Chiều nay 20/11/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017 gồm 3 điều, có hiệu lực từ ngày 15/01/2018. Theo đó, sửa đổi, bổ sung các nội dung chính quan trọng sau đây:
4 trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
- Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
- 02 năm liên tục bị xếp hạng yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
5 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Phương án phục hồi:
Các biện pháp phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty tài chính:
- Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
- Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước;
- Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản trên phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa không quá 10 năm;
- Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước;
- Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
- Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi;
- Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Được mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ quy định tại Điều 140 của Luật này;
- Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
Các biện pháp phục hồi đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô:
- Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
- Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
- Tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;
- Quỹ tín dụng nhân dân được vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với mức lãi suất ưu đãi đến mức 0%;
- Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
2. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp:
Các biện pháp hỗ trợ:
- Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
- Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản trên phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa không quá 10 năm;
- Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro thực hiện theo phương án đã được phê duyệt nhưng tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi;
- Các biện pháp khác theo phương án đã được phê duyệt.
3. Phương án giải thể;
4. Phương án chuyển giao bắt buộc;
Các biện pháp hỗ trợ:
- Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
- Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước;
- Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản trên phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa không quá 10 năm;
- Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước;
- Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
- Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi;
- Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Được mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ quy định tại Điều 140 của Luật này;
- Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
5. Phương án phá sản:
Thực hiện bằng việc BKS phải phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình NHNN xem xét.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá sản, NHNH xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án, trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Hướng dẫn thực hiện mua lại ngân hàng với giá 0 đồng
Đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước 15/01/2018, việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng, nhà đầu tư khác kể từ ngày Luật này có hiệu lực được thực hiện theo quy định sau đây:
a. NHNN xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện;
b. Phương án bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: thông tin về bên nhận chuyển nhượng; phương án xử lý phần vốn góp vượt giới hạn tại ngân hàng thương mại sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển nhượng; các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 151b của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật này; các nội dung quy định tại các điểm d, đ và g khoản này;
c. Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện đối với bên nhận chuyển giao bắt buộc quy định tại Điều 151đ của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật này;
d. Chuyển nhượng phần vốn góp theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua; giá chuyển nhượng phần vốn góp không thấp hơn giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ do tổ chức kiểm toán độc lập xác định và theo cơ chế giá thị trường;
đ. Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật này, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
e. Bên nhận chuyển nhượng được thực hiện các quyền của bên nhận chuyển giao quy định tại Điều 151e của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật này;
g. Việc xử lý phần vốn góp vượt giới hạn tại ngân hàng thương mại sau chuyển nhượng đối với bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 151g của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật này.
Xem chi tiết tại Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017 tại file đính kèm.
Cập nhật bởi trang_u ngày 20/11/2017 04:40:03 CH