dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #106134 28/05/2011

    trangtrangtotite

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    dân sự

    hành vi pháp lí đơn phương có được coi là  giao dịch dân sự không?
     ai giúp mình làm rõ với
     
    10262 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #106144   28/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Điều 121. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc #ff0000;">hành vi pháp lý đơn phương l#00b050;">àm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #106259   28/05/2011

    phuongnguyen.hlu.2809
    phuongnguyen.hlu.2809

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    ko đâu bạn ạ. Như bạn boyluat đã trích điều 121, BLDS.
    VD nhé: nếu bạn bị mất một con chó chẳng hạn, bạn đăng báo tìm nó và hứa sẽ thưởng 2 triệu đồng nếu ai đó thấy và mang trả con chó cho bạn. Đây là một sự kiện pháp lí đơn phương nhưng nó ko là giao dịch dân sự...nó chỉ là giao dịch dân sự khi người tìm thấy con chó đem con chó đến nhà bạn và trả cho bạn.
    Thân ái!
     
    Báo quản trị |  
  • #106271   28/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    phuongnguyen.hlu.2809 viết:
    ko đâu bạn ạ. Như bạn boyluat đã trích điều 121, BLDS.
    VD nhé: nếu bạn bị mất một con chó chẳng hạn, bạn đăng báo tìm nó và hứa sẽ thưởng 2 triệu đồng nếu ai đó thấy và mang trả con chó cho bạn. Đây là một sự kiện pháp lí đơn phương nhưng nó ko là giao dịch dân sự...nó chỉ là giao dịch dân sự khi người tìm thấy con chó đem con chó đến nhà bạn và trả cho bạn.
    Thân ái!

    Tôi không hiểu bạn đang phủ định điều gì.

    Về vd của bạn,
    -Thứ nhất,tôi chưa nghe đến thuật ngữ sự kiện pháp lý đơn phương mà chỉ mới được học về sự kiện pháp lý. Có thể hiểu đơn giản, dựa trên căn cứ khác nhau thì sự kiện pháp lý được chia thành sự biến và hành vi, ( trong hành vi thì được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp) hoặc sự kiện pháp lý có thể chia thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp. Chi tiết, bạn tham khảo tại Giáo trình luật dân sự.

    -Thứ hai, việc "đăng báo và hứa thưởng" đã tự nó đã là hành vi pháp lý đơn phương bởi nó thể hiện rõ ràng ý chí của người thực hiện hành vi đó. Vì thế, nó được coi là một giao dịch dân sự theo quy định tại điều 121, BLDS 2005.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #106319   28/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Im_lawyerx0 viết:


    -Thứ hai, việc "đăng báo và hứa thưởng" đã tự nó đã là hành vi pháp lý đơn phương bởi nó thể hiện rõ ràng ý chí của người thực hiện hành vi đó. Vì thế, nó được coi là một giao dịch dân sự theo quy định tại điều 121, BLDS 2005.


    Chỉ khi hành vi đăng báo này làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ thì nó mới là hành vi pháp lý đơn phương. Chứ còn bạn cứ đăng báo, mà chả làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của bạn (về vấn đề được đưa ra) thì nó không là hành vi pháp lý đơn phương đâu. Bạn nên nghiên cứu cả phần sau của điều 121 nữa.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #106330   28/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    boyluat viết:
    Im_lawyerx0 viết:


    -Thứ hai, việc "đăng báo và hứa thưởng" đã tự nó đã là hành vi pháp lý đơn phương bởi nó thể hiện rõ ràng ý chí của người thực hiện hành vi đó. Vì thế, nó được coi là một giao dịch dân sự theo quy định tại điều 121, BLDS 2005.


    Chỉ khi hành vi đăng báo này làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ thì nó mới là hành vi pháp lý đơn phương. Chứ còn bạn cứ đăng báo, mà chả làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của bạn (về vấn đề được đưa ra) thì nó không là hành vi pháp lý đơn phương đâu. Bạn nên nghiên cứu cả phần sau của điều 121 nữa.


    Tại sao lại không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Kể từ thời điểm đăng báo và hứa thưởng, tự nó đã làm phát sinh quyền yêu cầu của người đáp ứng điều kiện đối với người đăng báo phải thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết. Khi có hành vi pháp lý ( hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương) đã làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, hay nói cách khác, nghĩa vụ dân sự chỉ là hệ quả tất yếu của hành vi pháp lý.
    Bộ luật dân sự 2005 viết:
    Điều 281. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau đây:
    1. Hợp đồng dân sự;
    2. Hành vi pháp lý đơn phương;

    3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
    4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
    5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
    6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.

    *Bạn nên nghiên cứu BLDS cả những quy định liên quan chứ không phải chỉ tập trung vào quy định đang giải quyết !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 28/05/2011 11:51:11 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #106334   28/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    boyluat viết:
    Im_lawyerx0 viết:


    -Thứ hai, việc "đăng báo và hứa thưởng" đã tự nó đã là hành vi pháp lý đơn phương bởi nó thể hiện rõ ràng ý chí của người thực hiện hành vi đó. Vì thế, nó được coi là một giao dịch dân sự theo quy định tại điều 121, BLDS 2005.


