Dân mạng sôi sục với phát biểu "luật sư giàu nhờ chạy án"

Chủ đề   RSS   
  • #402111 09/10/2015

    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Dân mạng sôi sục với phát biểu "luật sư giàu nhờ chạy án"

      

    TTO - Quan điểm của luật sư Võ An Đôn cho rằng nhiều luật sư giàu lên nhanh chóng, mua nhà lầu nhiều nơi, tậu xe hơi đắt tiền là chờ chạy án đã gây chú ý trong giới luật sư và tạo phản ứng trái chiều.

    Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật
    Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật

     

    Status trên mạng xã hội Facebook của luật sư Võ An Đôn (Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên) đã khiến không chỉ giới luật sư mà nhiều người khác cùng xôn xao tranh luận.

    Không muốn làm giàu bất chính nhờ "chạy án"

    Theo chia sẻ của luật sư Đôn tối 3-10: "Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng một luật sư nhận trung bình từ 3-10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ.

    Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền".

    Theo luật sư Đôn, ông chỉ chuyên bào chữa cho người nghèo, bào chữa miễn phí và nhận tiền hỗ trợ từ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1-2 triệu đồng/vụ, chỉ đủ đổ xăng, ăn sáng. Ngoài việc làm luật sư, ông cuốc đất, trồng rau, nuôi bò cải thiện đời sống.

    Vậy nên nhiều người nói với ông rằng: “Làm luật sư ai cũng giàu sang phú quý, còn anh thì nghèo hoài, hơi đâu mà lo chuyện xã hội để tự làm khổ thân. Sao anh không chạy án làm giàu như những luật sư khác…”.

    Theo luật sư Đôn: "Tôi cũng muốn có nhà lầu, xe hơi nhưng làm giàu bằng cách chạy án bất chính, lấy tiền từ sự đau khổ của người khác làm giàu cho bản thân và gia đình mình thì không nên.

    Bản thân tôi không bao giờ thấy hạnh phúc khi mình đi xe hơi tiền tỉ mà xung quanh mình còn rất nhiều người dân nghèo lam lũ, làm cơ cực cả đời không đủ ăn".

    Để thêm ấn tượng, luật sư Võ An Đôn còn đăng ảnh mình đang vác cuốc như một công việc chính để sinh nhai.

    Chia sẻ của luật sư Đôn tính đến chiều 5-10 đã nhận được hơn 18.000 like, hơn 2.500 bình luận và gần 1.670 lượt chia sẻ. 

    Luật sư lương thiện không đủ mưu sinh?

    Nhiều người quan tâm ủng hộ quan điểm của luật sư Đôn: "Cả một lực lượng hùng hậu những người chân chính trên thế giới đang ở bên em, ủng hộ những suy nghĩ và việc làm của em... Làm giàu trên sự đau khổ, tàn tạ, kiệt quệ của người khác sẽ gặp quả báo hoặc của thiên trả địa.

    Nghèo nhưng cõi lòng thanh thản. Không bị dằn vặt bởi những việc làm sai trái, vô lương tâm, đó cũng là hạnh phúc. Và hạnh phúc hơn nữa là giúp đỡ được những người nghèo bị chèn ép, oan ức...". 

    Bên cạnh đó, nhiều luật sư đồng nghiệp lại tỏ ra gay gắt với chỉ trích của luật sư Đôn về thu nhập khủng và sự giàu có của giới luật sư.

    Luật sư Bùi Khắc Toàn bức xúc: Căn cứ gì mà nói nghề luật sư ở VN hái ra tiền? Cứ thấy luật sư có nhà lầu, xe hơi là người đó chạy án à? Chạy án là như thế nào?... Luật sư mà nói vu vơ thiếu căn cứ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của giới luật sư. Thật vớ vẩn, chẳng ra sao cả.

    Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho rằng việc “phân loại” luật sư như Võ An Đôn là không ổn. Theo luật sư Cường, lấy thu nhập làm tiêu chí đánh giá, phân loại luật sư "chân chính" là sự ấu trĩ.

    Luật sư chân chính thì phải nuôi sống được vợ, con, gia đình, phải có tư duy tốt về kinh doanh để có thể làm lợi cho khách hàng, làm giàu cho khách hàng và bản thân.

    Có rất nhiều luật sư thu phí cao từ những khách hàng giàu có (những người rất thích được trả thù lao cao cho luật sư vì họ hiểu được vai trò của luật sư và nhận ra những giá trị mà luật sư đã mang lại cho họ...), từ đó những luật sư này mới có thời gian, có điều kiện để làm từ thiện, miễn phí cho người nghèo. Đó có phải là chân chính hay không?

    Theo luật sư Cường, luật sư chân chính là luật sư tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, đặc biệt là không bao giờ "nói dối" khách hàng. Kết quả dịch vụ pháp lý phải làm lợi về vật chất hoặc/và tinh thần cho khách hàng.

    Nếu luật sư chỉ biết xúi khách hàng đối đầu với chính quyền, xúi khách hàng khiếu kiện, gây bức xúc, mất ổn định xã hội, gây đau thương, hận thù giữa các bên mới là luật sư vô đạo đức. 

    Luật sư Nguyễn Kiều Hưng thì cho rằng luật sư Đôn có “cái nhìn suy diễn, chủ quan, hồ đồ”, mong luật sư đồng nghiệp hãy dừng lại kịp lúc và nhanh chóng gỡ status có nội dung này. 

    Nhiều luật sư khác cũng đề nghị luật sư Đôn "đừng nên phê phán đồng nghiệp chỉ vì người ta hơn mình” hay cho rằng động cơ luật sư Đôn viết status trên là do "ghen tị với sự giàu có”.

    Trong khi đó, hàng chục ngàn người bày tỏ sự đồng tình thì cho rằng luật sư Võ Anh Đôn tuy quá khái quát nhưng đã nói đúng một phần sự thật mà ai cũng nhìn thấy nhưng không dám nói.

    Đó là niềm tin pháp lý mong manh, cơ hội tiếp cận và được trợ giúp pháp lý của người dân khi vướng vào vòng tố tụng quá đắt đỏ. Một số khác cho rằng nên chấp nhận sự thật và cần bỏ tiền ra để giúp con mình khỏi phải tù tội bằng hình thức này hay hình thức khác.

    Có thể thấy "cơn bão giận dữ" nổi lên trong giới luật sư với các phản hồi gay gắt, nói luật sư Võ An Đôn có động cơ xấu, ganh tị với đồng nghiệp nhưng ít thấy ý kiến nào tranh luận thẳng thắn với các nội dung mà luật sư Võ An Đôn đề cập như có vấn đề chạy án hay không?

    Việc tiếp cận pháp lý khó khăn của người nghèo là có thật hay luật sư Đôn cường điệu? Phải chăng luật sư hành nghề lương thiện thì sẽ không đủ mưu sinh?

    Theo: Tuoitre.vn

    Vụ "Luật sư giàu nhờ chạy án": Thế nào là lương thiện?  

    Mới đây, một status trên mạng xã hội Facebook của luật sư Võ An Đôn cho rằng nhiều luật sư giàu lên nhanh chóng là nhờ chạy án đã gây ra những tranh luận gay gắt. 

    Chia sẻ của luật sư làm sôi sục cộng đồng mạng

    Theo chia sẻ của luật sư Võ An Đôn (Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên) tối ngày 3/10: "Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng một luật sư nhận trung bình từ 3-10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền".

    Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật
    Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật. Ảnh: Tuoitre.vn
     
    Theo luật sư Đôn, ông chỉ chuyên bào chữa cho người nghèo, bào chữa miễn phí và nhận tiền hỗ trợ từ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1-2 triệu đồng/vụ, chỉ đủ đổ xăng, ăn sáng. Ngoài việc làm luật sư, ông cuốc đất, trồng rau, nuôi bò cải thiện đời sống.

    "Tôi chỉ là luật sư bào chữa cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội, phụ nữ mang thai và người tàn tật. Những vụ án thuộc diện này tôi nhận bào chữa hoàn toàn miễn phí nhưng được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hỗ trợ từ một triệu đến hai triệu đồng mỗi vụ, chi phí này chỉ đủ đổ xăng, ăn sáng. Ngoài việc làm luật sư bào chữa tại tòa án, tôi còn phải làm ruộng, cuốc đất trồng rau, nuôi bò để cải thiện cuộc sống"...

     
     

     

    Chia sẻ của luật sư Đôn tính đến sáng ngày 7/10 đã nhận được hơn 20.000 like, hơn 2.800 bình luận và gần 1.800 lượt chia sẻ. 

    Những phản ứng trái chiều

    Dưới dòng chia sẻ trạng thái của luật sư Đôn, có không ít ý kiến biểu dương, đồng tình với quan điểm của luật sư. Một bạn đọc bình luận: "Ở thời này có con người như An Đôn là hiếm và anh đã cho tôi một sự kính trọng... Khó thuần phục kẻ sỹ. Khó phòng bị tướng tài".

    "Nếu ở đời có nhiều người như Ls Đôn thì xã hội này tốt biết mấy ko còn cảnh những người nghèo oan trái. Mong xã hội này được bình yên"...

    Bên cạnh đó, nhiều luật sư đồng nghiệp lại tỏ ra gay gắt với chỉ trích của luật sư Đôn về thu nhập khủng và sự giàu có của giới luật sư.

    Luật sư Lê Thiệp (Văn phòng luật sư Toàn Cầu- Đoàn luật sư TP. Hà Nội) bức xúc: "Nếu luật sư Võ An Đôn phát biểu như vậy thì thật sự thất vọng và sai trái. Nghề luật sư không chỉ duy nhất một công việc là bào chữa trong các vụ án hình sự.

    Luật sư tham gia tố tụng để bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự kiện, hành chính...vv. Ngoài ra còn nhiều công việc ngoài tố tụng khác như tư vấn đầu tư, đại diện...

    LS Lê Thiệp
    Luật sư Lê Thiệp
     
    Tùy từng địa phương, vào tính chất công việc, giá trị tranh chấp hoặc thân phận của bi can, bị cáo để xác lập hợp đồng dịch vụ pháp lý, trên cơ sở đó tính thù lao của luật sư. Nếu vụ tranh chấp bụi chuối cây bưởi hay còn bò thì thù lao thấp, có khi miễn phí. Ngược lại, giá trị tranh chấp lớn, phức tạp thì thù lao có thể hàng trăm triệu, thậm chí vài tỷ là bình thường. Do vậy, mức độ thu nhập tùy vào các điều kiện xã hội, còn định nghĩa thế nào là giàu có thì cũng chỉ tương đối thôi". 

    Theo luật sư Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP. Hà Nội) thì dịch vụ pháp lý là hình thức kinh doanh của luật sư mà pháp luật cho phép. Việc luật sư thu phí, thù lao là hoàn toàn dựa trên căn cứ pháp luật. Với vụ án hình sự thì quy định mức trần thù lao luật sư còn những vụ án dân sự, kinh doanh thương mại... hoặc các dịch vụ pháp lý khác thì thù lao do khách hàng và luật sư thỏa thuận.

    Ngoài việc cung cấp dịch vụ pháp lý (kinh doanh, bán dịch vụ) luật sư còn thực hiện các hoạt động xã hội như tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí, thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp, giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách.

    Nếu cho rằng luật sư không thu phí, thù lao với khách hàng hoặc thu 3-5 triệu đồng/1 vụ việc mới là luật sư chân chính thì quan điểm này hoàn toàn không đúng. Không có cơ sở pháp lý và không phù hợp với thực tiễn.

    Thực tế một vụ án hình sự, dân sự.. thường diễn ra khoảng 1 năm. Nếu luật sư tham gia một vụ án kéo dài cả năm đó thì chỉ tính chi phí (phí văn phòng, phí trả lương nhân viên, đi lại, ăn nghỉ, lưu trú) cũng tiêu tốn vài chục triệu, luật sư còn chưa có công.

    LS Đặng văn Cường
    Luật sư Đặng Văn Cường
     
    "Nếu các tổ chức hành nghề luật sư chỉ nhận vài ba triệu đồng/1 vụ án để làm luật sư "chân chính" theo quan điểm của luật sư Đôn thì chỉ vài tháng là tổ chức hành nghề đó phá sản vi không đủ chi phí để hoạt động (tiền thuê văn phòng, tiền trả lương nhân viên, các chi phí đi lại, ăn nghỉ, lưu trú..." - Luật sư Cường nhấn mạnh.

    Cũng theo luật sư Cường, nếu luật sư đã nghèo lại chuyên bảo vệ người nghèo, không thu phí thì sẽ không tồn tại được, việc giúp đỡ miễn phí đó cũng sẽ không đạt được hiệu quả tốt...

    Không thể phát triển được nghề nghiệp luật sư, làm khổ gia đình, đồng nghiệp trong tổ chức hành nghề luật sư đó.

    Vì vậy, không có luật sư nào phản đối việc hỗ trợ pháp lý miễn phí. Có thể nói rằng hầu hết các luật sư Việt Nam hiện nay đều thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí, từ thiện cho người nghèo chứ không riêng gì luật sư Đôn.

    Còn làm giàu bằng nghề luật sư ở nước ta hiện nay không dễ. Những luật sư thu nhập cao, giàu có phải là những luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệp, có uy tín...

    Quan điểm cho rằng "luật sư làm giàu nhờ chạy án" là thiếu căn cứ và làm tổn thương tới lòng tự trọng nghề nghiệp của nhiều luật sư khác bởi nó mang tính chất quy chụp, xúc phạm nghề nghiệp luật sư.

    Luật sư Tài (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho rằng, chạy án có thể mang lại nhiều tiền, nhưng không nhất thiết phải chạy án mới giàu. Nhiều luật sư thu nhập cao do thu được phí cao hay được trả lương cao là do uy tín, năng lực, và tính chất đặc biệt của vụ án/vụ việc đó.

    Việc chạy án không những là hành vi vi phạm pháp luật mà còn mang tính rủi ro cho cả hai bên luật sư và khách hàng. Thực tế không đơn giản và dễ làm giàu.

    Thế nào là một "luật sư lương thiện"?

    Khi được hỏi về nhận định "thế nào là một luật sư lương thiện", luật sư Thiệp cho rằng: "Đây là một câu hỏi khó, tuy nhiên theo tôi, luật sư lương thiện là người luôn luôn trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để làm việc cho tốt,hiệu quả, xứng đáng với niềm tin của khách hàng. Không chỉ về chuyên môn, luật sư phải dũng cảm, dám xả thân vì lợi ích của khách hàng, của nhân dân, và vì mục đích xã hội. Không làm trái pháp luật, trái đạo lý, và trái lương tâm của mình".

    Nói về điều này, luật sư Cường cũng nhấn mạnh: "Riêng cá nhân tôi cho rằng, luật sư "chân chính" có thể hiểu là luật sư giỏi, ngoài ra từ "chân chính" còn nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức hành nghề luật sư. Đạo đức của luật sư được ghi nhận bởi văn bản pháp lý là Luật luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

    Một luật sư chân chính là luật sư biết tuân thủ pháp luật, đặc biệt là tuân thủ luật luật sư và tuân thủ các quy tắc đặc thù của luật sư đã được luật hóa. Vì vậy, nếu ai đó mà đánh giá, phân loại luật sư thông qua mức thu phí, thù lao thì đánh giá này chỉ là cảm tính và mang tính chất cá nhân.

    Nghề luật sư là nghề cao quý. Nghề luật sư ra đời từ những con người có hiểu biết, có trình độ và có bản lĩnh. Nghề luật sư mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội, phản biện xã hội để tìm đến sự hợp lý, tìm đến sự công bằng và bình đẳng".

    Còn luật sư Tài thì nhận định: "Lương thiện của mỗi luật sư bắt nguồn từ nhận thức của luật sư đó về pháp luật, đạo đức xã hội, và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Nói cho rõ hơn, cũng là những luật sư lương thiện, nhưng mỗi luật sư sẽ thể hiện cái lương thiện khác nhau ờ chừng mực nào đó do nhận thức các vấn đề trên khác nhau. Điều chính yếu là tất cả đều sống bằng cái tâm của mình".

     Theo: Tintuc.vn

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    7761 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    nguoitruongphu (10/10/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #402117   09/10/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Tôi thấy luật sư Võ An Đôn nói như trên là không có cơ sở. Không có cơ sở vì sẽ rất khó chứng minh do không thể có đủ chứng cứ.

    Trừ một vài luật sư lâu năm trong nghề, đa phần là do hoạt động từ trước giải phóng hoặc là luật sư tư vấn cho các doanh nghiệp lớn của nước ngoài, số luật sư hiện nay, nếu "giàu có" mà thử lên DÂN LUẬT tuyên bố mình không bao giờ chạy án thử xem: Cộng đồng sẽ vạch mặt họ ngay.

    Không có luật sư nào muốn phạm pháp cả, nhưng vì có quá nhiều góc tối (đọc báo thì sẽ thầy thư ký, thẩm phán, ĐTV, KSV bị khởi tố  thì biết ngay) nên LS không thể sống đúng như mong muốn được.

    Khi tôi được đào tạo ở học viện tư pháp, nhiều thầy, cô là giảng viên của học viện và cả luật sư nỗi tiếng được mời dạy đều khuyên là không nên làm mất lòng người tiến hành tố tụng vì thân chủ không ở vụ án này, mà còn có nhiều thân chủ ở các vụ án khác.

    Đối với nhiều luật sư: Tòa án mà ghét là "đói", nên đòi nâng cao vai trò của luật sư chỉ là chuyện trong mơ.

    Tất nhiên, vẫn có những luật sư sẳn lòng xã thân vì công lý, nhưng rất tiếc là còn thiểu số.

    Khi số luật sư là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nghĩ hưu chuyển sang, do có quan hệ tốt với cơ quan tiến hành tố tụng thì còn nhiều vấn đề hơn nữa: là những người có nhiều kinh nghiệm tố tụng, có danh tiếng, là Đảng viên, được Sở tư pháp, bộ tư pháp và chính quyền ủng hộ (tất nhiên) nên nhiều khả năng vào Ban chủ nhiệm thì vai trò là "cánh tay nối dài" sẽ nhiều nguy cơ hơn 8-)

    Chỉ khi nào đọc toàn bộ hồ sơ vụ án mà LS đánh giá được kết quả xét xử như thế nào thì lúc đó mới nói đến vấn đề chuyên môn của luật sư, mới dám nói là không có chạy án.

    Đọc các ý kiến của các luật sư trong bài viết thì KHÔNG CÓ Ý KIẾN NÀO KHẲNG ĐỊNH: TÔI DỨT KHOÁT CHƯA TỪNG CHẠY ÁN.

    Mong muốn cải cách tư pháp của chính phủ đang gặp quá nhiều khó khăn từ nhiều phía !

    Cập nhật bởi oneclicklogin ngày 09/10/2015 09:18:31 CH

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #402135   10/10/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Đề tài quá hấp dẫn...Nếu không muốn KHEN ... Câu Hỏi rất là hay....

    ---Án oan và sai hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao ,đó là bằng chứng cho việc chạy án ...nên dẫn đến việc Oan và Sai.

    Đại biểu Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội:

    Lực lượng Công an đã có nhiều giải pháp ngăn ngừa oan, sai hiệu quả

    Thưa đại biểu, kỳ này UBTV Quốc hội đã có báo cáo giám sát về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Ông có nhận định gì về vấn đề này?

    Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Trước hết phải khẳng định là số lượng không nhiều (oan sai chiếm 0,02% và bức cung, nhục hình chiếm 0,00005% tổng số vụ - PV), nhưng dù xảy ra một vụ mà nghiêm trọng thì vẫn cần phải khắc phục, vì nó liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Cũng phải nói rằng trên thế giới không có nước nào tuyệt đối không có oan sai. Chúng ta cũng phải thấy công tác điều tra truy tố xét xử, hoạt động tố tụng của Việt Nam nói chung là tốt và ngày càng tiến bộ. Tình hình án ở Việt Nam rất phức tạp, số lượng hàng trăm nghìn vụ việc hàng năm, rải ra trên cả nước.

    Tôi cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó cơ quan điều tra Công an các cấp đã có nhiều giải pháp ngăn ngừa rất hiệu quả, Bộ Công an đã chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề này.

    Số lượng vụ việc chiếm tỷ lệ rất ít, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, vụ này cũng xảy ra lâu rồi.
    Đại biểu Đinh Xuân Thảo.

    Vậy, theo ông cần nhìn nhận nguyên nhân vấn đề này ra sao?

    Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Từ những vụ cụ thể, vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân, lý do vì sao mà có oan, sai. Nếu như oan sai mà do quy định của pháp luật không chặt, có kẽ hở thì việc giám sát để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc sửa đổi pháp luật cho phù hợp.

    Thứ hai là liên quan đến cơ quan tiến hành tố tụng mà do trình độ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc có tiêu cực chẳng hạn thì phải khắc phục công tác cán bộ, từ việc đào tạo, giáo dục cho tốt.

    Tiếp đến là phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc điều tra, truy xét, cũng chưa tốt. Ví dụ để điều tra thì anh phải thu thập chứng cứ, dấu vết, mà phương tiện kỹ thuật không tốt, không có thì nó cũng thiếu chính xác... ảnh hưởng đến oan sai. Qua giám sát cũng đã có đánh giá nội dung này...

    Tôi muốn nói là oan sai thì không nhiều, nhưng cần nhìn nhận đúng để hạn chế, khắc phục. Cần thấy việc đó để mình kịp thời chấn chỉnh, như Quốc hội kỳ vừa rồi chuyển biến rất tích cực trong việc sửa đổi một loạt các luật từ Bộ Luật Hình sự đến Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra, Luật tạm giữa, tạm giam... Tổng hợp tất cả lại sẽ góp phần hạn chế oan sai để thực hiện việc bảo đảm quyền con người, quyền lợi hợp pháp của công dân và cũng đảm bảo hiệu quả cho việc phòng chống tội phạm tốt hơn.

    Thưa ông, nhận định về tỷ lệ giải quyết tin báo tội phạm của báo cáo giám sát cho biết vẫn còn tỷ lệ 3,1% số tin báo được xử lý quá hạn. Nhưng thực ra tỷ lệ giải quyết hơn 96,5% (gần 300.000 vụ so với hơn 307.000 tin báo) và tỷ lệ khởi tố 74% (hơn 219.000 vụ) đã vượt Nghị quyết của Quốc hội (yêu cầu tỷ lệ giải quyết là trên 90% và tỷ lệ khởi tố trên 70%). Phải chăng báo cáo giám sát đã quá khắt khe?

    Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Đoàn giám sát của UBTVQH đã trực tiếp đến một số tỉnh, còn một số tỉnh khác thì giao cho Đoàn ĐBQH của tỉnh đó chủ động tổ chức để giám sát, báo cáo kết quả tổng hợp lại.

    Cơ bản hoạt động tố tụng của Việt Nam trong thời gian qua (từ 2011 - 2014) so với yêu cầu, mục tiêu mà Quốc hội đặt ra thì số vụ việc thụ lý, điều tra, truy tố xét xử trong cả nước số lượng rất lớn, các chỉ tiêu nhìn chung thực hiện tốt. Như địa bàn Hà Nội là nơi chúng tôi đã trực tiếp thực hiện giám sát, tỷ lệ các vụ án hình sự so với cả nước ở mức cao, nhưng qua giám sát ở các quận huyện thì thấy được sự cố gắng của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan điều tra Công an.

    Nhưng xem báo cáo thì đúng là trong báo cáo tổng kết đánh giá cũng có phần khắt khe. Dư luận xã hội thời gian vừa qua cũng quan ngại với một số vụ việc oan sai, mặc dù chỉ xảy ra vài vụ. Qua giám sát cũng rút ra những bài học kinh nghiệm, để phục vụ cho việc khắc phục hạn chế, thiếu sót trước hết trong lĩnh vực lập pháp và thực hiện các nguyên tắc mới về hoạt động tố tụng được quy định trong Hiến pháp 2013. Mục tiêu là như thế, làm việc này để phục vụ nhiều mục đích, từ xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đến việc xây dựng, hoàn thiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm hoạt động tố tụng.

    Xin cảm ơn ông!

     

    Đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam):

    Oan, sai có nguyên nhân từ hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện


    Theo tôi, trong báo cáo cần phân biệt, làm rõ khái niệm oan và sai trong tố tụng hình sự. Những trường hợp bị oan chủ yếu do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng sai quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự. Tuy nhiên, có những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chưa đúng, không đầy đủ về trình tự, thủ tục tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, không làm oan người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị khởi tố, truy tố, xét xử. Vì vậy, trong báo cáo cần có sự phân tích rõ hơn về tình hình oan và sai, nguyên nhân dẫn đến oan, nguyên nhân dẫn đến sai, trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng để có các biện pháp khắc phục phù hợp.

    Trong báo cáo giám sát có nêu dẫn chứng về tình hình oan, sai, trong đó có những vụ oan, sai đã xảy ra từ năm 2010 trở về trước, có vụ xảy ra cách đây hàng chục năm nay mới phát hiện, xử lý thì phải xác định đấy là oan, sai trước đây mà không phải xảy ra trong kỳ giám sát lần này.

    Do vậy, tôi đề nghị trong báo cáo cần phân biệt rõ, đúng mực những vụ oan, sai nào xảy ra trong thời gian trước đây, vụ nào xảy ra trong kỳ giám sát hiện nay (2011-2014), tránh gộp trong thời gian dài vì mỗi thời kỳ, giai đoạn có sự khác nhau.

    Đại biểu Phạm Trường Dân.

    Tôi cũng nhất trí với các nguyên nhân dẫn đến oan, sai mà báo cáo đã chỉ ra, trong đó nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập. Trong điều tra, xử lý tội phạm, các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự có vai trò hết sức quan trọng. Trong khi đó, hiện nay nhiều quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự chưa đầy đủ, thiết chặt chẽ và chưa hoàn thiện nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn tới nhận thức, vận dụng và tổ chức thực hiện không đúng, không thống nhất. Nhiều nội dung của Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự cần phải được giải thích, hướng dẫn nhưng cơ quan có thẩm quyền lại chưa tiến hành đầy đủ, kịp thời; các cơ quan tư pháp trung ương lại có những quan điểm khác nhau dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lý vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng…
    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 10/10/2015 07:29:18 SA

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #402237   11/10/2015

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Một góc nhìn về vấn đề này: https://www.facebook.com/nhan.thanh.3388/posts/1039727359379585

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #402238   11/10/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    Cuonglawyer viết:

     

    Một góc nhìn về vấn đề này: https://www.facebook.com/nhan.thanh.3388/posts/1039727359379585

     

     

    Luật sư Võ An Đôn đã phát biểu công khai ý kiến của mình nhưng bài phát biểu đã được cắt khúc, trích dẫn nhằm mục đích gán cho "LS Đôn đã hoàn toàn phủ nhận nghề luật sư và đạo đức nghề nghiệp của các luật sư đồng nghiệp."

    Bất cứ người bình thường nào quan tâm đến sự kiện LS Đôn thì đều hiểu: "chỗ dựa" của luật sư Đôn chính là những người ủng hộ công lý, ủng hộ lẽ phải, trong đó vai trò của liên đoàn luật sư nói chung và giới luật sư nói riêng là quan trọng nhất.

    Muốn xử lý để "trả thù" luật sư Đôn thì phải hủy bỏ được sự ủng hộ của các luật sư đồng nghiệp: dùng sức ép chính quyền từ bên ngoài không được thì dùng sức ép từ bên trong nội bộ các luật sư.

    "nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ.

    Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền".

    Câu phát biểu trên thực sự không có gì là sai trái và có phân biệt rõ: "luật sư chân chính" và "luật sư chạy án" chứ không phải nói luật sư nào cũng chạy án để làm giàu. Tương tự, chúng ta vẫn nhận định cán bộ, đảng viên vì dân, vì nước thì nghèo khó; cán bộ tiêu cực thì giàu. Có gì là sai khi nhận định như vậy?

    Những người muốn giúp người khác trả thù cá nhân LS Đôn thì xuyên tạc ý kiến của LS Đôn từ "luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng" thành "luật sư giàu nhờ chạy án" (đổi trắng thay đen).

    Việc bạn Cuonglawyer là luật sư nên việc xem xét, đánh giá chứng cứ là việc làm hằng ngày nên không thể nói là nhầm lẫn mà hoàn toàn có chủ đích, kể cả việc viện dẫn một bài việt không rõ xuất xứ, có nội dung nhục mạ đồng nghiệp mình làm căn cứ chứng minh cho quan điểm mình, là một minh chứng cho việc cố ý "hiểu nhầm" ý của người khác, có thể là theo đơn đặt hàng.  https://www.facebook.com/nhan.thanh.3388/posts/103972

    bạn Cuonglawyer nếu là một luật sư giàu và chưa bao giờ chạy án thì hãy lấy mình chứng minh cho nhận định của LS Đôn là không đúng đi! Cần gì phải trích một bài viết không biết của ai!

    Việc bạn nghĩ gì, viết gì là quyền của bạn; tôi chỉ quan tâm và lo lắng cho LS Đôn vì sự đoàn kết trong giới luật sư là chổ dựa cho LS Đôn nhưng vì những bài viết vô trách nhiệm, mà sẽ gãy đỗ như bó đũa bị chia nhỏ thành từng chiếc.

    Luật sư Đôn vì việc này có thể sẽ là "tấm gương" cho những luật sư khác.:-P

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 11/10/2015 07:01:15 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (11/10/2015) Jimraynon (16/10/2015)
  • #402276   12/10/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    hungmaiusa viết:

     

    Từ "luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng" thành "luật sư giàu nhờ chạy án" (đổi trắng thay đen).

     

    Đồng ý với bạn câu này! Cách hiểu hoàn toàn khác nhau và rất khác nhau. 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #480531   30/12/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Thế mới thấy, xã hội chúng ta luôn luôn tồn tại 2 mặt. Ngành nghề nào cũng có người hành nghề tốt và người hành nghề xấu. Đó là điều tất yếu từ xưa rồi. Luật sư cũng thế, có những luật sư chân chính cũng có những luật sư mưu mẹo, làm giàu bằng còn đường không tốt. Chúng tta học luật và tiếp xúc nhiều với người hành nghề luật thì chúng ta biết rõ. Vẫn còn những luật sư chân chính, kiếm tiền bằng tri thức, bằng sự hiểu biết, bằng kinh nghiệp hành nghề và bằng niềm tin của khách hàng. 

     
    Báo quản trị |