Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #452112 19/04/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Đã đến lúc cần có Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

    >>> Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động?

    Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động

    Tại Hiến pháp 2013 Khoản 2 Điều 57 có ghi nhận “ Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.” Hoặc ngay tại Bộ luật lao động 2012 Khoản 2 Điều 4 “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.”.

    Tuy nhiên, trên thực tế, dường như mọi thứ lại đi ngược với nguyên tắc đựơc ghi nhận trong Hiến pháp hay chính sách được đề cập tại Bộ luật lao động, đó là bảo vệ quá nhiều quyền lợi cho người lao động nhưng lại quên mất quyền lợi cho người sử dụng lao động, vốn là nguồn tạo công ăn, việc làm cho người lao động và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển, dẫn đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ lao động.

    Trên thế giới, tồn tại 3 quan điểm khác nhau về mối quan hệ lao động này:

    - Quan điểm 1: Ưu tiên bảo vệ giới chủ (tức là người sử dụng lao động) – áp dụng dụng đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

    - Quan điểm 2: Cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động – áp dụng đối với các nước kinh tế thị trường theo hướng dân chủ.

    - Quan điểm 3: Ưu tiên bảo vệ người lao động – áp dụng đối với các nứơc có nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam.

    Tùy quan điểm, mức độ cân bằng mối quan hệ lao động này có khác nhau và các quốc gia lựa chọn xu hướng nào sẽ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp.

    Việt Nam mình đang trong giai đoạn đang phát triển, do vậy, việc ưu tiên bảo vệ người lao động là điều tất yếu, thế nhưng, khi nền kinh tế phát triển và có chiều hướng đi lên, thì liệu rằng việc chỉ ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động có còn phù hợp không? Hay là cần phải thay đổi để tiến tới sự công bằng trong mối quan hệ nêu trên, như những gì mà trong Hiến pháp ghi nhận?.

    Bởi trên thực tế, nếu không bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động thì:

    - Họ sẽ không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao động,  từ đó không thể tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh và không giải quyết việc làm cho người lao động, dẫn đến ngưng trệ sự phát triển kinh tế đất nước

    - Đi ngược lại xu thế chung trong quy định pháp luật lao động của các nước trên thế giới.

    - Sẽ không tạo môi trường lao động có trình độ cao và có tính kỷ luật.

    - Không có điều kiện trả lương cho người lao động cao hơn và bảo đảm cho họ được làm việc trong điều kiện tốt hơn.

    Do vậy, theo mình, việc ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động là cần thiết.

    Nội dung của Luật bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động có thể bao gồm các nội dung:

    1. Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

    Theo thủ tục giải quyết tranh chấp thì phải thông qua bước hòa giải sau khi hòa giải không thành thì mới đem vụ việc ra Tòa giải quyết. Thế nhưng riêng đối với tranh chấp lao động thì không cần phải thông qua bước hòa giải mà người lao động có thể được giải quyết trực tiếp tại Tòa.

    Điều này gây rất nhiều bất lợi cho người sử dụng lao động trong vụ tranh chấp này, bởi khi xét xử vụ việc, đa phần rằng phần thắng sẽ thuộc về người lao động. Hơn nữa, người lao động lại được miễn án phí, lệ phí trong các vụ tranh chấp này. Đó là thiệt thòi lớn cho người sử dụng lao động.

    2. Quyền yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với NLĐ

    Thử nhìn qua các Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hay Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95 hoặc cả Bộ luật hình sự 1999, bạn sẽ thấy việc xử lý vi phạm chủ yếu thiên hướng về người sử dụng lao động, trong khi người lao động trong nhiều trường hợp vi phạm cũng cần bị xử lý từ mức độ hành chính cho đến hình sự.

    Vì thế, nếu dự luật này được ban hành thì cũng cần thiết sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Bộ luật nêu trên.

    3. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, áp dụng phạt hợp đồng đối với NLĐ

    Theo Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị thiệt hại có thể nhìn thấy được, đánh giá được, từ đó là căn cứ để trích khấu trừ tiền lương.

    Vậy thì nếu thiệt hại không thể nhìn thấy được, đánh giá được thì người sử dụng lao động không thể được bồi thường?

    Hay về vấn đề hợp đồng trách nhiệm được để cập tại Bộ luật này, nếu có hợp đồng trách nhiệm thì thực hiện bồi thường thiệt hại theo hợp đồng này. Thế nhưng trên thực tế, chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn về loại hợp đồng này?

