Đã có Thông tư 06/2024/TT-NHNN: Cho phép gia hạn thời hạn trả nợ đến hết năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #613235 25/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 467 lần


    Đã có Thông tư 06/2024/TT-NHNN: Cho phép gia hạn thời hạn trả nợ đến hết năm 2024

    Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi thời hạn trả nợ (gia hạn thêm) và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đến hết năm 2024

    (1) Quy định về cơ cấu thời hạn trả nợ

    Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 55/2015/NĐ-CPtrên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:

    - Dư nợ gốc phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

    - Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư 02/2024/TT-NHNN có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.

    - Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.

    - Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận.

    - Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.

    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

    - Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

    - Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ ngày Thông tư 02/2024/TT-NHNN có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.

    Như vậy, Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với nợ gốc hoặc lãi cho khách hàng khi khách hàng đề nghị được cơ cấu lại. Tuy nhiên thời hạn được cơ cấu lại tối đa đến hết ngày 30/6/2024.

    (2) Cho phép gia hạn thời hạn trả nợ đến hết năm 2024

    Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn như sau:

    Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4:

    “2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.

    Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 4:

    “8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.

    Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các tổ chức tín dụng được gia hạn thời hạn trả nợ cho khách hàng đến hết ngày 31/12/2024 thay vì chỉ đến hết ngày 30/6/2024 như quy định tại Thông tư 02/2024/TT-NHNN.

    Việc cho phép gia hạn thêm thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến cuối năm là hành động thiết thực và kịp thời của Ngân hàng Nhà nước trong nỗ lực hỗ trợ các khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính.
    Thông tư 02/2024/TT-NHNN đã có hiệu lực từ ngày 18/6/2024, do đó, các khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính và sắp đến ngày đáo hạn có thể đề nghị tổ chức tín dụng, ngân hàng chi nhánh nước ngoài thực hiện việc gia hạn thời hạn trả nợ cho mình đến cuối năm 2024.

     
    532 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận