Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014:
"Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;"
Theo đó, số phiếu biểu quyết của cổ đông không phải ai cũng như nhau, ai có nhiều cổ phẩn hơn thì có phiếu biểu quyết nhiều hơn.
"Điều 144. Điều kiện để nghị quyết được thông qua
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định."
Theo đó, Chương trình đại hội, quy chế làm việc... được thông qua nếu có ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, theo đó, tỷ lệ tính trên số phiếu biểu quyết chứ không tính trên số lượng cổ đông tham gia dự họp. Nếu thực hiện biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì sẽ không công bằng giữa người giữ nhiều cổ phần với người giữ ít cổ phần.
=> Không được phép thực hiện hình thức biểu quyết bằng cách giơ tay.