Đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì có gì khác nhau?

Chủ đề   RSS   
  • #603130 08/06/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11381
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 202 lần


    Đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì có gì khác nhau?

    Đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì có gì khác nhau? Đối với sản phẩm thuốc mới nếu đăng ký sáng chế thì có lưu ý gì không?

    Đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì có gì khác nhau?

    Căn cứ Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì:

    - Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

    - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

    Theo đó, sáng chế và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau.

    Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau, thường là thể hiện thông qua logo, bạn có thể xem các nhãn hiệu mà các đơn vị đăng ký tại link http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?2&query=*:*

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuật, quy trình giải quyết một vấn đề nào đó. Bạn có thể xem giải pháp các doanh nghiệp đang đăng ký tại http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/patents?4&query=*:*

    Đăng ký sáng chế cần lưu ý gì?

    Về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế bạn thực hiện theo hướng dẫn tại bài viết Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế?

    Ngoài ra, cần lưu ý về điều kiện để được bảo hộ sáng chế tại Điều 58, Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:

    Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì cần chú ý đối tượng đăng ký phải đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

    Thứ nhất, có tính mới: tức là sáng chế chưa được bộc lộ công khai dưới dưới hình thức công bố, sử dụng hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên.

    Thứ hai, có trình độ sáng tạo: các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

    Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp: nội dung sáng chế có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình và thu được kết quả ổn định.

    Ngoài ra, muốn được bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì đối tượng đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Có tính mới.

    - Có khả năng áp dụng công nghiệp.

    Ngoài điều kiện bảo hộ sáng chế như trình bày ở trên, chủ đơn đăng ký muốn được bảo hộ còn phải đáp ứng được các điều kiện sau:

    – Người tạo ra sáng chế (tác giả sáng chế) phải tạo ra sáng chế bằng chi phí và công sức của mình;

    – Cá nhân, tổ chức đầu tư kinh phí, cơ sở, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc cho tác giả, thuê tác giả trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc thỏa thuận đó không trái quy định của pháp luật;

    – Trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì tổ chức, cá nhân đó được quyền đăng ký sáng chế sau khi được cá nhân, tổ chức còn lại đồng ý

    – Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

    – Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

    – Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;

    – Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.

    Hi vọng các thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     

     
    382 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận