takeshilaw viết:chào bạn, hình như bạn có sự nhầm lẫn khi dùng đến khái niệm hình phạt, trong bộ luật DS ko có hình phạt đâu bạn nhé, hình phạt là một chế định có ở trong luật HS và chỉ luật HS mà thôi.
bạn hỏi là H có được thừa kế không?
theo quy định của pháp luật, có người thừa kế ở hàng thứ nhất là con, tức là không phân biệt con đẻ hay con nuôi... hiện nay, pháp luật không cho phép xác định con nuôi thực tế, do đó, cần phải có căn cứ pháp lí để xác định được H là con nuôi, căn cứ pháp lí là giấy đăng kí nhận con nuôi của cha mẹ nuôi H.
thân!
![]()
Theo tôi thì không phải bạn Le.Hien nhầm lẫn. Mà có thể cô giao cho một tình huống về thừa kế và hai câu hỏi về hình sự. Nhưng bạn ấy lại post chung vào một câu hỏi trên diễn đàn.
1/ Về tình huống thừa kế, xin bổ sung như sau:
- Công nhận là ở thời điểm hiện tại, pháp luật không công nhận con nuôi thực tế. Vì Điều 72 Luật HN & GĐ năm 2000 (nay là Luật nuôi con nuôi) và Nghị định só158/2005/NĐ-CP quy định việc nhận nuôi con nuôi phải đăng ký.
- Tuy nhiên, Điều 37 Luật HN & GĐ năm 1986 quy định việc nhận nuôi con nuôi chỉ phải được UBND cấp xã công nhận và ghi vào sổ hộ tịch chứ không phải đăng ký.
Như vậy nếu xác định được việc bố mẹ H cho ông chú nuôi H trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật HN & GĐ năm 2000 có hiệu lực), có ghi trong sổ hộ tịch của UBND cấp xã thì H được công nhận là con nuôi và được hưởng thừa kế của bố nuôi là ông chú.
- Xa hơn nữa thì Điều 24 Luật HN & GĐ năm 1959 cũng chỉ quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.
Phần III.A.1 Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 lại có quy định: "Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch (Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình). Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tích việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là con nuôi thực tế. Con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền thừa kế lẫn nhau".
Như vậy nếu xác định được việc bố mẹ H cho ông chú nuôi H trước ngày 10/9/1990 (ngày Pháp lệnh thừa kế năm 1990 có hiệu lực), thì không cần phải ghi trong sổ hộ tịch của UBND cấp xã, H cũng được công nhận là con nuôi thực tế và được hưởng thừa kế của bố nuôi là ông chú.
2/ Về 2 câu hỏi hình sự, bạn Le.Hien nói bạn không học luật nên tôi trích dẫn 2 điều luật của BLHS để bạn xem luôn.
Điều 26. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.
Điều 27. Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 07/11/2011 04:01:27 CH
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!