Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #452112 19/04/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

    >>> Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động?

    Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

    Tại Hiến pháp 2013 Khoản 2 Điều 57 có ghi nhận “ Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.” Hoặc ngay tại Bộ luật lao động 2012 Khoản 2 Điều 4 “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.”.

    Tuy nhiên, trên thực tế, dường như mọi thứ lại đi ngược với nguyên tắc đựơc ghi nhận trong Hiến pháp hay chính sách được đề cập tại Bộ luật lao động, đó là bảo vệ quá nhiều quyền lợi cho người lao động nhưng lại quên mất quyền lợi cho người sử dụng lao động, vốn là nguồn tạo công ăn, việc làm cho người lao động và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, dẫn đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ lao động.

    Trên thế giới, tồn tại 3 quan điểm khác nhau về mối quan hệ lao động này:

    - Quan điểm 1: Ưu tiên bảo vệ giới chủ (tức là người sử dụng lao động) – áp dụng dụng đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

    - Quan điểm 2: Cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động – áp dụng đối với các nước kinh tế thị trường theo hướng dân chủ.

    - Quan điểm 3: Ưu tiên bảo vệ người lao động – áp dụng đối với các nứơc có nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam.

    Tùy quan điểm, mức độ cân bằng mối quan hệ lao động này có khác nhau và các quốc gia lựa chọn xu hướng nào sẽ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp.

    Việt Nam mình đang trong giai đoạn đang phát triển, do vậy, việc ưu tiên bảo vệ người lao động là điều tất yếu, thế nhưng, khi nền kinh tế phát triển và có chiều hướng đi lên, thì liệu rằng việc chỉ ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động có còn phù hợp không? Hay là cần phải thay đổi để tiến tới sự công bằng trong mối quan hệ nêu trên, như những gì mà trong Hiến pháp ghi nhận?.

    Bởi trên thực tế, nếu không bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động thì:

    - Họ sẽ không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao động,  từ đó không thể tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh và không giải quyết việc làm cho người lao động, dẫn đến ngưng trệ sự phát triển kinh tế đất nước

    - Đi ngược lại xu thế chung trong quy định pháp luật lao động của các nước trên thế giới.

    - Sẽ không tạo môi trường lao động có trình độ cao và có tính kỷ luật.

    - Không có điều kiện trả lương cho người lao động cao hơn và bảo đảm cho họ được làm việc trong điều kiện tốt hơn.

    Do vậy, theo mình, việc ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động là cần thiết.

    Nội dung của Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động có thể bao gồm các nội dung:

    1. Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

    Theo thủ tục giải quyết tranh chấp thì phải thông qua bước hòa giải sau khi hòa giải không thành thì mới đem vụ việc ra Tòa giải quyết. Thế nhưng riêng đối với tranh chấp lao động thì không cần phải thông qua bước hòa giải mà người lao động có thể được giải quyết trực tiếp tại Tòa.

    Điều này gây rất nhiều bất lợi cho người sử dụng lao động trong vụ tranh chấp này, bởi khi xét xử vụ việc, đa phần rằng phần thắng sẽ thuộc về người lao động. Hơn nữa, người lao động lại được miễn án phí, lệ phí trong các vụ tranh chấp này. Đó là thiệt thòi lớn cho người sử dụng lao động.

    2. Quyền yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ

    Thử nhìn qua các Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hay Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95 hoặc cả Bộ luật hình sự 1999, bạn sẽ thấy việc xử lý vi phạm chủ yếu thiên hướng về người sử dụng lao động, trong khi người lao động trong nhiều trường hợp vi phạm cũng cần bị xử lý từ mức độ hành chính cho đến hình sự.

    Vì thế, nếu dự luật này được ban hành thì cũng cần thiết sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Bộ luật nêu trên.

    3. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, áp dụng phạt hợp đồng đối với NLĐ

    Theo Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị thiệt hại có thể nhìn thấy được, đánh giá được, từ đó là căn cứ để trích khấu trừ tiền lương.

    Vậy thì nếu thiệt hại không thể nhìn thấy được, đánh giá được thì người sử dụng lao động không thể được bồi thường?

    Hay về vấn đề hợp đồng trách nhiệm được để cập tại Bộ luật này, nếu có hợp đồng trách nhiệm thì thực hiện bồi thường thiệt hại theo hợp đồng này. Thế nhưng trên thực tế, chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn về loại hợp đồng này?

    Còn nữa, xin mời các bạn cùng đóng góp ý kiến…

     
    51208 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #454107   21/05/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Theo ý kiến cá nhân của mình thì mình ủng hộ việc cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động như xu thế áp dụng đối với các nước kinh tế thị trường theo hướng dân chủ. Tuy nhiên mình cũng đồng ý với ý kiến chỉ cần thêm một vài điều khoản hay một chương nữa vào bộ luật lao động là đủ chứ không cần phải có thêm một bộ luật riêng.

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #456752   09/06/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    myduyen1312 viết:

    Theo ý kiến cá nhân của mình thì mình ủng hộ việc cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động như xu thế áp dụng đối với các nước kinh tế thị trường theo hướng dân chủ. Tuy nhiên mình cũng đồng ý với ý kiến chỉ cần thêm một vài điều khoản hay một chương nữa vào bộ luật lao động là đủ chứ không cần phải có thêm một bộ luật riêng.

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn. Dù sao, người lao động và người sử dụng lao động đều tham gia vào một mối qua hệ. Tại sao lại phải có đến 2 Bộ luật để điều chỉnh, Hệ thống pháp luật của nước mình đã phải loay hoay và khó khăn biết mấy khi phải tốn thời gian dài để có những quy định cụ thể điều chỉnh nhưng khi có luật thì lại phải đợi các thông tư hay nghị định hướng dẫn, cũng có thể còn phải đợi hướng dẫn khác nữa mà chưa chắc đã thực hiện được một cách rõ ràng.

    Muốn thu hẹp và giảm thiểu bức tranh nhiều màu này không thể lại đổ thêm các màu khác mà phải tìm cách sửa, điều chỉnh sao chi màu sắc có thể hài hòa và tạo nên một cụ diện cân đối. 

     
    Báo quản trị |  
  • #456696   08/06/2017

    Bộ luật lao động hiện hành có những điểm mới đặc biệt la quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động được nêu rõ hơn, nhưng bộ luật lao động lại có nghiên về phía người lao động hơn là người sử dụng lao động bời vì lý lẽ là người lao động yếu thế hơn. Tuy nhiên nó vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về quan điểm này. Theo mình cần có cơ chế phù hợp để nâng cao quyền lợi của người sử dụng lao động.  Có như vậy thì môi trường đầu tư mới thực sự hấp dẫn và làm yên tâm các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #456704   09/06/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Chúng ta thường mặc định người lao động là phái yếu nên cần được bảo vệ, vì vậy các quy định ràng buộc họ vô cùng ít ỏi trong khi người sử dụng lao động lại phải chịu rất nhiều nghĩa vụ. Do đó, trên thực tế, trước những hạch sách, thậm chí là yêu sách của người lao động, những người sử dụng lao động đàng hoàng đành chịu vì sợ "nó" kiện cho thì khỏi làm ăn. Trong trường hợp đó, ai sẽ đứng ra bảo vệ họ khi hành vi và hậu quả xảy ra chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự?

     
    Báo quản trị |  
  • #456782   09/06/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    hi chào trang ú.

    mình thì lại nghĩ là không cần bạn ạ, vì bản chất của Bộ luật lao động 2012 đã thể hiện sự công bằng 1 -1 giữa NLĐ và NSDLĐ rồi. Vì vậy, trong quan hệ lao động cả 2 đối tượng này đều được bảo vệ như nhau.  Đó còn chưa kể trên thực tế, thì NSDLĐ là người chiếm nhiều ưu thế hơn so với NLĐ.

     
    Báo quản trị |  
  • #457584   15/06/2017

    Theo mình thấy, nếu muốn quy định để bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho người sử dụng lao động thì không cần thiết phải soạn cả một “bộ luật” để điều chỉnh đối tượng này. Ngay tại bộ luật lao động cũng đã có các quy định đảm bảo cho người sử dụng lao động, ví dụ như trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Có chăng Bộ luật lao động còn nhiều quy định chưa đảm bảo được quyền lợi cho người lao động nên mới có sửa đổi để bảo vệ tốt hơn thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #458210   20/06/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Nếu có thì cũng hay nhưng theo cá nhân tôi lại thấy nó không hợp với tình hình bới hiện nay chúng ta chỉ nghe đến các vụ việc chèn ép hay chậm trễ lương, giam lương, sa thảo trái pháp luật và nhiều vấn đề phát sinh từ gốc rễ là người sủ dụng lao động.

    Việc gia tăng thêm vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động thì sẽ làm cho mọi thứ thay đỏi khi người sử dụng lao động có thêm quyền và đến lúc đó quyền lợi của người lao động sẽ đi đến đâu.

    Không phải phủ nhận hoàn toàn việc nên có cơ chế cho quyền lợi của người sử dụng lao động tuy nhiên cần có sự cân đối cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #458233   20/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Theo quan điểm cá nhân của mình thấy thì việc ban hành một Luật về bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động thì không hợp lý lắm trong bối cảnh lâp pháp của Việt Nam hiện tại. Có chăng thì chúng ta nên chú ý đến việc cân bằng lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong Bộ Luật lao động. Chung quy ra thì Bộ Luật lao động cũng quy định nhũng vấn đề xoay quanh quyền và lợi ích của hai đối tượng này trong mối quan hệ lao động. Bản chất, đối tượng người sử dụng lao động trong mối quan hệ lao động đã chiếm quyền ưu thế hơn người lao động, thế nên việc quy định các quyền và lợi ích của người lao động trong pháp luật về lao động phần lớn hơn cũng là chuyện hiển nhiên, không phải chúng ta bỏ quên quyền lợi của người sử dụng lao động, mà chỉ là quy định quyền và lợi ích của người lao động cân bằng với bản chất quyền của người sử dụng lao động thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #458691   24/06/2017

    Minh cũng thấy như vậy, nhìn chung thì ai cũng nghĩ nên ưu tiên quan tâm quyền lợi của NLĐ vì họ là người làm công mang lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng hiện tại người sử dụng lao động cũng cần được bảo vệ để môi trường lao động được phát triển một cách công bằng và bền vững được

     
    Báo quản trị |  
  • #460311   08/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Thật ra trước giờ trong quan hệ lao động người ta vẫn thường nghĩ người lao động luôn là bên yếu thế hơn, cần có những qui định chi tiết để bảo vệ nhóm người này. Tuy nhiên, quan hệ lao động cũng phát sinh trên cơ sở thỏa thuận, cũng có những tranh chấp, mâu thuẫn như bất kì loại hợp đồng khác, do đó, dù là bên nào thì cũng cần có những qui định bảo vệ họ, nhất là khi rơi vào tình huống người lao động lập bè kết phái chống đối lại người sử dụng lao động, đẩy người sử dụng lao động rơi vào thế thiểu số. Tuy nhiên việc qui định hẳn thành một luật thì không cần thiết, tốn thời gian, kinh phí mà chẳng nhằm mục đích to lớn gì, cũng không mang đến quyền lợi cho một nhóm người lớn trong xã hội. 

     
    Báo quản trị |  
  • #461566   17/07/2017

    Bản thân mình thì cho rằng: Mặc dù về lý thuyết các quy định của Bộ Luật lao động có thiên hướng về bảo vệ người lao động hơn là người sử dụng lao đông. Nhưng trên thực tế, người sử dụng lao động có thể sử dụng một cách tối đa các quyền họ có thông qua cán bộ pháp chế tại doanh nghiệp.

    Phần lớn người lao động không năm bắt được quy định của pháp luật nên các quyền mà họ có dường như nằm trên lý thuyết. Về cơ bản người lao dộng còn bị phụ thuộc rất nhìu vào người sử dụng lao động. Cho nên ở thời điểm hiện tại việc cho ra thêm một Luật để bảo vệ người tiêu dùng là chưa cân thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #463312   31/07/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Thường thì quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động sẽ là trái ngược nhau, vì thế để dung hòa và câng bằng quyền và lợi ích của hai chủ thể này là một bài toán khó. Tuy nhiên mình cũng thấy rằng luật lao động cũng còn có rất nhiều điều luật còn bỏ ngỏ đối với người sử dụng lao động khi chỉ nhắc đến lợi ích của người lao động. Hy vọng sắp tới sẽ có thêm những điều luật bảo vệ người sử dụng lao động

     
    Báo quản trị |  
  • #465749   27/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    MÌnh cũng là nhười lao động. Những chính sách tác động trực tiếp tới mình mà không được biết tới. 

    Chế độ nghị, thai sản, chính sách bảo hiểm xã hội theo mình thấy rất mơ hồ đối với nhiều người. Đó cũng là vấn đề đáng nói. 

    Cái gì người lao động không biết, không rõ thì càng làm cho người sử dụng lao động lợi dụng vào đó để gây khó dễ, thúc ép và làm mất đi quyền lợi mà người lao động được hưởng. 

    Thứ hai đó là với những người lao động họ mất đi một phần quyền lợi mà mình đáng ra được hưởng nhưng lại không hề biết tới, không thể đòi lại quyền lợi đó nếu như không có người khác thông báo, hoặc khi doanh nghiệp đó phá sản thì những quyền lợi đó không được đảm bảo cho người lao động. 

    Thứ ba, cướp mất đi quyền lợi của người lao động thì người sử dụng lao động sẽ được hưởng lợi như về tài chính, chính sách lao động, thời gian làm việc, tính bảo hiểm cho người lao động.

    Cùng một vấn đề đặt ra nhưng pháp luật lại phải chịu 2 luồng lợi ích. vừa đảm bảo cho người lao động được hưởng quyền lợi của mình, vừa đảm bảo cho người sử dụng lao động được công minh. 

    Đến bao giờ thì những điều đó mới được áp dụng đủ cho cả hai. Cân bằng quyền lợi đó mới là khó nhất.Nó cũng là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #465919   29/08/2017

    ngoclinh355
    ngoclinh355

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Có luật bảo vệ người lao động nhưng người sử dụng lao động không thực hiện đúng thì người lao động cũng chẳng thể làm gì. Còn bây giờ có luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động thì chắc chắn sẽ được họ sử dụng một cách triệt để.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #466845   06/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Bản thân mình nghĩ trong quan hệ lao động thì vốn dĩ người lao động là bên yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động trên thực tế đa phần là do người sử dụng lao động tạo ra. Do đó, muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động.Theo mình, luật lao động quy định những điều trên để bảo vệ cho người lao động là hợp lý. 

     
    Báo quản trị |  
  • #466900   07/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thấy trong quy định của Bộ luật lao động 2012 quy định nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động, còn người sử dụng lao độngt thì rất hạn chế, chẳng hạn như việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với người sử dụng lao động cái khoản bồi thường khá là  lớn, còn khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bồi thường có nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, cộng với tiền lương tương ứng những ngày không báo trước, và không được hưởng trợ cấp thôi việc. Mình thấy khoản bồi thường này rất ít, Người lao động có thể làm việc cho hết tháng nhận đủ lương sau đó xin nghỉ, người sử dụng lao động không còn giữ khoản lương nào của người lao động mà có thể trích tiền bồi thường này. Trên thực tế, mình hiếm thấy có công ty nào kiện người lao động để đòi khoản bồi thường này,vì thủ tục tố tụng khá phức tạp lại còn lâu, giá trị bồi thường không có lớn, đấy là quy định bất lợi cho người sử dụng lao động. Nhưng mình thấy quy định có lợi hơn cho người lao động thì cũng hợp lý.Vì nguyên tắc của luật là  bảo vệ cho người yếu thế, Mình cho rằng chưa cần thiết phải ban hành luật bảo vệ lợi ích của người sử dụng lao động, nhưng khi xây dựng Bộ luật lao động, nhà làm luật cần cân nhắc quyền lợi của người sử dụng lao động sao cho phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenlinh2010 vì bài viết hữu ích
    mituong1812 (27/03/2018)
  • #467008   08/09/2017

    Xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mà bảo vệ NSDLĐ trong chế định hợp đồng lao động là nhu cầu tất yếu hiện nay của Việt Nam. Cần có được định hướng tốt nhất nhằm tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Lao động năm 2012 về vấn đề này để tăng cường sự cạnh tranh của NSDLĐ Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, góp phần vào sự sự ổn định và phát triển của quan hệ lao động. Các nhà lập pháp Việt Nam cần xem xét để bảo vệ NSDLĐ trong chế định hợp đồng lao động, để các quy định của pháp luật Việt Nam theo kịp xu hướng chung của thế giới.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #467651   14/09/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình cũng theo hướng cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thế nên việc quy định chung trong Bộ luật lao động như hiện nay là hợp lý rồi. Chứ giờ mà ban hành thêm Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động thì hóa ra cán cân công bằng đã bị lệch (trái với quan điểm của người viết). Vì vậy cái chính là rà soát là lại các quy định trong bộ luật và sửa đổi theo hướng cân bằng, như vậy là dĩ hòa vi quý, không cần phải ban hành thêm luật chi cho rườm rà.

     
    Báo quản trị |  
  • #468621   24/09/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 157 lần


    Bộ Luật lao động 2012 đã phần nào quy định NSDLĐ được bảo vệ các quyền và lợi ích sau:

    + Được tuyển chọn, sử dụng, tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. 

    + Được quản lý, điều hành lao động, ban hành nội quy và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỉ luật, chấm dứt hợp đồng đối với NLĐ

    + Được sở hữu tài sản hợp pháp trong và sau quá trình lao động, tự chủ trong phân phối, trả lương cho NLĐ theo quy định của pháp luật

    + Được phối hợp với tổ chức công đoàn trong quản lý lao động và kí kết thỏa ước lao động tập thể phù hợp với điều kiện của đơn vị

    + Được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ nếu gặp khó khăn hoặc đủ các điều kiện khác do pháp luật quy định

    + Đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu bị NLĐ hoặc các chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #468843   26/09/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (340)
    Số điểm: 2793
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo mình thấy thì không cần thiết phải ban hành Luật như bạn đề cập vì pháp luật lao động đã ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong nhiều chế định và bảo vệ họ ở mức độ theo khuôn khổ cần thiết rồi. Từ khuôn khổ đó đảm bảo cho người sử dụng lao động đạt được mục đích của mình ở mức tối đa.

    Có chăng là chúng ta nên hoàn thiện hơn pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động phù hợp với tổng thể các quy định hiện nay một cách chính xác, khách quan và khoa học hơn thôi.

     
    Báo quản trị |