- Về hành vi cố ý chém người:
Hiện nay việc xác định hành vi phạm tội trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh vẫn chưa được quy định hay hướng dẫn cụ thể tại một văn bản nào. Vì thế theo quan điểm của tôi:
Một hành vi phạm tội được xem là cố ý gây thương tích trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh là khi mà tình trạng thần kinh bị kích động mạnh và hành vi phạm tội đó cùng diễn ra tại một thời điểm. Nhưng trường hợp của anh trai bạn là sau nhiều lần bị gây gổ, khiêu khích… thì anh trai bạn mới thực hiện hành vi chém người.
Như vậy, tùy thuộc vào việc xác định được trạng thái thần kinh lúc đó của anh trai bạn có phải là bị kích động mạnh cùng lúc với việc thực hiện hành vi chém người hay không để truy cứu trách nhiệm.
Nếu như đó là hành vi cố ý gây thương tích do trạng thái thần kinh bị kích động mạnh mà tỷ lệ thương tật là 30% thì anh trai của bạn sẽ không bị truy cứu TNHS. Ngược lại, nếu như xác định được trạng thái thần kinh lúc thực hiện hành vi phạm tội của anh trai bạn không phải do bị kích động mạnh thì anh trai bạn có thể bị truy cứu TNHS theo Đ104 Bộ luật hình sự.
Đ104 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 về tội cố ý gây thương tích:
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Vì vậy, anh trai bạn có thể chịu mức hình phạt cao nhất là 3 năm.
Tuy nhiên theo Đ105 Bộ luật tố tụng hình sự : “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.
Do đó, gia đình bạn nên thỏa thuận với gia đình người bị hại để gia đình họ rút đơn khởi kiện. Nếu gia đình họ đồng ý rút lại đơn khởi kiện thì anh trai bạn sẽ không bị truy cứu TNHS.
- Về việc phá chiếc xe:
Nếu như giá trị hư hại của chiếc xe là từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì theo quy định tại khoản 1 Đ143 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009:
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.