạt động Sở Giao dịch hàng hóa

    1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

    1.1. Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên;

    1.2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP;

    1.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

    1.4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    2. Sở Giao dịch hàng hóa chỉ được tổ chức thực hiện hoạt động mua bán các loại hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố.

    Nghị định số 158/2006/NĐ-CP

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định sửa đổi Nghị định 158/2006/NĐ-CP đã trình Chính phủ

     

     

    II.Điều kiện trở thành thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa

    Thành viên môi giới phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

    2. Vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên.

    3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

    4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

    III. Điều kiện đối với thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa

    Thành viên kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

    1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

    2. Vốn pháp định là bẩy mươi lăm tỷ đồng trở lên.

    3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

    4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định sửa đổi Nghị định 158/2006/NĐ-CP đã trình Chính phủ

     

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 22/09/2017 09:37:58 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #468429   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Thương mại điện tử

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 21

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 8

     

    STT

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh

     

    Văn bản QPPL

     

    Đề xuất xử lý/ Lộ trình thực hiện

    23

    Hoạt động thương mại điện tử

    I. Điều kiện đối với thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

    1. Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.

    2. Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.

    3. Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

    - Điều 52 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

    Dự kiến các nội dung sửa đổi tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP sẽ được sửa đổi tại Nghị định sửa các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong Quý IV/2018

     

     

     

     

     

    II. Điều kiện đối với thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

    Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2, 3 và 4 Chương III Nghị định số 52/2013/NĐ-CP khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1. Là thương nhân, tổ chức có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp.

    2. Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.

    3. Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:

    3.1 Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;

    3.2 Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ;

    3.3 Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

    4. Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

    - Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

     

     

     

    III. Điều kiện đối với hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử

    1. Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ phù hợp;

    2. Độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử được đánh giá tín nhiệm;

    3. Có bộ tiêu chí và quy trình đánh giá website thương mại điện tử được công bố công khai, minh bạch, áp dụng thống nhất cho các đối tượng được đánh giá;

    4. Đã đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử với Bộ Công Thương và được xác nhận đăng ký.

    - Điều 61Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

     

     

     

    IV. Điều kiện đối với hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử

    1. Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

    2. Có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập trong đó nêu rõ lĩnh vực hoạt động là đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử;

    3. Độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân, tổ chức, cá nhân được đánh giá và chứng nhận về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân;

    4. Có đề án hoạt động chi tiết được Bộ Công Thương thẩm định;

    5. Có tiêu chí và quy trình đánh giá chính sách bảo vệ thông tin cá nhân tuân thủ các quy định của Bộ Công Thương.

    - Điều 62Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

     

     

     

    V. Điều kiện đối với cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

    1. Yêu cầu về chủ thể:

    1.1 Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ phù hợp;

    1.2 Có đề án chi tiết cho hoạt động cung cấp dịch vụ được Bộ Công Thương thẩm định.

    2. Yêu cầu về tài chính và yêu cầu về kỹ thuật:

    Bộ Công Thương quy định cụ thể yêu cầu về tài chính và kỹ thuật đối với thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

    - Điều 63Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

     

     

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 22/09/2017 09:42:18 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #468430   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Dịch vụ logistic

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 18

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 5 điều kiện

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    60

    Kinh doanh dịch vụ Lô-gi- stíc

    I. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lo-gi-stic chủ yếu

    1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

    2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

    3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 140/2007/NĐ-CP chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

    3.1 Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;

    3.2 Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;

    3.3 Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;

    3.4 Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.

    - Nghị định số 140/2007/NĐ-CP.

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế Nghị định 140/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistic đã trình Chính phủ

     

     

    II. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lo-gi-stic liên quan đến vận tải

    1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

    2. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

    3.1 Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;

    3.2 Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;

    3.3 Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;

    3.4 Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;

    3.5 Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;

    3.6 Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    Nghị định 140/2007/NĐ-CP

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế Nghị định 140/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistic  

     

     

    III. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lo-gi-stic liên quan khác

    1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

    2. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

    2.1 Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:

    Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

    Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.

    Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

    2.2 Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

    2.3 Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

     Nghị định số 140/2007/NĐ-CP

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế Nghị định 140/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistic  

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468433   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Kinh doanh hóa chất

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 89

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 43

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh hiện hành

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    49

    Kinh doanh hóa chất trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

    I. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp

    1 Điều kiện sản xuất hóa chất chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp

    1.1 Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;

    1.2 Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;

    1.3 Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;

    1.4 Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất:

    1.4.1 Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;

    1.4.2 Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;

    1.4.3 Trang thiết bị bảo hộ lao động;

    1.4.4 Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;

    1.4.5 Phương tiện vận chuyển;

    1.4.6 Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

    1.5 Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng các thành phần hóa chất;

    1.6 Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    1.7 Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

     

     

     

     

     

    2. Điều kiện kinh doanh  hóa chất chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp

    2.1 Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;

    2.2 Người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;

    2.3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất:

    2.3.1 Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;

    2.3.2 Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;

    2.3.3 Trang thiết bị bảo hộ lao động;

    2.3.4 Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;

    2.3.5 Phương tiện vận chuyển;

    2.3.6 Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

    2.4 Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    2.5 Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

    - Điều 14 Luật Hóa chất;

    - Điều 12 Nghị định số 108/2008/NĐ-CP

    - Khoản 4 Điều 1 Nghị định 26/2011/NĐ-CP (Danh mục Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được sửa đổi, bổ sung

     

     

    Xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 38/2014/NĐ-CP và Điều 9 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP

    Thời gian: Quý III/2018

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    II. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp

    1. Giấy phép sản xuất chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

    1.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    1.2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

    1.3. Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

     1.4 Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy”)

    1.5. Các điều kiện kỹ thuật

    1.5.1 Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

    1.5.2 Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 28/2010/TT-BCT;

    1.5.3 Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.

    1.6. Điều kiện đối với người sản xuất.

    1.6.1 Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo 28/2010/TT-BCT, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

    1.6.2 Bằng đại học các ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; Chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất;

     

     

    2. Giấy phép kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

    2.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    2.2.Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy”)

    2.3. Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    2.4. Điều kiện kỹ thuật

    2.4.1  Bản giải trình nhu cầu kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;

    2.4.2 Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ bản kinh doanh hóa chất nguy hiểm;

    2.4.3 Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động, an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 28/2010/TT-BCT;

    2.4.4 Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định và được cấp chung một Giấy phép;

    2.4.5 Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.

    2.5. Điều kiện đối với người kinh doanh

    2.5.1 Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 28/2010/TT-BCT gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

    2.5.2 Bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; Chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở kinh doanh hóa chất;

     

    3. Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh

    3.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    3.2. Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

    3.3. Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 28/2010/TT-BCT, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

    3.4. Bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật;

    3.5.Chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất.

    3.6 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

    3.7 Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    3.8. Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy”);

    3.9 Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

    3.10 Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 28/2010/TT-BCT;

    3.11 Bản giải trình nhu cầu kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;

    3.12 Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

    3.13 Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định và được cấp chung một Giấy phép”.

    - Điều 15 Luật Hóa chất;

    -Nghị định 108/2008/NĐ-CP

    - Nghị định 26/2011/NĐ-CP

    - Nghị định 77/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    III. Điều kiện sản xuất hóa chất Bảng 1

    Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất hóa chất Bảng 1, trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh thì việc sản xuất hóa chất Bảng 1 phải đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    2. Có văn bản cam kết sản xuất hóa chất Bảng 1 không vi phạm các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định này;

    3. Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ và kho chứa phù hợp để sản xuất hóa chất Bảng 1 đạt tiêu chuẩn chất lượng.

    Dây chuyền sản xuất hóa chất phải bảo đảm được chất lượng của hóa chất. Máy móc, thiết bị để sản xuất hóa chất Bảng 1 phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị, đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất;

    Kho chứa hoặc kho chứa theo hợp đồng thuê kho phải phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu công nghệ bảo quản hóa chất, đảm bảo tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về phòng, chống cháy nổ. Kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm treo ở nơi dễ nhận thấy, có hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm và thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm của hóa chất;

    Các hóa chất tồn trữ phải có nhãn theo quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn. Nhãn hóa chất Bảng 1 phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học trong suốt quá trình tồn tại của hóa chất.

    4. Có phòng thử nghiệm, phân tích để quản lý chất lượng. Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất hóa chất phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm;

    Trường hợp không có phòng thử nghiệm hoặc không có đủ năng lực thử nghiệm chỉ tiêu theo quy định thì phải có hợp đồng dịch vụ với tổ chức thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và được chỉ định về kiểm soát chất lượng hóa chất.

    5. Có hệ thống xử lý khí thải và chất thải hóa chất tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường và đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về khí thải công nghiệp, về ngưỡng chất thải nguy hại, về chất thải rắn;

    6. Có phương tiện vận chuyển hóa chất từ cơ sở sản xuất đến nơi giao hàng phù hợp với loại hóa chất mà cơ sở sản xuất. Trường hợp không có phương tiện vận chuyển thì phải có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực thực hiện việc vận chuyển hóa chất;

    7. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan;

    8. Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất hóa chất phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất; cán bộ quản lý, kỹ thuật, điều hành hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học về chuyên ngành hóa chất hoặc có chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn về hóa chất;

    9. Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

    - Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP;

    - Điều 9 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.

     

     

     

    IV. Điều kiện đối với sản xuất hóa chất bảng 2, bảng 3

    1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    2. Có văn bản cam kết sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 không vi phạm các nội dung quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP;

    3. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật quy định tại Điểm c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP;

          c) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ và kho chứa phù hợp để sản xuất hóa chất Bảng 1 đạt tiêu chuẩn chất lượng;

          d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng;

          đ) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

          e) Có phương tiện vận chuyển hóa chất từ cơ sở sản xuất đến nơi giao hàng phù hợp với loại hóa chất mà cơ sở sản xuất. Trường hợp không có phương tiện vận chuyển thì phải có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực thực hiện việc vận chuyển hóa chất;

          g) Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

    4. Đáp ứng yêu cầu về nhân lực quy định tại Điểm h, i Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP.

    - Điều 16 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP

     

     

     

     

    V. Điều kiện đối với xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất bảng 1, 2, 3

    1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về hóa chất do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    2. Được Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hóa chất Bảng 1;

    3. Được Bộ Công Thương cấp Giấy phép xuất khẩu hoặc Giấy phép nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3.

     Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468434   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Kinh doanh rượu

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 43

    - Số lượng điều kiện đã cắt giảm: 31 điều kiện

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh hiện hành

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    50

    Kinh doanh rượu

    I. Điều kiện đối với sản xuất rượu

    1. Điều kiện để cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

    1.1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.

    1.2. Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt.

    1.3. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.

    1.4. Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

    1.5. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.

    1.6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

    1.7.Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm.

    2 Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

    2.1. Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công;

    2.2. Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.

    2.3. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công là thành viên thuộc làng nghề sản xuất rượu thủ công không phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công cho làng nghề và chịu trách nhiệm về các điều kiện sản xuất rượu áp dụng chung cho các thành viên thuộc làng nghề.

    3. Điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại

    Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với chính quyền địa phương tại nơi sản xuất.

    Nghị định số 94/2012/NĐ-CP

    Đã bãi bỏ theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày về kinh doanh rượu

     

     

    II. Điều kiện công nhận làng nghề sản xuất rượu

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận làng nghề sản xuất rượu trên địa bàn theo các quy định hiện hành về công nhận làng nghề, đảm bảo các điều kiện sau:

    1. Làng nghề sản xuất rượu nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát trên địa bàn.

    2. Làng nghề phải xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất chung đối với rượu mang thương hiệu làng nghề.

    3. Sản phẩm rượu đảm bảo các điều kiện về chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa áp dụng cho mọi thành viên hoạt động sản xuất rượu trong khu vực làng nghề.

    4. Đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ áp dụng cho mọi thành viên hoạt động sản xuất rượu trong khu vực làng nghề.

    5. Các làng nghề sản xuất rượu được công nhận có trách nhiệm xây dựng, bảo tồn và phát triển thương hiệu làng nghề.

    Nghị định 94/2012/NĐ-CP

    Đã bãi bỏ tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu

     

     

    III. Điều kiện đối với kinh doanh rượu

    1. Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu

    1.1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

    1.2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

    1.3. Có hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh phải có từ 03 thương nhân bán buôn sản phẩm rượu trở lên);

    1.4. Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác;

    1.5. Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 300 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 1000 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

    1.6. Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 03 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;

    1.7. Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 01 tỷ Việt Nam đồng trở lên);

    1.8. Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

    1.9. Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP:

    * Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu

    1.10. Số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc sau:

    Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu được xác định theo số dân trên cả nước theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu trên bốn trăm nghìn (400.000) dân;

    1.11. Hàng năm kể từ ngày Nghị định số 94/2012/NĐ-CP có hiệu lực, căn cứ vào tình hình biến động dân số từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền công bố số lượng Giấy phép kinh doanh (phân phối, bán buôn, bán lẻ) sản phẩm rượu phải công bố số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có) và theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này:

     Bộ Công Thương công bố số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu tối đa trên toàn quốc (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;

    1.12. Giấy phép kinh doanh phân phối  sản phẩm rượu được cấp trên nguyên tắc thứ tự ưu tiên: cấp phép kinh doanh sản phẩm rượu cho những, thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu xin cấp lại giấy phép do hết hạn nếu bảo đảm điều kiện theo quy định, không vi phạm pháp luật; xem xét để tiếp tục cấp phép cho những thương nhân mới nếu bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định, hồ sơ của thương nhân được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước sẽ được xét cấp trước, số lượng giấy phép cấp không được vượt quá số lượng giấy phép đã được công bố.

    1.13. Mỗi thương nhân chỉ được cấp một loại giấy phép kinh doanh sản10 phẩm rượu. Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

    2. Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu;

    2.1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

    2.2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

    2.3. Có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên)

    2.4 Trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu;

    2.5. Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50m2 trở lên hoặc khối tích phải từ  150m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

    2.6. Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;

    2.7. Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);

    2.8. Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

    2.9 Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP, như sau:

    * Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu

    2.10. Số lượng Giấy phép kinh doanh bán buônsản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc sau:

    Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000) dân;

    2.11. Hàng năm kể từ ngày Nghị định số 94/2012/NĐ-CP có hiệu lực, căn cứ vào tình hình biến động dân số từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền công bố số lượng Giấy phép kinh doanh (phân phối, bán buôn, bán lẻ) sản phẩm rượu phải công bố số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có) và theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này:

    Sở Công Thương trên địa bàn tỉnh công bố và gửi báo cáo về Bộ Công Thương số lượng Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn tỉnh, số lượng Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn mỗi huyện trong tỉnh (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;

    2.12. Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được cấp trên nguyên tắc thứ tự ưu tiên: cấp phép kinh doanh sản phẩm rượu cho những, thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu xin cấp lại giấy phép do hết hạn nếu bảo đảm điều kiện theo quy định, không vi phạm pháp luật; xem xét để tiếp tục cấp phép cho những thương nhân mới nếu bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định, hồ sơ của thương nhân được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước sẽ được xét cấp trước, số lượng giấy phép cấp không được vượt quá số lượng giấy phép đã được công bố.

    2.13. Mỗi thương nhân chỉ được cấp một loại giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu. Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

    3. Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

    3.1. Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

    3.2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

    3.3. Trực thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu;

    3.4. Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

    3.5. Có bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

    3.6. Phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố;

    3.7 Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP như sau

    * Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu

    3.8Số lượng Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc sau:

    Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tại cửa hàng bán lẻ trên địa bàn một quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) được xác định theo nguyên tắc không quá một (01) giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên một nghìn (1.000) dân và phù hợp theo quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

    3.9Hàng năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, căn cứ vào tình hình biến động dân số từng thời kỳ, cơ quan có thẩm quyền công bố số lượng Giấy phép kinh doanh (phân phối, bán buôn, bán lẻ) sản phẩm rượu phải công bố số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có) và theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này:

    Phòng Công Thương hoặc phòng Kinh tế hạ tầng (sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) trên địa bàn huyện công bố và gửi báo cáo về Sở Công Thương số lượng Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tối đa trên địa bàn huyện (số lượng giấy phép đang còn hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

    3.10Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu được cấp trên nguyên tắc thứ tự ưu tiên: cấp phép kinh doanh sản phẩm rượu cho những, thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu xin cấp lại giấy phép do hết hạn nếu bảo đảm điều kiện theo quy định, không vi phạm pháp luật; xem xét để tiếp tục cấp phép cho những thương nhân mới nếu bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định, hồ sơ của thương nhân được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước sẽ được xét cấp trước, số lượng giấy phép cấp không được vượt quá số lượng giấy phép đã được công bố.

    3.11Mỗi thương nhân chỉ được cấp một loại giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu. Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

     Nghị định số 94/2012/NĐ-CP

     

    Đã  bãi bỏ tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu

     

     

    IV. Nhập khẩu rượu

    1. Rượu nhập khẩu phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành và thực hiện quy định về dán tem rượu nhập khẩu theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP

    2. Rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 94/2012/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan

    3. Chỉ có doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu mới được nhập khẩu trực tiếp rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu.

    4. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu để pha chế thành rượu thành phẩm.

    5. Rượu nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi nhập khẩu và phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng theo các quy định hiện hành.

    6. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Ngoài các chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định, thương nhân nhập khẩu phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.

    Nghị định 94/2012/NĐ-CP

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468435   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Kinh doanh thuốc lá

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 97

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 63 điều kiện (trong đó bãi bỏ 47, hậu kiểm 16 điều kiện)

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    51

    Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá

    I. Điều kiện đối với sản xuất sản phẩm thuốc lá

    1. Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá

    Điều kiện để được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

    1.1 Doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010 hoặc doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư trong trường hợp sáp nhập, liên doanh để sản xuất thuốc lá.

    1.2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:

    1.2.1 Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Quy hoạch vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt;

    1.2.2 Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất thuốc lá. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước thì được nhập khẩu phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu. Kế hoạch này được xác định phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt.

    1.3. Điều kiện về máy móc thiết bị:

    1.3.1 Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: Cuốn điếu, đóng bao;

    1.3.2. Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay;

    1.3.3 Có các thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: Trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc. Đối với các chỉ tiêu lý, hóa khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống, thời gian lưu giữ phải dài hơn thời hạn sử dụng của sản phẩm là 6 tháng để theo dõi;

    1.3.4 Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp.

    1.4. Điều kiện về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thuốc lá.

    Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm thuốc lá.

    1.5. Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.

    Doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam.

    1.6. Điều kiện về môi trường và phòng, chống cháy nổ.

    Có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật

     2. Nhãn hiệu sản phẩm thuôc lá

    Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in nhãn hoặc hợp đồng với cơ sở in để in nhãn bao bì thuốc lá.

    3. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoại để tiêu thụ tại việt nam phải được Chính phủ cho phép

    Nghị định số 67/2013/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

    Nghị định 106/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 67/2013/NĐ-CP vừa được ban hành.

     

    Nghị định thay thế Nghị định số 67/2013/NĐ-CP và Nghị định 106/2017/NĐ-CP triển khai, xây dựng trong năm 2018.

     

     

    II. Điều kiện mua bán sản phẩm thuốc lá (Phân phối, Bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá)

    1. Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá

    Điều kiện để được cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá:

    1.1.      Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá;

    1.2.      Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

    1.3. Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh phải có tối thiểu từ 02 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá trở lên);

    1.4. Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá;

    1.5. Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 100 m2 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;

    1.6. Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 02 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;

    1.7. Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 02 tỷ Việt Nam đồng trở lên);

    1.8. Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

    1.9. Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá

    Điều kiện để được cấp giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá

    2.1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá;

    2.2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

    2.3. Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên);

    2.4. Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá;

    2.5. Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;

    2.6. Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;

    2.7. Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bán buôn của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 01 tỷ Việt Nam đồng trở lên);

    2.8. Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

    2.9. Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

    Điều kiện để được cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

    3.1. Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;

    3.2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

    3.3. Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên;

    3.4. Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;

    3.5. Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    III. Điều kiện mua bán nguyên liệu thuốc lá

    1. Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá

    Điều kiện để được cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá

    1.1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.

    1.2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

    1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị con người:

    1.3.1 Có phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng của nguyên liệu thuốc lá trong thời gian vận chuyển;

    1.3.2 Có kho nguyên liệu thuốc lá với tổng diện tích không dưới 1.000m2. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm: Các nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng, chống sâu, mối, mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện nguyên liệu thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;

    1.3.3 Người lao động có nghiệp vụ, chuyên môn, được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp từ trung cấp trở lên.

    1.4. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.

    Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    1.5. Có hợp đồng nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá hoặc hợp đồng xuất khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá.

    2. Doanh nghiệp có Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá chỉ được nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá; xuất khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá. ( Gộp vào điều kiện 1.5)

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    IV. Điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá

    1. Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá

    1.1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá.

    1.2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người bao gồm:

    1.2.1 Diện tích của cơ sở chế biến nguyên liệu bao gồm khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện và kho nguyên liệu phải phù hợp với quy mô kinh doanh, có tổng diện tích không dưới 5.000 m2;

    1.2.2 Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá chưa chế biến và đã qua chế biến phù hợp với quy mô kinh doanh. Kho phải có hệ thống thông gió, các nhiệt kế, ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng, chống sâu, mối, mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;

    1.2.3 Có dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá. Dây chuyền chế biến nguyên liệu phải được chuyên môn hóa, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

    1.2.4 Có các trang thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến;

    1.2.5 Toàn bộ máy móc thiết bị phải có nguồn gốc hợp pháp;

    1.2.6 Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn về cơ khí, công nghệ, trình độ từ cao đẳng trở lên.

    1.3. Có hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá hoặc hợp đồng mua bán nguyên liệu với doanh nghiệp đầu tư trồng cây thuốc lá.

    1.4. Điều kiện về tiêu chuẩn nguyên liệu thuốc lá.

    Phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định hiện hành về chất lượng.

    1.5. Điều kiện về bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ.

    Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    1.6. Địa điểm đặt cơ sở chế biến phải phù hợp Chiến lược, Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    V. Điều kiện nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá

    1. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất tiêu thụ trong nước, sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:

    1.1 Có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá;

    1.2 Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với sản lượng sản xuất của doanh nghiệp (đối với trường hợp sản xuất tiêu thụ trong nước);

    1.3 Có hợp đồng sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá hoặc nguyên liệu thuốc lá (đối với trường hợp sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu);

    1.4 Được sự đồng ý của Bộ Công Thương.

    2. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước:

    2.1 Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến sợi thuốc lá phải gửi đăng ký báo cáo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước và chế biến sợi thuốc lá của năm sau về Bộ Công Thương;

    Báo cáo nêu rõ tình hình sản xuất kinh doanh, sản lượng sản xuất, tình hình nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá của năm báo cáo và dự kiến sản lượng sản xuất, nhu cầu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá của năm sau.

    2.2 Căn cứ sản lượng sản xuất, báo cáo của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến sợi thuốc lá và khả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước, tổng hạn ngạch thuế quan mặt hàng nguyên liệu thuốc lá, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo chỉ tiêu nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;

    2.3 Tổng hạn ngạch thuế quan mặt hàng nguyên liệu thuốc lá và chỉ tiêu phân bổ nhập khẩu cho từng doanh nghiệp sẽ được công khai trên trang tin điện tử của Bộ Công Thương;

    2.4 Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất sản phẩm thuốc lá, sợi thuốc lá theo đúng mục đích đã đăng ký, không được bán và tiêu thụ trên thị trường.

    3. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá:

    3.1 Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn thuốc lá điếu để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá;

    3.2 Doanh nghiệp gửi hợp đồng sản xuất xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá và văn bản đề nghị nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo kế hoạch nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.

    4. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu:

    4.1 Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá mới được phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu;

    4.2 Doanh nghiệp gửi hợp đồng chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công xuất khẩu và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    VI. Điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá

    1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá

    1.1.Có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.

    1.2. Điều kiện về quy mô đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người:

    1.2.1. Có quy mô đầu tư trồng cây thuốc lá tại địa phương ít nhất 100 ha mỗi năm;

    1.2.2. Diện tích của cơ sở kinh doanh nguyên liệu bao gồm khu phân loại, đóng kiện và kho nguyên liệu phù hợp với quy mô kinh doanh;

    1.2.3 Có kho nguyên liệu thuốc lá với tổng diện tích không dưới 500m2. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm: Các nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng, chống sâu, mối, mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện nguyên liệu thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;

    1.2.4 Người lao động có nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp để quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu, trình độ phải được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp từ trung cấp trở lên. Đảm bảo 01 (một) cán bộ kỹ thuật quản lý tối đa 50 ha ruộng trồng cây thuốc lá.

    1.3. Điều kiện về quy trình kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.

    Phải có hợp đồng đầu tư trồng cây thuốc lá với người trồng cây thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.

    1.4. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.

    Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    VII. Điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá

    1. Có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá;

    2. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá /theo Danh mục máy móc nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp đã được Bộ Công Thương công bố;

    3.  Được sự đồng ý chủ trương đầu tư của Bộ Công Thương (nếu có).

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    VIII. Điều kiện đối với xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại

    1. Điều kiện nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại

    1.1 Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;

    1.2 Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành;

    1.3 Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước.

    1.4. Bộ Công Thương chỉ định doanh nghiệp thực hiện thương mại Nhà nước nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá

    1.4.1 Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải được đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam; phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính.

    1.4.2 Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu để kinh doanh tại thị trường trong nước phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về mua bán sản phẩm thuốc lá.

    1.4.3 Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về công bố hợp chuẩn, hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn và hàm lượng chất độc hại trong thuốc lá như đối với sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà được sản xuất trong nước.

    1.4.4 Đối với các nhãn hiệu thuốc lá điếu, xì gà lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam, trước khi làm thủ tục nhập khẩu, thương nhân phải gửi mẫu thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu đến cơ quan, tổ chức có chức năng phân tích, kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định để phân tích mẫu theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc các quy định an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

    1.4.5 Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa, ghi nhãn sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì.

    2. Điều kiện xuất khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại

    Thương nhân được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

    Trường hợp thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp từ thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá thì thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu phải có một trong ba loại giấy phép trên.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    IX. Điều kiện đối với nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để nghiên cứu sản xuất thử

    1. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá nhập khẩu thuốc lá vào Việt Nam để nghiên cứu sản xuất thử phải được phép của Bộ Công Thương.

    2. Số lượng thuốc lá nhập khẩu để nghiên cứu sản xuất thử mỗi lần không quá 500 bao (quy về 20 điếu/bao) đối với thuốc lá điếu, 50 điếu đối với xì gà.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    X. Điều kiện, trình tự thủ tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; đầu tư sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu; di chuyển địa điểm theo quy hoạch; đầu tư chế biến nguyên liệu thuốc lá

    1. Các dự án đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

    1.1 Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

    1.2 Không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất của toàn ngành thuốc lá được Bộ Công Thương xác định theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP;

    1.3 Việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất thuốc lá phải phù hợp với quy mô và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    XI. Điều kiện đầu tư, hợp tác với nước ngoài để sản xuất thuốc lá:

    1. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt;

    2. Đầu tư trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá để đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm;

    3. Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp (trong trường hợp đầu tư theo hình thức liên doanh) (gộp vào điều kiện 2);

    4. Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP;

    5. Được Thủ tướng Chính phủ cho phép trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     

    XII. Việc nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và tuân thủ các quy định sau:

    1. Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá phù hợp lĩnh vực sản xuất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc xuất khẩu, tái xuất ra nước ngoài;

    2. Máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu phải được tiêu hủy dưới sự giám sát của Tổ giám sát tiêu hủy máy móc, thiết bị do Bộ Công Thương thành lập.

     

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 67/2013/NĐ-CP (trình Chính Phủ Quý III năm 2018)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468437   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Kinh doanh tiền chất thuốc nổ

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 13

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 5

     

    STT

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh

     

    Văn bản QPPL

     

    Đề xuất xử lý/ Lộ trình thực hiện

    46

    Kinh doanh tiền chất thuốc nổ

    I. Điều kiện đầu tư kinh doanh tiền chất thuốc nổ

    1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề liên quan đến hóa chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    2. Tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ là doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

    3. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật:

    a) Địa điểm kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ tiền chất thuốc nổ phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ và đáp ứng các điều kiện về phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy; đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, theo quy định của pháp luật về hóa chất và các quy định có liên quan. Tổ chức kinh doanh nitrat amôn hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) phải có Giấy Chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    b) Công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường, không bị rò rỉ, thấm nước, phải được làm sạch, khô ráo trước khi chứa tiền chất thuốc nổ; phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ phải đáp ứng các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;

    c) Kho chứa tiền chất thuốc nổ thuộc sở hữu (hoặc thuê theo hợp đồng) đáp ứng được các điều kiện về bảo quản chất lượng trong thời gian kinh doanh.”

    4. Yêu cầu về đảm bảo an toàn hóa chất

    a) Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật hóa chất;

    b) Có Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt đối với các tiền chất thuốc nổ do tổ chức kinh doanh ban hành và được lưu tại nơi có chứa tiền chất thuốc nổ;

    c) Có nội quy về an toàn hóa chất và hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực tồn trữ, bảo quản tiền chất thuốc nổ. Trường hợp tiền chất thuốc nổ có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó;

    d) Không để tiền chất thuốc nổ trong điều kiện ngoài trời; không để cùng với vật liệu dễ cháy, hóa chất có tính khử và hóa chất, vật liệu có khả năng sinh nhiệt khi hút ẩm.

    5. Yêu cầu về nhân lực

    Người trực tiếp quản lý, điều hành và công nhân, người phục vụ liên quan đến kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất.

    - Điều 11 Nghị định số 76/2014/NĐ-CP

    - Điều 10 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP

     

    Thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

    Luật số 14/2017/QH14 đã bãi bỏ các điều kiện sau:

    - Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề liên quan đến hóa chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

    - Tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ là doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

    - Có Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt đối với các tiền chất thuốc nổ do tổ chức kinh doanh ban hành và được lưu tại nơi có chứa tiền chất thuốc nổ;

    - Bãi bỏ, hợp nhất và đơn giản hóa từ 11 điều kiện thành 04 điều kiện đầu tư kinh doanh tiền chất thuốc nổ, nội dung này đã được Quốc hội thông qua tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (Khoản 3 Điều 46), có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2018.

     

     

    II. Điều kiện xuất nhập khẩu tiền chất thuốc nổ

    Tổ chức được phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ phải có Giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp.

    Điều 14 Nghị định số 76/2014/NĐ-CP

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468439   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 37  

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 4

     

    STT

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh hiện hành

     

    Văn bản QPPL

     

    Đề xuất xử lý/ Lộ trình thực hiện

    45

    Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)

    I. Điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

    1. Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước, được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

    2. Chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu nổ công nghiệp và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng và kỹ thuật an toàn.

    3. Địa điểm cơ sở, nhà xưởng sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định liên quan.

    4. Nhà xưởng, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ. Nhà xưởng, kho chứa công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ, chống sét, kiểm soát tĩnh điện, an toàn và bảo vệ môi trường.

    5. Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường hợp chuẩn phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số công nghệ và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nổ vật liệu nổ công nghiệp riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

    6. Lãnh đạo quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể:

    a. Người liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Có giấy tờ chứng nhận nhân thân hợp lệ và không bị cấm tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;

    - Có trình độ chuyên môn tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp  theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và quy định tại QCVN 01:2012/BCT, QCVN 02:2008/BCT đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; TCVN 5507:2002 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đối với tiền chất thuốc nổ và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp;

    - Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành;

    - Người lao động có liên quan trực tiếp đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm.

    b. Người nước ngoài làm việc liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc đáp ứng các điều kiện tại điểm a khoản 6 Điều này, còn phải được cơ quan lao động có thẩm quyền cấp Giấy phép lao động; được huấn luyện kiến thức pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp và các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam.

    c. Lãnh đạo tổ chức, người quản lý bộ phận, người lao động liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận. Nội dung huấn luyện theo yêu cầu tại điểm a khoản 6 Điều này.

    Giám đốc phải có bằng tốt nghiệp đại học; Phó Giám đốc kỹ thuật, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải có bằng tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành: hoá chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ; khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi

    Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12;

    Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13;

    Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;

    Nghị định số 54/2012/NĐ-CP;

    Nghị định số 77/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

     

    II. Điều kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

    1. Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước, được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

    2. Địa điểm kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định liên quan.

    3. Hệ thống phân phối và đảm bảo chất lượng cho khách hàng có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ, quy mô kinh doanh; đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ nổ mìn của thị trường.

    4. Kho chứa, thiết bị bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh, thoả mãn các yêu cầu quy định tại Mục 6 Nghị định này; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

    5. Lãnh đạo quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

    Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12

    Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13

    Nghị định số 39/2009/NĐ-CP

    Nghị định số 54/2012/NĐ-CP

     

     

     

     

    III. Điều kiện bảo quản vật liệu nổ công nghiệp

    1. Chỉ các tổ chức có giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn được đầu tư xây dựng kho chứa vật liệu nổ công nghiệp. Việc đầu tư, xây dựng, mở rộng, cải tạo kho chứa vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định pháp luật liên quan.

    2. Vật liệu nổ công nghiệp phải được bảo quản tại các kho chứa, địa điểm thỏa mãn các yêu cầu về an ninh, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về cấu trúc, vật liệu xây dựng và thỏa mãn các yêu cầu về phòng cháy, phòng nổ, chống sét, kiểm soát tĩnh điện, an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định liên quan.

    3. Lãnh đạo quản lý, thủ kho, người bảo vệ canh gác, người phục vụ liên quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.

    Nghị định số 39/2009/NĐ-CP

     

     

     

     

    IV. Điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

    1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hàng hóa hoặc tổ chức, đơn vị được phép sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

    2. Có phương tiện đủ điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

    3. Đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    4. Người quản lý, người điều khiển phương tiện, áp tải và người phục vụ khác có liên quan đến vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;

    5. Có giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

    6. Có biểu trưng báo hiệu phương tiện đang vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

    Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12;

    Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;

    Nghị định số 104/2009/NĐ-CP

     

     

     

     

    V. Điều kiện tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp

    Vật liệu nổ công nghiệp quá hạn, đã mất phẩm chất và không có khả năng tái chế sử dụng phải được tiêu huỷ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về vật liệu nổ công nghiệp. Việc tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp phải do các tổ chức có Giấy phép sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện

    Nghị định số 39/2009/NĐ-CP

     

     

     

    VI. Điều kiện nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp:

    1. Được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

    2. Có Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài và Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước.

    Nghị định số 77/2016/NĐ-CP

     

    Thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

     

     

    VII. Điều kiện xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp

    a) Được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

    b) Có Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài và Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước;

    c) Đối với trường hợp xuất khẩu (tái xuất) vật liệu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp dầu khí nước ngoài -có Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp từ doanh nghiệp nước ngoài và Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp cho doanh nghiệp nước ngoài khác.”

     

    Thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468440   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Kinh doanh khí

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 129

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 76

    - Số lượng điều kiện đề xuất chuyển sang hậu kiểm: 06

    - Tổng số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm (đã bao gồm số lượng điều kiện chuyển sang hậu kiểm): 82 điều kiện

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh hiện hành

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    42

    Kinh doanh khí

    I. Điều kiện đối với  xuất khẩu, nhập khẩu khí

    1. Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG:

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu 05 (năm) năm;

    - Có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000 m3 (ba nghìn mét khối) thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê của thương nhân kinh doanh khí tối thiểu 01 (một) năm để tiếp nhận LPG từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.

    - Có số lượng chai LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 3.930.000 L (ba triệu chín trăm ba mươi nghìn lít);

    - Có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc có hợp đồng thuê nạp LPG vào chai với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối khác.

    Sau hai 02 (hai) năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG, phải có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu của thương nhân;

    - Có hệ thống phân phối LPG bao gồm: cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc khách hàng công nghiệp và có tối thiểu 40 (bốn mươi) tổng đại lý hoặc đại lý kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP.”

    2. Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG:

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu 05 (năm) năm;

    - Có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 60.000 m3 (sáu mươi nghìn mét khối) thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê của thương nhân kinh doanh khí tối thiểu 05 (năm) năm để tiếp nhận LNG từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.

    - Có cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hệ thống phân phối LNG, bao gồm: sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê xe bồn LNG hoặc đường ống vận chuyển LNG tối thiểu 01 (một) năm; sở hữu trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.”

    3. Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu CNG:     

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu 05 (năm) năm;

    - Có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 200.000 Sm3 (hai trăm nghìn mét khối tiêu chuẩn) thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê của thương nhân kinh doanh khí tối thiểu 05 (năm) năm để tiếp nhận CNG từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.

    - Có cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hệ thống phân phối CNG, bao gồm: sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê xe bồn CNG hoặc đường ống vận chuyển CNG tối thiểu 01 (một) năm; sở hữu trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.”

    - Điều 7 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP

     

    Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 19/2016/NĐ-CP (trình trong năm 2017).

     

     

    II. Điều kiện sản xuất, chế biến khí

    1. Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến LPG:

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có cơ sở sản xuất, chế biến theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về đầu tư 

    - Có phòng thử nghiệm chất lượng thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 (một) năm của thương nhân, tổ chức khác có đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm chất lượng khí.

    2. Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến LNG

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có cơ sở sản xuất, chế biến theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về đầu tư 

    - Có phòng thử nghiệm chất lượng thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 (một) năm của thương nhân, tổ chức khác có đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm chất lượng khí.

    - Có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc có hệ thống phục vụ hoạt động hoá khí để cung cấp cho khách hàng.

    3. Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến CNG

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có cơ sở sản xuất, chế biến theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về đầu tư 

    - Có phòng thử nghiệm chất lượng thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 (một) năm của thương nhân, tổ chức khác có đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm chất lượng khí.

    - Có bồn chứa CNG với tổng dung tích tối thiểu 200.000 Sm3 (hai trăm nghìn mét khối tiêu chuẩn) thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 (một) năm của thương nhân khác và được xây dựng theo quy hoạch, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;

    - Có trạm nén khí CNG có công suất tối thiểu 3.000 Sm3/h (ba nghìn mét khối tiêu chuẩn).

    Điều 8 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    III. Điều kiện đối với thương nhân phân phối khí

    1. Điều kiện đối với thương nhân phân phối LPG

    a) Điều kiện đối với thương nhân phân phối LPG kinh doanh LPG chai

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3 (ba trăm mét khối) thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu một (01) năm của thương nhân kinh doanh khí.

    - Có số lượng chai LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 L (hai triệu sáu trăm hai mươi nghìn lít);

    - Có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc có hợp đồng thuê nạp LPG vào chai với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối khác.

    Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG, phải có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu của thương nhân;

    - Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc khách hàng công nghiệp và có tối thiểu 20 (hai mươi) tổng đại lý hoặc đại lý kinh doanh LPG đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.

    b) Điều kiện đối với thương nhân phân phối LPG kinh doanh LPG qua đường ống

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 100 m3 (ba trăm mét khối) thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu một (01) năm của thương nhân kinh doanh khí.

    - Có trạm cấp LPG thuộc sở hữu của thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

    2. Điều kiện đối với thương nhân phân phối LNG

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 3.000 m3 (ba nghìn mét khối) thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu một (01) năm của thương nhân kinh doanh khí.

    - Có cơ sở vật chất phục vụ hệ thống phân phối LNG trực thuộc, bao gồm: sở hữu trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

    3. Điều kiện đối với thương nhân phân phối CNG

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 10.000 Sm3 (mười nghìn mét khối tiêu chuẩn) thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu một (01) năm của thương nhân kinh doanh khí.

    - Có cơ sở vật chất phục vụ hệ thống phân phối CNG trực thuộc, bao gồm: sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê xe bồn CNG hoặc đường ống vận chuyển CNG tối thiểu 01 (một) năm; sở hữu trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

    ( Điều 9 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP)

     

     

     

     

    IV. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh LPG

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có kho với tổng sức chứa tối thiểu 2.000 (hai nghìn) chai LPG và LPG chai (trừ chai LPG mini) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 01 (một) năm.

    - Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện và có tối thiểu 10 (mười) đại lý đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này.

    - Có hợp đồng đại lý tối thiểu một (01) năm, còn hiệu lực với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối.

    - Điều 11 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    V. Điều kiện đối với đại lý kinh doanh LPG

    - Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật

    - Có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

    - Có hợp đồng đại lý tối thiểu một (01) năm, còn hiệu lực với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý kinh doanh LPG.

    Điều 12 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    VI. Điều kiện đối với cửa hàng bán LPG chai

    - Thuộc sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối.

    - Đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    - Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo về phòng cháy và chữa cháy, an toàn theo quy định hiện hành.

    - Đối với cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

     Điều 13 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    VII. Điều kiện trạm nạp LPG vào chai

    - Phải phù hợp với quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.

    - Phương tiện, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường ;

    - Đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    - Thuộc sở hữu của thương nhân là thương nhân kinh doanh LPG  đầu mối;

    - Trạm nạp, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;

    - Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và có nguy cơ gây mất an toàn được kiểm định theo quy định;

    - Có đầy đủ các quy trình: nạp LPG vào chai, xe bồn, vận hành máy, thiết bị trong trạm, xử lý sự cố và các quy định về an toàn.

    - Điều 14 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    VIII. Điều kiện trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải

    - Phải phù hợp với quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.

    - Phương tiện, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường ;

    - Đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    - Phải thuộc sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối và có máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào phương tiện vận tải đã được kiểm định và đăng ký theo quy định.

    - Điều 14 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    IX. Điều kiện đối với trạm cấp LPG

    - Phải phù hợp với quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.

    - Phương tiện, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường ;

    - Đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    - Trạm cấp LPG phải thuộc sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối.

    - Điều 14 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    X. Điều kiện trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải

    - Thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LNG đầu mối

    - Phải phù hợp với quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;

    - Phương tiện, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường;

    - Đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    - Trạm nạp, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;

    - Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động của trạm nạp đã được kiểm định và đăng ký theo quy định;

    - Có đầy đủ các quy trình: nạp LNG vào phương tiện vận tải, xe bồn, vận hành máy, thiết bị trong trạm, xử lý sự cố và các quy định về an toàn.

    - Điều 15 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    XI. Điều kiện trạm cấp LNG

    - Thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LNG đầu mối

    - Phải phù hợp với quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;

    - Phương tiện, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường;

    - Đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    - Điều 15 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    XII. Điều kiện trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải

    - Thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh CNG đầu mối;

    - Phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;

    - Phương tiện, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường;

    - Đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    - Trạm nạp, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

    - Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động của trạm nạp được kiểm định và đăng ký theo quy định.

    - Có đầy đủ các quy trình: nạp CNG vào phương tiện vận tải, xe bồn, vận hành máy, thiết bị trong trạm, xử lý sự cố và các quy định về an toàn.

    - Điều 16 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    XIII. Điều kiện trạm cấp CNG

    - Thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh CNG đầu mối;

    - Phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;

    - Phương tiện, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường;

    - Đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    - Điều 16 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    XIV. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng xuất nhập khí

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, được xây dựng theo quy hoạch bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để tiếp nhận tầu chở khí hoặc phương tiện vận chuyển khác.

    - Có kho khí với tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 1.000 m3 (một nghìn mét khối) đối với kho LPG; tối thiểu 20.000 m3 (hai mươi nghìn mét khối) đối với kho LNG; tối thiểu 60.000 Sm3 (sáu mươi nghìn mét khối tiêu chuẩn) đối với kho CNG thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, xây dựng theo quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Điều 38 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    XV. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Có phương tiện vận chuyển khí thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 (một) năm, đáp ứng đủ điều kiện quy định và có đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo kiểm và an toàn, Giấy đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường, còn hiệu lực thi hành.

    - Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo nghiệp vụ về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định hiện hành.

    - Điều 40 Nghị định 19/2016/NĐ-CP

     

     

     

     

    XVI. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG

    Trạm kiểm định chai chứa LPG đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG:

    a) Có tư cách pháp nhân;

    b) Có đầy đủ các quy định an toàn, quy trình kiểm định chai chứa LPG được lãnh đạo phê duyệt theo quy định;

    c) Có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác kiểm định, cụ thể:

    - Thiết bị thu hồi LPG còn lại trong chai;

    - Thiết bị đo chiều dày kim loại, thiết bị siêu âm mối hàn;

    - Thiết bị tháo lắp van chai;

    - Thiết bị thử bền, thử kín;

    - Thiết bị loại bỏ nước;

    - Thiết bị kiểm tra bên trong;

    - Thiết bị làm sạch bề mặt;

    - Cân khối lượng;

    - Thiết bị đóng dấu;

    - Thiết bị hút chân không.

    Tất cả các thiết bị trên phải có các thông số kỹ thuật và công suất phù hợp với công suất kiểm định của trạm.

    d) Có đầy đủ nhân lực cần thiết phục vụ cho công tác kiểm định: Nhân viên trực tiếp thực hiện kiểm định chai phải được huấn luyện và cấp chứng chỉ về chuyên môn và an toàn trong công tác kiểm định chai và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu là 02 năm;

    đ) Phải có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.

