Danh sách 116 doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội bị kiểm tra theo Quyết định 382

Chủ đề   RSS   
  • #615625 24/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 509 lần


    Danh sách 116 doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội bị kiểm tra theo Quyết định 382

    Ngày 13/8/2024, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội ban hành kế hoạch kiểm tra 116 doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn. Thời gian thực hiện là từ ngày 15/8/2024.

    Danh sách 116 doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội bị kiểm tra theo Quyết định 382

    Theo Kế hoạch kiểm tra chuyên đề chấp hành pháp luật trong kinh doanh vàng trên thành phố Hà Nội năm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 382/QĐ-QLTTHN, đối tượng, nội dung, thời gian, địa bàn kiểm tra như sau:

    - Đối tượng kiểm tra: Các doanh nghiệp sản xuất, gia công kinh doanh mua, bán, sửa chữa vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    Xem toàn bộ Danh sách 116 doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội bị kiểm tra theo Quyết định 382: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/24/116-doanh-nghiep-kinh-doanh-vang.pdf

    - Địa bàn kiểm tra: Trên địa bàn các quận, huyện và thị xã thuộc thành phố Hà Nội.

    - Nội dung kiểm tra: 

    + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

    + Kiểm tra thực hiện việc niêm yết giá.

    + Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

    + Kiểm tra việc thực hiện các quy định về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa; Tiến hành lấy mẫu kiểm định chất lượng nếu có dấu hiệu vi phạm (nếu có).

    + Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thương mại điện tử, sử dụng ứng dụng số để kinh doanh.

    + Kiểm tra các quy định khác có liên quan (nếu cần thiết).

    - Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/8/2024 đến hết ngày 15/10/2024.

    Như vậy, từ ngày 15/8/2024 - 15/10/2024, 116 doanh nghiệp kinh doanh vàng trong danh sách trên sẽ bị kiểm tra theo Quyết định 382.

    Xem chi tiết Quyết định 382/QĐ-QLTTHN ngày 13/8/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/24/ke-hoach-kiem-tra-116-doanh-nghiep-kinh-doanh-vang.pdf

    Doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh vàng là doanh nghiệp như thế nào?

    Theo Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    - Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

    Đồng thời, khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

    - Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.

    - Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.

    - Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).

    - Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

    Như vậy, điều kiện để được kinh doanh vàng miếng và vàng trang sức, mỹ nghệ là khác nhau. Doanh nghiệp kinh doanh loại vàng nào thì phải đáp ứng điều kiện tương ứng với loại vàng đó theo quy định trên.

    Những hành vi nào là vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng?

    Theo Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

    - Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    - Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

    - Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

    - Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

    - Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Như vậy, theo quy định hiện nay thì 7 hành vi trên là hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng. Tổ chức, cá nhân vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

     
    161 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận