đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền?

Chủ đề   RSS   
  • #206302 09/08/2012

    nanasanyuto

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền?

    điều 20 BLDS 2005 (có hiệu lực 2006) quy định về năng lực năng vi dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
    khoản 1 của điều luật trên nói giao dịch dân sự người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý.
     
    hỏi: 
     
     nếu ngươi đại diện theo pháp luật của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi muốn ủy quyền cho người khác thực hiện 'trách nhiệm' này trong trường hợp này được không? giới hạn như thế nào? trường hợp nào người đại diện theo pháp luật theo điều 141 BLDS 2005 không thể ủy quyền cho người khác ?
     
    ví dụ A là bố của C (14 tuổi, mất mẹ) có việc phải đi xa, giao cho D 1 số tiền để đóng tiền học phí cho C (C học nội trú). C muốn bán điện thoại mua điện thoại mới, D có thể thay A đồng ý không?
     
    16806 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #206306   09/08/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Nếu A giao cho D tiền với nội dung "chỉ để đóng học phí, không được dùng vào việc khác" thì D không thể dùng tiền đó mua điện thoại được.

    Nếu A giao cho D tiền với nội dung "để đóng học phí, hoặc phòng khi C cần gì thì có thể sử dụng"  thì D có thể dùng tiền đó mua điện thoại cho C.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nanasanyuto (10/08/2012)
  • #206764   12/08/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn.

    Trong luật không có điều khoản nào quy định là người đại diện theo pháp luật không được ủy quyền cho người khác để họ trở thành người đại diện theo ủy quyền cả.

    Chỉ cần trong phạm vi sau:

    1, không trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

    2, người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền những quyền mình đang có, người được ủy quyền chỉ được làm những gì được ủy quyền.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    nanasanyuto (21/08/2012) hanghen (23/03/2013)
  • #206924   13/08/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 68 lần


    xét trong trường hợp này thì người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện việc ủy quyền. Tuy nhiên không hẳn mọi trường hợp nguời đại diện theo pháp luật luôn được ủy quyền cho người khác. Ví dụ nhé: nếu điều lệ công ty quy định. chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty  và một số giao dịch buộc phải trực tiếp chủ tịch HĐQT thực hiện thì việc ủy quyền của chủ  tịch HĐQT cho người khác lúc này là không thể. hặc trong trường hợp chủ tịch HĐQT có ủy quyền thì cũng phải theo nguyên tắc quy định tại điều lệ công ty. Chứ không phải muốn ủy quyền cho ai, ủy quyền việc gì cũng được.

     như vậy việc ủy quyền ngoài tính chất định đoạt quyền ủy quyền của mình thì còn phụ thuộc vào các yếu tố ràng buộc với quyền đó, phạm vi quyền được ủy quyền cũng như quy định của pháp luật về việc ủy quyền. chứ không hẳn "tôi có quyền thực hiện việc nào đó thì tôi có thể ủy quyền lại cho bất cứ ai".

     LIBRA_ L nói :"Trong luật không có điều khoản nào quy định là người đại diện theo pháp luật không được ủy quyền cho người khác để họ trở thành người đại diện theo ủy quyền cả." là không chính xác

    Cập nhật bởi thichngheluat ngày 13/08/2012 11:39:05 SA

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thichngheluat vì bài viết hữu ích
    nanasanyuto (21/08/2012) hanghen (23/03/2013)
  • #209812   28/08/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


     thân mến, bạn có căn cứ nào trong luật chứng minh điều bạn nói không? Điều luật nào?

    Mình đã nói là người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền những quyền mình đang có, người được ủy quyền chỉ được làm những gì được ủy quyền.

    "Người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền những quyền gì mình đang có"

    Theo suy luận của bạn thì chủ tịch HĐQT có quyền gì? Trong điều lệ công ty đã quy định rõ, Chủ tịch HĐQT được làm những gì, được ký hợp đồng nào,....Và nếu điều lệ quy định là 1 số giao dịch phải đích thân chủ tịch HĐQT phải ký kết,...(liệt kê.... hay với giao dịch lớn, quyết định lớn thì phải họp HĐTV).Rõ ràng là đối với những giao dịch đó, Chủ tịch HĐQT không có quyền ủy quyền, không có thì làm sao mà ủy quyền cho người khác làm được.

    Mặt khác, quy định đó chỉ có trong điều lệ công ty mà thôi, mỗi công ty có điều lệ khác nhau, chỉ giống nhau những phần chung nhất về các hình thức còn nội dung là khác nhau. Điều lệ công ty mang tính chất riêng, chỉ có hiệu lực với công ty đó. Còn chế định đại diện được áp dụng chung, mang tính chất phổ quát.

    Và tất nhiên là không thể muốn ủy quyền cho ai cũng được, và ủy quyền việc gì cũng được. Thực tế, chủ tịch HĐQT do sự cố khách quan mà ko thể trực tiếp ký kết hợp đồng quan trọng trong phạm vi, thẩm quyền của mình, ông ta ủy quyền cho người ông ta tin tưởng, có chuyên môn, có khả năng thương lượng, đàm phán,....bởi quyết định này ảnh hưởng đến lợi ích của công ty, 

     (^_^)

     

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #209906   28/08/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 68 lần


     gửi Li - bra. Bạn hiểu câu bạn nói: "Người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền những quyền gì mình đang có"?  quyền làm một việc gì đó nó là một quyền. Còn quyền làm một việc gì đó, quyền được ủy quyền cho người khác làm một việc gì đó là 02 quyền khác nhau.

    ví dụ nhé: "chủ tịch HĐQT có quyền ký hợp đồng, chủ tịch HĐQT có quyền được ủy quyền cho người khác việc ký kết hợp đồng trên". như vậy có hai quyền. một là quyền ký kết, hai là quyền ủy quyền cho người khác.

    còn nếu chỉ nói. chủ tịch HĐQT có quyền ký hợp đồng và không được ủy quyền cho người khác. thì quyền ký hợp đồng có phải là quyền thuộc chủ tịch không ạ! nhưng quyền ủy quyền việc ký hợp đồng lại không phải là quyền. trong trường hợp này quyền ký hợp đồng mặc dù là quyền của chủ tịch HĐQT nhưng không thể ủy quyền. do đó không phải quyền nào thuộc những gì mình đang có cũng có thể ủy quyền. câu bạn nói sai về diễn giải logic. tôi chỉ đồng ý với câu: "người được ủy quyền chỉ được làm những gì được ủy quyền của bạn. Đó mới đúng

    chúc thành công !

    Cập nhật bởi thichngheluat ngày 28/08/2012 01:47:57 CH Cập nhật bởi thichngheluat ngày 28/08/2012 01:46:53 CH

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
  • #210023   28/08/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    2 bài viết của bạn cùng 1 ví dụ mà không thống nhất.

    1 bài thì "trong 1 số giao dịch đích thân chủ tịch HĐQT ký kết".

    1 bài thì lại túm hết các giao dịch lại để nói về ủy quyền.

    (^_^) Nói phải có căn cứ, nếu không thể chi ra căn cứ đó do không quy định thì chung ta phải lập luận 1 cách logic nhất tương tự pháp luật đó.

    1 điều đơn gian thôi, khi có thì mới có khả năng để cho, khi được giao thi thực hiện đúng những gì được giao.

    Chúc bạn thành công.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #210104   29/08/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 68 lần


    Tôi ví dụ cho bạn hiểu thôi. chứ không phải là quy định nhất quán tại một điều luật để 02 ví dụ không thể khác nhau. khi hiểu một vấn đề thì vấn đề đó phải được mở rộng và linh hoạt hơn. Lấy một ví dụ của một điều luật không khó ( trong trường hợp trên tôi có thể lấy Điều 111 Luật doanh nghiệp để phân tích) nhưng không hẳn là mọi thứ cứ áp luật mà dùng bạn ạ. Nên càng không thể nói chắc chắn là : ' Luật không quy định, chả điều nào quy định thì không thế này hay thế kia đc". học luật phải hiểu từng cái nhỏ nhất trong mỗi điều luật.( dù tôi cũng còn nhiều hạn chế)

      Bạn đang cố bảo vệ cho ý kiến của mình. Hoan nghênh, nhưng nên tiếp thu hơn ý kiến của người khác nhé!

     

    Cập nhật bởi thichngheluat ngày 29/08/2012 11:22:38 SA

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
  • #210270   30/08/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Rất cam ơn bạn chỉ bảo. Nhưng điều mình nói mình chưa thấy nó không hợp lý điều gì cả. Và lẽ tất nhiên là Sai thì sửa đổi theo cái đúng. Có thể mình là người cố chấp. Nhưng mà ('^_^').

    Còn về Luật không quy định.............thì........

    Ví vụ: Theo điều 3 BLDS thì trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự pháp luật.......

    Tuy nhiên, thực tiễn không pháp lúc nào cũng như quy định. 

    Mình cũng đang học luật, Thầy mình dạy mình: luật pháp quy định chung cho tất cả, không phải của riêng ai, mỗi người mỗi quan điểm, khi tranh luận thì phải có căn cứ.

    ^_^ Nếu thực sự muốn tranh cãi thực sự, chúng ta có thể gặp nhau.

    Bạn ở Bắc Ninh, mình ở Hà Nội, cũng không xa, mình có thể đến Bắc Ninh nếu bạn gửi một lời mời  mình. ^^

    Thân bạn.

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #210277   30/08/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 68 lần


    chào Libra...

    hân hạnh được trò chuyện.

    thứ nhất bạn nói:Theo điều 3 BLDS thì trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự pháp luật.......(1)

    Tuy nhiên, thực tiễn không pháp lúc nào cũng như quy định. (2)

    Mình cũng đang học luật, Thầy mình dạy mình: luật pháp quy định chung cho tất cả, không phải của riêng ai, mỗi người mỗi quan điểm, khi tranh luận thì phải có căn cứ. (3)

    theo trên thì (1) và (3) có mâu thuẫn với (2) không bạn?

    - Còn căn cứ thì mình đã phân tích cho bạn theo quan điểm : " từ ví dụ HĐQT có quyền ký kết hợp đồng A và HĐQT có quyền ủy quyền việc ký hợp đồng A,  là 02 quyền khác nhau" do đó nếu có quyền ký hợp đồng thì chưa chắc đã có quyền ủy quyền ký hợp đồng". Cho nên không thể khẳng định: "Người ủy quyền được ủy quyền những quyền mình đang có" như bạn nói được.(*)

    - thứ hai: bạn đã nói : " Khi tranh luận thì phải có căn cứ"  thì bạn đã hiểu căn cứ là gi? là luật quy định, hay tập quán, hay tương tự. còn mình mình đang dùng những căn cứ là cách thỏa thuận hiểu áp dụng chung. trong căn cứ ( *) nêu trên bạn không hài lòng ở điều gì? bạn cần một điều luật quy định rằng: " người ủy quyền chỉ được ủy quyền những quyền mình đang có trong trường hợp quyền đó được ủy quyền"??? chẳng nhẽ luật pháp lại quy định chi tiết cứng nhắc như vậy ta mới hiểu được.

    hãy cứ phản hồi lại tôi nếu bạn chưa thấy nó đúng. học luật " cãi cố cũng rất tốt".

    Tôi cũng là sinh viên thôi. nên không thể khẳng định không mắc sai lầm.

    chúc bạn học tốt!

     

     

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
  • #210480   30/08/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    ^^ 1,3 vs 2 nghe có vẻ mâu thuẫn những mà không mâu thuận tẹo nào cả. 

    Về ví dụ chủ tịch HĐQT, mình nghĩ bạn nên xem lại. 

    Còn về tranh luận có căn cứ ấy, luật pháp quy định thì chúng ta làm theo.Vấn đề là hiểu luật ntn thui. ^^.Sinh viên luật bây giờ học theo 2 hướng là nghiên cứu khoa học pháp lý hoặc áp dụng luật thực định. Mình đang theo hướng áp dụng luật thực định.  Câu chuyện ủy quyền có lẽ chúng ta dừng lại ở đây đã, sẽ có dịp chúng ta bàn lại với nhau sau.

    Luật pháp không cứng nhắc, cơ bản là chúng ta hiểu đến mức nào thôi.

    Bạn và mình cùng đọc điều 61 BLDS 2005 xem chúng ta sẽ hiểu điều này ntn. 

    Bạn cmt sớm nhé,

    ^^ hjhj

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
  • #210661   31/08/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 68 lần


    Luật không hẳn bao trùm hết mọi vấn đề trong các lĩnh vực. Đặc biệt là luật pháp Việt Nam. quá nhiều bất cập và kẽ hở. nên không phải lúc nào, trường hợp nào cũng có  điều luật điều chỉnh. Ngay cả khi có luật điều chỉnh cũng ko hẳn giải quyết thấu đáo vấn đề. Do đó, bên cạnh áp dụng các điều luật có sẵn, chúng ta phải vận dụng linh hoạt, phải có lý luận sắc bén từ những căn cứ khoa học.....bởi đó nghiên cứu khoa học pháp lý là một vấn đề không nên bỏ sót ngoài việc nắm rõ luật thực định để áp dụng.

    Về Điều 61 BLDS , mình không hiểu bạn hỏi gì? hay chỉ nói mình nghiên cứu Điều này xem nội dung thế nào? có gì sai sót?  hay ý nghĩa của nó?

    Cập nhật bởi thichngheluat ngày 31/08/2012 04:21:57 CH

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
  • #210720   31/08/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    Chỉ có thể là tương đối mà thôi. Luật quy định không thể thỏa mãn được tất cả. Luật đi sau thực tiễn. Vì thế mà không thể quy định quá chi tiết được, chỉ có thể quy định chung, áp dụng phổ biến. Luật thực định và nghiên cứu còn nhiều điều còn giới trẻ thay đổi để cho hoàn chỉnh hơn.

    về điều 61 BLDS, bạn có thể trình bày toàn bộ nghiên cứu, ý nghĩa quy định, và cà những sai sót của nó nữa. ^_^ rất hay đấy.

     

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |