đánh người gây thương tích xử phạt ra sao.

Chủ đề   RSS   
  • #480871 01/01/2018

    nguyenchii123

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    đánh người gây thương tích xử phạt ra sao.

    Xin cho tối được hỏi. Tôi bị người ta đánh trước có đầy đủ bằng chứng camera ghi lại. tôi bị đánh trước và ko bị gây thương tích. sau đó tôi đánh lại họ và họ bị khâu 7 mũi ở đầu. vậy nếu bị kiện ra tòa tôi có bị xử lý không, và nếu có thì bị xử lý ra sao. Tôi xin cảm ơn.
     
    2437 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #480932   02/01/2018

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chào bạn! vấn đề bạn hỏi t xin trả lời như sau:

    1. Trước tiên cần xác định khi bạn bị đánh, sau đó bạn đánh lại là lúc người ta đã đánh bạn xong rồi hay vẫn đang đánh bạn.

    2. Cần giám định thương tích để xác định tỷ lệ thương tật mà người đó bị là bao nhiêu %.

    3. Bạn sử dụng hung khí gì đánh người ta gây thương tích.

    Bạn cần nêu cụ thể nội dung vụ việc của bạn thì chúng tôi mới có cơ sở đánh giá tính chất và đưa ra tư vấn cụ thể cho bạn được. Bởi tùy từng trường hợp có thể bạn là phòng vệ chính đáng hoặc có thể là vi phạm hành chính hoặc phạm tội hình sự.

    Bạn có thể nhắn tin trực tiếp vào hộp thư cho tôi để được tư vấn cụ thể.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #480973   02/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Chào bạn,

    Trứoc tiên mình phải xác định đựơc:

    - Ngừơi bị bạn đánh tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm?

    - Bạn có dùng hung khí gì không?

    Đối với trừơng hợp của bạn phải xác định rõ có thuộc trừơng hợp phòng vệ chính đáng như ở điều 22 bộ luật hình sự 2015 quy định hay không.

    Điều 22: Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

     
     
    Báo quản trị |