    Còn nữa, xin mời các bạn cùng đóng góp ý kiến…

     
    51111 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang «<3456>
Thảo luận
  • #518882   25/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Hợp đồng lao đồng được ký kết dựa trên sự thỏa thuận các bên. Vậy khi đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng và ký vào đó thì hai bên đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng. Căn cứ trên hợp đồng đó mà bên nào vi phạm thì cũng cần bị xử lý để bảo vệ bên còn lại. Dù là người lao động hay người sử dụng vi phạm hợp đồng lao động thì pháp luật cũng có quy định xử phạt tùy vào tính chất và mức độ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518889   25/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Trường hợp bạn lấy ví dụ người lao động sau khi nắm bí mật của công ty, nghỉ việc và nhảy sang công ty đối thủ làm việc chẳng hạn. Mình thấy trên thực tế, việc này đã được người sử dụng lao động lường sẵn hết rồi. Họ sẽ yêu cầu nhân viên công ty phải ký bản cam kết sẽ không được làm trong công ty đối thủ hoặc công ty có ngành nghề tương tự trong thời gian bao lâu đó. Nếu người lao động muốn ký hợp đồng thì họ sẽ ký luôn phần cam kết này thôi bạn. Và khi NLĐ vi phạm cam kết họ cũng sẽ bị xử phạt như thường mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #519698   31/05/2019

    Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
    Căn cứ vào mục 2 và mục 3 Bộ luật lao động 2012 thì các tranh chấp lao động trên phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết.
    Trừ một số tranh chấp như: xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoăc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Về các khoản bảo hiểm; Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Những trường hợp này là những tranh chấp có tính chất nghiêm trọng mà hòa giải có nguy cơ không giải quyết được triệt để vấn đề hoặc mang đến bất lợi cho người lao động.
     
    Trong những trường hợp này thì pháp luật bảo vệ người lao động là đúng. 
    Người lao động chỉ có bỏ sức, trí tuệ ra lao động, mọi căn cứ, chứng từ, giấy tờ...đều trong tay người sử dụng lao động. Những tranh chấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích thì cần phải được giải quyết nhanh và triệt để.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/06/2019)
  • #519701   31/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Tôi chỉ có thắc mắc là xu hướng trên thế giới bây giờ là tăng tuổi nghỉ hưu để giảm gánh nặng cho quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy thì sẽ tăng hoài tăng mãi. Có cách nào để khắc phục không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haihongnguyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/08/2019)
  • #519766   31/05/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Hiện nay có rất nhiều chính sách để bảo vệ quyền lợi người lao động. Tại doanh nghiệp có công đoàn cơ sở, đây là cơ quan gần nhất với người lao động, trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Bên cạnh đó, có nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/08/2019)
  • #520728   14/06/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Tự nhiên trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động đã ban phát cho người sử dụng lao động nhiều quyền lợi hơn người lao động rồi.

    Cái cần của nhà làm luật là điều chỉnh lại cái mất cân bằng này sao cho phù hợp thông qua Bộ Luật lao động. Vậy nên nó mới là 01 ngành luật riêng.

    Cám ơn vì bài viết hay. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haihongnguyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/08/2019)
  • #525811   18/08/2019

    thongtho
    thongtho

    Female
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (118)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 38 lần


    Người sử dụng lao động luôn ở thế chủ động hơn rất nhiều so với người lao động. Tuy nhiên cũng có những lúc người sử dụng lao động cần được bảo vệ để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, như vậy họ mới có thể yên tâm để kinh doanh, tuy nhiên mình nghĩ chỉ cần thêm trong bộ luật lao động chứ không cần thêm luật mới.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thongtho vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/08/2019)
  • #526694   28/08/2019

    Mình nghĩ về vấn đề này nên quay lại ban đầu là lý do tại sao Bộ luật lao động lại đi theo hướng bảo vệ người lao động hơn, bởi vì người lao động là bên yếu thế hơn trong mối quan hệ lao động, có khả năng bị chèn ép cao hơn và khả năng tự bảo vệ quyền lợi cho mình lại thấp hơn. Do đó, pháp luật cần phải có những quy định nhằm hạn chế thấp nhất khả năng chèn ép của người sử dụng lao động với người lao động, nhằm cân bằng lại vị thế của 02 bên chứ không phải đi theo hướng bảo vệ người lao động là cho người lao động có thêm những đặc quyền không có căn cứ/không đáng có để rồi tạo ra sự bất công đối với người sử dụng lao động. Mình nghĩ tinh thần của pháp luật lao động Việt Nam là hợp lý, không cần phải quay lại bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động, những quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động vẫn được pháp luật bảo vệ đấy thôi. Tuy nhiên, vẫn cần phải rà soát và ngày càng hoàn thiện những quy định còn thiếu sót và không phù hợp với thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #529617   30/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Theo mình nước ta không nên ban hành thêm nhiều quy định làm gì. Trong khi muốn ban hành một văn bản quy phạm pháp luật thì cần phải xem chúng có thực thi được không, thực thi hiệu quả không. Mình nghỉ thời điểm hiện tại nên đưa vào Bộ luật lao động đang sửa đổi chứ không cần ban hanhhf văn bản mới.

     
    Báo quản trị |  
  • #529986   30/09/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Biết là nên bảo vệ người lao động nhiều hơn, nhưng cũng nên có những quyền lợi cho người sử dụng lao động chân chính nữa.

    Mình có đọc 1 số quyền lợi của người sử dụng lao động:

    - Nếu nhân viên không tuân thủ các trật tự được đặt ra, quy tắc làm việc, quy định về an toàn và sức khỏe và các quy định phòng cháy, người sử dụng lao động có thể áp dụng hình phạt nhân viên bằng cách cảnh cáo hoặc khiển trách.

    - Nếu nhân viên không tuân thủ quy định về an toàn lao động hoặc phòng cháy, bỏ việc mà không có lý do sứng đáng, xuất hiện nơi việc say rượu hoặc uống rượu trong giờ làm việc, người sử dụng lao động có thể phạt tiền nhân viên .

    - Ngoài ra,  nhân viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ của mình, do lỗi đã gây ra thiệt hại cho người sử dụng lao động , thì phải chịu trách nhiệm về vật chất (bồi thường số tiền thiệt hại, nhưng không cao hơn 3-hàng tháng lương của người lao động). Nếu nhân viên cố ý gây ra thiệt hại thì phải trả hoàn toàn chi phí sửa chữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #531331   25/10/2019

    Theo mình nghĩ thì hiện tại bộ Luật lao động cũng có quy định về quyền lợi của người sử dụng lao động. Sở dĩ Luật thiên về bảo vệ quyền lợi của người lao động vì thường thực tế họ là những người yếu thế hơn, còn người sử dụng lao động cũng có nhiều "chiêu" từ những khe hở của pháp luật để chèn ép người lao động. Và nếu có thêm những điều khoản thêm về quyền lợi của người sử dụng lao động thì chỉ cần bổ sung thêm 1 chương trong Bộ luật lao động mà không cần ra 1 Luật khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #531676   28/10/2019

    Cảm ơn thông tin mà bạn đã cung cấp. Mình đồng ý với quan điểm giữa người lao động với người sử dụng lao động nên có mối quan hệ cân bằng. Hiện nay còn rất nhiều tư tưởng cho rằng người làm thuê là người cần việc, tuy nhiên hợp đồng là từ hai bên tự nguyện giao kết, thiết nghĩ cần có sự thay đôi quan điểm trong tư tưởng này. Để cả 2 bên cùng hợp tác phát triển đưa công ty đi lên.

     
    Báo quản trị |  
  • #532165   31/10/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận cũng như quyền bình đẳng của công dân, kể cả là mối quan hệ giữa người lao động và ngừoi sử dụng lao động. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, bản chất người sử dụng lao động vẫn là người chiếm ưu thế hơn do đó pháp luật có những quy định có thể "ưu ái" hơn cho người lao động cũng là điều hợp lý, đảm bảo quyền lợi và sự bình đẳng cho những người lao động yếu thế hơn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #534110   30/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề bảo đảm quyền lợi của người sử dụng lao động thì theo quan điểm của mình với pháp luật về lao động hiện hành cũng đã tương đối quan tâm và đề cao quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động chứ không thiên hoàn toàn bảo vệ quyền lợi người lao động. Chỉ đơn giản người lao động là người yếu thế hơn nên được quy định chi tiết hơn về quyền lợi để đảm bảo được thi hành còn người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền đưa ra quy chế của công ty doanh nghiệp ở mức thích hợp vì quyền lợi của công ty doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #534357   01/12/2019

    Quyền bảo vệ người lao động đáng nhẽ lên có từ nâu. NGười lao động và người sở hữu lao động 2 tầng lớp khác biệt nhau hoàn toàn. người lao động thấp bé nhẹ cân , hay chính xác họ yếu thế. Có BLLĐ sẽ giúp họ k bị bọc lột trái phép sức lao cộng và công sức họ bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng, và có đủ quyền lợi khi tham gia lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #536335   31/12/2019

    Mình thấy quy định của pháp luật có một quy định rất hay về xử lý kỷ luật người lao động, đó là quy định về thông báo phiên họp xử lý kỷ luật người lao động. Trước đây theo quy định thì người sử dụng phải thông báo 3 lần , tuy nhiên theo quy định hiện nay thì người sử dụng lao động chỉ cần thông báo 1 lần. Nếu người lao động vắng mặt thì vẫn tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #538447   05/02/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5366 lần


    Bài viết của bạn simon789 hình như lạc đề ???

     
    Báo quản trị |  
  • #539423   27/02/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Đúng vậy. Nếu không được bảo về sẽ không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao động, từ đó không thể tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh, dẫn đến ngưng trệ trong sự phát triển kinh tế đất nước
     
    Báo quản trị |  
  • #539430   27/02/2020

    Đúng, như đọc nhiều vụ nhà máy Hàn Quốc không trả lương cho người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #539434   27/02/2020

    BuigiathangNA
    BuigiathangNA

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:21/01/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn bạn về bài viết hữu ích.

    Mình, Thắng

     
    Báo quản trị |