Đã có đề xuất thay đổi tên TAND tỉnh/thành phố thành TAND phúc thẩm

Chủ đề   RSS   
  • #605306 08/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Đã có đề xuất thay đổi tên TAND tỉnh/thành phố thành TAND phúc thẩm

    Đây là nội dung tại tải dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được TAND tối cao đang dự thảo lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử. Tại dự thảo có nhiều nội dung nổi bật hiện đang được thảo luận nhằm phù hợp đáp ứng thực tiễn thi hành trong tương lai.
     
    da-co-de-xuat-thay-doi-ten-tand-tinh-thanh-pho-thanh-tand-phuc-tham
     
    (1) Sẽ có thêm TAND phúc thẩm, TAND sơ thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt
     
    Cụ thể Điều 4 dự thảo quy định tổ chức và thẩm quyền thành lập các Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4 LTCTAND 2014) như sau:
     
    - Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:
     
    + Tòa án nhân dân tối cao;
     
    + Tòa án nhân dân cấp cao;
     
    + Tòa án nhân dân phúc thẩm; (Tòa án mới)
     
    + Tòa án nhân dân sơ thẩm; (Tòa án mới)
     
    + Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; (Tòa án mới)
     
    + Tòa án quân sự.
     
    (Như vậy, từ quy định dự thảo có thể thấy sẽ các Tòa phúc thẩm, Tòa sơ thẩm và Tòa sơ thẩm chuyên biệt sẽ lần lượt thay thế cho các TAND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương).
     
    - Thẩm quyền thành lập, giải thể TAND cấp cao, TAND phúc thẩm, TAND thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự như sau:
     
    + UBTVQH quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp cao, Tòa án nhân dân phúc thẩm, TAND sơ thẩm, TAND sơ thẩm chuyên biệt, quy định phạm vi thẩm quyền theo loại việc của TAND sơ thẩm chuyên biệt theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao.
     
    + UBTVQH quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
     
    Theo ý kiến của Chánh án TAND tối cao việc thay đổi cũng không ảnh hưởng đến hoạt động và quan hệ phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp nhưng sẽ góp phần thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và khẳng định địa vị pháp lý của tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN.
     
    (2) Các TAND mới hoạt động theo 9 nguyên tắc
     
    Theo Điều 5 dự thảo quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân (mới) như sau:
     
    - Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
     
    - Bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
     
    - Thực thi quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
     
    - Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
     
    - Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia.
     
    - Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
     
    - Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
     
    - Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
     
    - Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.
     
    (3) Đề xuất thẩm phán TAND Tối cao ba bậc và thẩm phán chín bậc
     
    Căn cứ Điều 91 dự thảo ngạch, bậc và lương của Thẩm phán (sửa đổi, bổ sung Điều 66 LTCTAND 2014) được quy định như sau:
     
    - Ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
     
    + Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
     
    + Thẩm phán.
     
    - Bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
     
    + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giữ bậc cao nhất trong ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
     
    + Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 03 bậc: từ bậc 01 đến bậc 03. Thời gian nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 05 năm;
     
    + Thẩm phán gồm có 09 bậc từ bậc 01 đến bậc 09.
     
    - Lương của Thẩm phán phù hợp với ngạch, bậc Thẩm phán.
     

    Tòa án không còn nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói: “Tòa án là phải đứng thẳng”. Tòa thu thập chứng cứ có lợi cho nguyên đơn thì lệch về bên nguyên, chứng cứ có lợi cho bên bị thì lệch về bên bị. Không cho tòa thu thập chứng cứ để bảo đảm khách quan. 

    Mặt khác, nếu tòa thu thập chứng cứ sau đó xét xử trên cơ sở chính chứng cứ mình thu thập, bỏ quên các chứng cứ khác thì không được. “Chúng ta giúp dân, phục vụ nhân dân bằng cách thể hiện công lý, chân lý cao nhất chứ không phải bằng thu thập chứng cứ”.

     
    Xem thêm tải dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) 
     
    583 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận