Chào bạn.
Tôi xin trao đổi với bạn về ý kiến của giảng viên mà bạn nêu như sau: đó là ý kiến đúng, thật nhưng chưa đủ.
Thứ nhất, đúng và thật.
“ tôi nói thật với các em giờ xin việc khó lắm , trường đai hoc mọc ra như nấm ,"
Ý kiến của giảng viên là chính xác: đại học quốc gia; đại học tỉnh; đại học huyện và đại học liên kết với đủ loại hình: chính quy; tại chức; từ xa…nên số sinh viên ra trường rất đông. Tình trạng các trường cạnh tranh nhau để có học sinh nên đầu vào thấp, ai cũng có thể học và có thể tốt nghiệp dù không có kiến thức đủ.
Nói một sự thật đau lòng: giảng viên của các trường đại học trước đây thời mới giải phóng là các bạn mới ra trường muốn ở lại thành phố nên xin được ở trường để dạy nhằm có được hộ khẩu ở thành phố, không phải là người giỏi; hiện nay, số giảng viên ở trường mà giỏi chỉ đếm trên đầu ngón tay, dù rất nhiều trường đại học.
Thậm chí vì không kiếm được việc làm nên xin tiền bố, mẹ học tiếp lên thạc sĩ và xin giảng dạy. Vậy họ dạy được đều gì? Tất nhiên, cũng có thầy cô có tài va có tâm nhưng không nhiều.
“giờ muốn xjn vào thì các em phải có nguoi giới thiệu hay quen biết chứ k cầm bộ hồ sơ đi xin thì các em đừng mơ nha"
Chính các thầy cô như vậy thì làm sao tự xin việc làm được mà không thấy khó; điểm yếu của nhiều người chính là ngoại ngữ; họ càng không có cửa để xin việc, nếu không có sự quen biết.
Nói những điều trên, tôi buộc lòng phải xin lỗi các thầy cô thực sự có tâm, có trình độ và hết lòng với sinh viên; nhưng những người đáng kính đó không nhiều. Trái lại, số người mua bán điểm; ăn cắp giờ học (đi trể, về sớm); xem thường sinh viên … quá phổ biến.
Nếu bạn đi học mà chỉ chờ thầy cô day gì học đó là bạn sẽ thất bại sau này; kiến thức vô cùng thì làm sao mà thầy cô biết hết để dạy bạn và dạy với thời lượng quá ít như vậy. Thầy cô chỉ hiệu quả khi bạn cần hỏi những gì bạn tự học mà chưa hiểu.
"giờ các em trong số đây chấp nhận pha trà , quyét dọn trong văn phòng luật sư hay công ty luật ?"
Về vấn đề này thì tôi thấy rất bình thường, tôi đi làm ở nhiều nơi, đến nhiều cơ quan, doanh nghiệp để quan hệ công tác thì tôi thấy là người làm công việc vặt vãnh (pha trà, rót nước) chính là những người học việc và còn trẻ. Bạn nghĩ sao nếu một luật sư, lớn tuổi hơn bạn phải pha trà, dù đang bận còn bạn chưa có việc làm lại ngồi chơi.
Giúp người ta thì người ta biết ơn sẽ quý bạn và giúp bạn lại. ví dụ: hướng dẫn bạn hoặc cho bạn thực hiện một số việc. Sau này thì người mới sẽ giúp lại bạn.
Công việc luật sư đòi hỏi phải giữ bí mật tài liệu của khách hàng: một tài liệu bị lộ hoặc thậm chí bị mất sẽ làm cho vụ án từ thắng thành thua: ví dụ biên nhận nợ bị mất lấy gì đòi tiền ở tòa, bản sao thì không có giá trị? Bản di chúc viết tay chỉ có một bản bị mất thì làm sao?
Bạn phải chứng tỏ bạn là người “đáng tin” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng: không phải là người xấu để có thể bị người khác mua chuộc làm lộ thông tin hoặc làm mất thông tin của khách hàng ; và bạn phải là người cẩn thận, nề nếp, không bừa bải, cẩu thả mà có thể làm thất lạc hồ sơ khách hàng.
Con đường đi đến trái tim một người phần lớn là đường “ăn uống” : một miếng trà ngon, một ly trà đá … sẽ làm cho người nhận biết ơn và xem bạn là người của mình.
“chỉ biết học chứ tuong lai thì phó thác vao god vậy”
Trong chừng mực nào đó thì điều này luôn đúng: “mưu sự tại nhân, thành sự tại trời” nhất là trong tình hình nghề luật sư đang cạnh tranh với nhau gay gắt; nhất là cạnh tranh với những luật sư được miễn đào tạo, vốn là điều tra viên, kiểm soát viên, thẩm phán. Với lợi thế của họ chủ yếu là trong các vụ án hình sự: một số ít trong họ có thể nhờ các mối quan hệ thân thiết trước đây mà biết được tình tiết cơ bản của vụ án, dù chưa hề ký HĐ dịch vụ với khách hàng, nên dễ hiểu là vì sao khó cạnh tranh với họ.
Thứ hai, đúng, thật nhưng chưa đủ:
-Số lượng luật sư hiện nay có trình độ ngoại ngữ giỏi là rất hiếm nên nhiều bạn là sinh viên, nhưng đã có “lương” tập sự từ 5 đến 6 triệu/tháng nếu khá sinh ngữ; Nhiều trưởng văn phòng không thể thiếu bạn ấy khi tiếp khách là các doanh nghiệp “có yếu tố nước ngoài”
-Trong các công ty luật chuyên về tư vấn thì chủ yếu phải sử dụng ngoại ngữ nên không thể quen biết mà vào được nếu không đáp ứng đủ yêu cầu. Nếu bạn là sinh viên luật mà có khả năng vi tính: lập và quản lý, cập nhật tin cho web của công ty thì sẽ thành của quý.
- Các tập đoàn lớn thì luôn chú ý đến bộ phận pháp chế, bộ phận này thường được thành lập sớm nhất, trước cả ban giám đốc để lo giấy phép và thủ ục hành chính khác. Đây là lĩnh vực mà sinh viên mới ra trường (khá, giỏi) đễ xin việc dù không quenn biết.
- Sau này trường học, bệnh viện buộc phải có nhân viên pháp chế.
- Các văn phòng trợ giúp pháp lý cũng là nơi rất cần người có khả năng về luật.
- Cuối cùng, nếu xin không được chổ nào thì học tiếp thạc sĩ luật về trường luật dạy và “hù” sinh viên năm một, năm hai chơi.
Tóm lại, cứ đi rồi sẽ thành đường!