    Chỉ khi hành vi đăng báo này làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ thì nó mới là hành vi pháp lý đơn phương. Chứ còn bạn cứ đăng báo, mà chả làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của bạn (về vấn đề được đưa ra) thì nó không là hành vi pháp lý đơn phương đâu. Bạn nên nghiên cứu cả phần sau của điều 121 nữa.


    Tại sao lại không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Kể từ thời điểm đăng báo và hứa thưởng, tự nó đã làm phát sinh quyền yêu cầu của người đáp ứng điều kiện đối với người đăng báo phải thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết. Khi có hành vi pháp lý ( hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương) đã làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, hay nói cách khác, nghĩa vụ dân sự chỉ là hệ quả tất yếu của hành vi pháp lý.

    *Bạn nên nghiên cứu BLDS cả những quy định liên quan chứ không phải chỉ tập trung vào quy định đang giải quyết !


    Chính vì có người đáp ứng điều kiện, nên mới có thể làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Còn nếu không xảy ra trường hợp nào làm phát sinh, thay đổi..., thì đó không phải là hành vi pháp lý đơn phương. Quan điểm của mình là như vậy !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #106329   28/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Hứa thưởng là một trong 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng
     
    Báo quản trị |  
  • #106336   29/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Hứa thưởng là một trong 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng

    Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên.

    Trong trường hợp "đăng báo và hứa thưởng" ở ví dụ trên, đó chỉ mới được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng (thể hiện ý chí của bên đưa ra lời đề nghị). Chỉ khi nào bên nhận đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị đó thì mới tồn tại hợp đồng giữa hai bên. Hứa thưởng cũng không nằm ngoài nguyên tắc này, chỉ khi bên thực hiện công việc được hứa thưởng thể hiện việc chấp nhận lời đề nghị (thực hiện công việc trong nội dung hứa thưởng), lúc đó hứa thưởng mới trở thành hợp đồng. Cần phải lưu ý các giai đoạn khi giao kết hợp đồng để xác định xem, thời điểm nào được coi là thời điểm hợp đồng được xác lập.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #106347   29/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    QQ khẳng định hứa thưởng là 1 loại hợp đồng.( tham khảo BLDS 2005)
    Đề nghị giao kết hợp đồng  là hành vi pháp lý đơn phương. 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

    Im_lawyerx0 viết:

    Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên.


    Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự

    Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên #ff0000;">về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Khái niệm đã được luật quy định cụ thể nên ban nên trích dẫn đầy đủ và chính xác!

     
    Báo quản trị |  
  • #106490   29/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn!

    QQ xin đưa ra quan điểm của mình về vấn đề hợp đồng hứa thưởng như sau:

    Theo quy định của BLDS 2005 thì hứa thưởng cũng được xem là một loại hợp đồng. Cụ thể nó được quy định trong Mục 13 Chương XVIII-HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG.

    QQ thấy hợp đồng này nó có sự khác biệt lớn so với các loại hợp đồng dân sự khác vì hứa thưởng thì chỉ có 1 bên thể hiện ý chí ban đầu mà không có sự thỏa thuận thống nhất như các loại hợp đồng dân sự khác.

    Ý chí trong hứa thưởng được bên hứa thưởng thể hiện 1 cách công khai và có thể nhằm vào 1 đối tác cụ thể hoặc cũng có thể không có 1 đối tác cụ thể nào.

    Vì thế, bất kỳ hành vi nào thực hiện công việc mà bên hứa thưởng nêu ra đều được coi là chấp nhận hợp đồng và khi đó phát sinh nghĩa vụ trả thưởng của bên hứa thưởng, người đã thực công việc mặc nhiên được coi là chấp nhận đề nghị.

    Nói chung nghiên cứu phần này QQ thấy ta không nên đưa hứa thưởng vào trong phần HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG vì thực chất nó không thỏa mãn được yêu cầu của Điều 338:
    .... viết:

    Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự

    Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên #ff0000;">về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Đôi lời trao đổi!
     
    Báo quản trị |  
  • #106722   30/05/2011

    trangtrangtotite
    trangtrangtotite

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    bạn cho mình một ví dụ cụ thể khi sự kiện pháp lí đơn phương xảy ra không đoực coi là giao dịch dân sự đi tớ cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #107967   04/06/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    trangtrangtotite viết:
    bạn cho mình một ví dụ cụ thể khi sự kiện pháp lí đơn phương xảy ra không đoực coi là giao dịch dân sự đi tớ cảm ơn


    A tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của mình=> đây là hành vi pháp lý đơn phương nhưng không phải là giao dịch dân sự.



     
    Báo quản trị |  
  • #107139   01/06/2011

    nhuhoai2808
    nhuhoai2808

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    di chúc là một hành vi pháp lí đơn phương. Đây là 1 giao dịch dân sự
     
    Báo quản trị |