    Điều 22 Nghị định 77/2016/NĐ-CP

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468443   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Kinh doanh xăng dầu

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 43

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 5

     

    STT

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh

     

    Văn bản QPPL

     

    Đề xuất xử lý/ Lộ trình thực hiện

    41

    Kinh doanh xăng dầu

    I. Điều kiện đối với sản xuất xăng dầu

    Thương nhân có  đủ các điều kiện quy định dưới đây được sản xuất xăng dầu:

    1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

    2. Có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

    3. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu, đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

    - Điều 10 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP

     

    Bãi bỏ khi sửa đổi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, dự kiến vào cuối năm 2017 đến năm 2018.

     

     

     

     

     

    II. Pha chế xăng dầu

    1. Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầu được thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.

    Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu.

    2. Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu phải có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

    3. Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu phải đăng ký cơ sở pha chế theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

    - Điều 12 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP

     

     

     

     

     

    III. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

    Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

    1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

    2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.

    3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

    Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

    4. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

    Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3).

    5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

    Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

    6. Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

    7. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

     Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP)

     

     

     

     

    IV. Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu

    Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:

    1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

    2. Có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

    3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

    4. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

    5. Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

    6. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Điều 13 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP)

     

     

     

     

     

    V. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

    Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

    1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

    2. Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

    3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

    4. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

    Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

    5. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

    (- Điều 16 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP)

     

     

     

     

    VI. Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu

    Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

    1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

    2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

    3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Điều 19 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP)

     

     

     

     

    VII. Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

    Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là thương nhân nhận quyền):

    1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

    2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

    3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Điều 22 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP

     

     

     

     

     

    VIII. Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu

    Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

    1. Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

    3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Điều 24 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP)

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468445   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Nhượng quyền thương mại

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 6

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 4

     

    STT

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh

     

    Văn bản QPPL

     

    Đề xuất xử lý/ Lộ trình thực hiện

    59

    Nhượng quyền thương mại

    I. Điều kiện với bên nhượng quyền thương mại

    Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

    Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

    2. Đã đăng ký và được chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công Thương trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

    3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định sau:

    3.1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

    3.2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

    II. Điều kiện đối với Bên nhận quyền

    1. Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

    - Điều 5,6,7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP

     

    Sửa đổi hoặc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại.

    Hoàn thành và trình Chính phủ trong quí II/2018.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468448   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Kinh doanh tiền chất công nghiệp

    - Số lượng điều kiện ban đầu: 33

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 12

     

    STT

     

    Ngành, nghề

    Điều kiện đầu tư kinh doanh hiện hành

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    62

    Kinh doanh tiền chất công nghiệp

    1 .Điều kiện sản xuất tiền chất công nghiệp

    Tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về sản xuất hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

    1.1 Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;

    1.2 Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;

    1.3 Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;

    1.4 Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất:

    1.4.1 Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;

    1.4.2 Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;

    1.4.3 Trang thiết bị bảo hộ lao động;

    1.4.4 Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;

    1.4.5 Phương tiện vận chuyển;

    1.4.6 Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

    1.5 Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng các thành phần hóa chất;

    1.6 Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    1.7 Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

     

     

     

    2. Điều kiện kinh doanh tiền chất công nghiệp

    Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP:

    1.1 Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;

    1.2 Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;

    1.3 Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;

    1.4 Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất:

    1.4.1 Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;

    1.4.2 Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;

    1.4.3 Trang thiết bị bảo hộ lao động;

    1.4.4 Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;

    1.4.5 Phương tiện vận chuyển;

    1.4.6 Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

    1.5 Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng các thành phần hóa chất;

    1.6 Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    1.7 Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

    và các điều kiện sau:

     a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

    b) Người trực tiếp tiếp xúc với tiền chất tại cơ sở kinh doanh gồm người phụ trách, người bán hàng, giao hàng, thủ kho đã được đào tạo về an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP;

    c) Địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng tiền chất công nghiệp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kho tồn trữ, bảo quản tiền chất hoặc khu vực tồn trữ, bảo quản tiền chất phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn và có các cảnh báo cần thiết tại nơi tồn trữ, bảo quản theo quy định của Luật hóa chất;

    d) Cơ sở kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

    đ) Tiền chất công nghiệp phải có đầy đủ nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Chứng từ, hóa đơn mua bán tiền chất phải chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp các loại tiền chất. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tiền chất từ nước ngoài vào Việt Nam phải có một trong các tài liệu liên quan đến mua bán tiền chất như: Hợp đồng; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại;

    e) Có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc có xác nhận của bên mua, bên bán theo quy định của Luật hóa chất đối với tiền chất công nghiệp là Sulfuric acid và Hydrochloric acid.”

    Nghị định số 26/2011/NĐ-CP;

    Nghị định số 108/2008/NĐ-CP

     

    Các điều kiện bãi bỏ theo Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Hóa chất (thay thế Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, Nghị định 26/2011/NĐ-CP): Đã trình Chính phủ trong năm 2017.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #468449   22/09/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    - Số lượng điều kiện ban đầu: 13

    - Số lượng điều kiện đề xuất cắt giảm: 3 điều kiện

     

    STT

     

    Ngành, nghề

     

    Điều kiện đầu tư kinh doanh

     

    Văn bản QPPL

     

    Lộ trình thực hiện

    64

    Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp

    I. Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

    1. Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp.

    2. Có vốn pháp định theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP.

    3. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

    4. Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

    5. Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP.

    6. Có Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng, Chương trình đào tạo cơ bản không trái quy định của pháp luật.

    7. Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phải là những cá nhân chưa từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP.

    8. Vốn pháp định của doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp là 10 tỷ đồng.

    II. Điều kiện đối với đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp

    9. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phải đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan.

    10. Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:

    10.1 Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông hoặc tạm ngừng lưu thông theo quy định của pháp luật;

    10.2 Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; các loại hóa chất nguy hiểm và sản phẩm có hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

    11. Mọi loại hình dịch vụ hoặc các loại hình kinh doanh khác không phải là mua bán hàng hóa, không được tiến hành kinh doanh theo phương thức đa cấp, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

    Nghị định số 42/2014/NĐ-CP

    Dự kiến bãi bỏ tại Nghị định thay thế 42/2014/NĐ-CP đã trình Chính phủ

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    GHLAW (22/09/2017) lexcommvn (25/09/2017)
  • #582150   30/03/2022

    Danh sách 675 điều kiện kinh doanh được cắt giảm

    Vậy nếu thuộc trong 675 điều kiện kinh doanh như trên thì khi đăng ký kinh doanh chọn loại hình ngành nghề kinh doanh sẽ không cần phải đáp ứng những điều kiện như luật trước kia quy định đúng không ạ? Còn nếu trước đó em đã đăng ký theo luật cũ bây giờ em có phải tiếp tục đáp ứng những điều kiện như lúc trước đăng ký không ạ.

     
    Báo quản trị |