Dẫn giải và áp giải khác nhau thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #549936 25/06/2020

    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Dẫn giải và áp giải khác nhau thế nào?

     
    Dẫn giải, áp giải là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế khi sử dụng vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ pháp lý này. Pháp luật hiện hành có quy định như thế nào về 2 khái niệm này?
     
    * Dẫn giải 
     
    Điểm l Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.”
     
    Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, dẫn giải có thể áp dụng đối với các trường hợp sau:
     
    - Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
     
    - Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
     
    - Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
     
    * Áp giải 
     
    Theo Điểm k Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: "Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.”
     
    Theo Khoản 1 điều 127 Bộ luật này, áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
     
    Trường hợp khẩn cấp được hiểu là những tình huống cần được giải quyết ngay lập tức mà không chậm trễ. Đối với pháp luật hình sự thì đó được coi là việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn kịp thời, ngay tức khắc nếu không sẽ để lại những hậu quả, ảnh hưởng tới xã hội. Ví dụ như bắt giữ, kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để đối tượng phạm thêm tội,...
     
    * Sự khác nhau giữa áp giải và dẫn giải 
     
    Về bản chất, đây đều là hoạt động cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên có thể thấy "dẫn giải" có mức độ nhẹ hơn so với "áp giải".
     
    - Dẫn giải được áp dụng trong trường hợp: người có lệnh gọi của cơ quan có thẩm quyền nhưng không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
     
    - Áp giải áp dụng trong trường hợp người được cơ quan có thẩm quyền triệu tập nhưng không đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ sẽ bỏ trốn. Đối tượng áp dụng ở đây là bị can, bị cáo và người bị kết án. 
     
    Ví dụ: Bị can được tại ngoại, cơ quan điều tra triệu tập nhưng không đến trình diện. Nghi ngờ bị can sẽ bỏ trốn, cơ quan điều tra sẽ điều động cán bộ đến tại nơi cư trú để áp giải.
     
     
    4429 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận