Đánh người bị thương tật dưới 11% có bị truy cứu TNHS không?

Chủ đề   RSS   
  • #484937 14/02/2018

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Đánh người bị thương tật dưới 11% có bị truy cứu TNHS không?

    Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

    “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 
    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 
    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 
    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 
    đ) Có tổ chức; 
    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 
    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 
    i) Có tính chất côn đồ; 
    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”


    Đồng thời, khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

    “1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

    Như vậy, trong trường hợp người có hành vi đánh người có những dấu hiệu tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 kể trên đồng thời có đơn yêu cầu của người bị hại thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

     
    4144 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #493075   31/05/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Có một trường hợp trên thực tế mình biết như thế này. Chồng của bạn mình đánh người khác khi say rượu và có dùng gậy đánh một người, khi giám định thương tật thì cơ quan giám định kết luận người đó bị thương tật 4%. Sau đó người chồng bị bắt tạm giam 3 tháng, sau khi biết chuyện bạn mình xuống xin lỗi gia đình người bị hại và bồi thường thì gia đình bên kia viết đơn rút đơn kiện và đơn xin bãi nại nhưng chồng bạn mình sau một thời gian mới được tha. 

    Thế nên như bạn phân tích, tội cố ý gây thương tích thuộc nhóm tội danh khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Tức là trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 134 thì phải có đơn yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại, thì cơ quan điều tra mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Do vậy, nếu người bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố hay nói cách khác đã có đơn bãi nại, thì cơ quan điều tra sẽ không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
    Tuy nhiên, trước đó cơ quan điều tra hoàn toàn có thể tạm giam người chồng để tiếp tục xác minh vụ án. Nếu trường hợp của người chồng không đủ yếu tố cầu thành tội phạm hoặc phạm tội thuộc khoản 1 đồng thời có đơn bãi nại của người bị hại, thì cơ quan điều tra không còn quyền tạm giữ người đó nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #498770   05/08/2018

    Cảm ơn bài viết của bạn đã cung cấp thông tin bổ ích cho người đọc. Nhưng mình muốn nói thêm Bộ luật hình sự đưa ra mức 11% là mức độ nguy hiểm của người thực hiện hành vi. Nếu trên mức đố thì người thực hiện hành vi bị xem là hành vi nguy hiểm cần phải xử lí và trừng phạt theo quy định. Tuy nhiên, nếu hành vi đó được người bị hại giảm thì không bị xử lí.

     
    Báo quản trị |