Bạn vẫn loay hoay không biết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Do đó, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hay Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hay …vv và vv… Có phỏng???
Tôi sẽ không nói đến vấn đề pháp lý mà chỉ nói vấn đề kinh tế cho bạn hiểu để bạn tìm thấy cơ hội cần thành lập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu mình.
Doanh nghiệp tư nhân: Loại hình doanh nghiệp này khá phổ biến từ những năm 2000 trở về trước. Đây là những doanh nghiệp chủ yếu đi lên từ hộ gia đình. Ưu điểm của loại hình này là các tài sản đều đứng tên chủ doanh nghiệp mà không cần phải sang tên. Theo đánh giá của giới chuyên môn, tầm của loại hình doanh nghiệp này chỉ ở trên cơ sở sản xuất.
Ở đây không xét đến doanh thu lớn hay nhỏ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân có doanh thu hàng năm cả trăm tỷ đồng. Những mặt hạn chế của loại hình này, dù có doanh thu lớn nhưng tâm lý chủ doanh nghiệp vẫn nghĩ mình là nhỏ, bởi vẫn còn mang bóng dáng là doanh nghiệp gia đình.
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
Khi giao dịch một số đối tác có tâm lý loại hình này là kém chuyên nghiệp. Ở một góc độ khác, toàn bộ tài sản của gia đình là một phần tài sản của doanh nghiệp. Điểm này khác hẳn với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn đăng ký. Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn nghĩ thành lập công ty TNHH sẽ phải nộp thuế cao hơn, điều đó hoàn toàn không đúng. Theo quy định của pháp luật, cả hai loại hình này đều bình đẳng về nộp thuế.
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH một thành viên phần vốn của doanh nghiệp một người sở hữu, còn Công ty TNHH phần vốn của doanh nghiệp phải 2 người sở hữu trở lên. Đó là điểm khác biệt cơ bản của hai loại hình này.
“ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”
Điểm khác nhau ở 2 loại hình này so với doanh nghiệp tư nhân là phần vốn đăng ký khá cụ thể bao nhiêu vốn và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm với phần vốn đó. Tài sản đưa vào công ty như xe, máy móc, nhà xưởng… mang tên của Công ty không phải là chủ doanh nghiệp đứng tên tài sản đó.
“ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.
Trong làm ăn, đối tác thường nhìn vào số vốn đăng ký của doanh nghiệp để xem doanh nghiệp này có tiềm lực hay không. Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi thành lập nên chọn loại hình Công ty TNHH vì đây có 2 thành viên kiểm soát nguồn vốn, vì thế độ tin cậy sẽ cao hơn.
Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết công việc của mình. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi ; và bạn đừng ngại, hãy gọi ĐT: 0978994377
Cập nhật bởi toanvv ngày 29/10/2016 05:25:31 CH
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.