Cứu người nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

Chủ đề   RSS   
  • #441276 11/11/2016

    nglong1980

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cứu người nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

    Chị M và anh H đang đứng chờ xe buýt ở điểm đón, thấy có khách đứng đợi, tài xế cho xe tấp vào lề để đón khách. Tuy nhiên, do tài xế cua gấp, biên độ cua rộng nên góc cua của xe không ở phía trước mặt hành khách mà lại theo hướng đâm thẳng vào hành khách. Nhận thấy khả năng nguy hiểm có thể xảy ra tức thì, anh H theo phản xạ nhảy tránh đồng thời đẩy cả chị M theo. Xe buýt kịp dừng lại đúng vị trí đón khách, nhưng hành động đẩy chị M của anh H lại vô tình gây thương tích nghiêm trọng cho chị M, có thể là do tư thế ngã hoặc do chị M bị va đập vào vật cứng, mặt đường. Nghiêm trọng nữa là hậu quả tử vong. 

    Trong tình huống trên, hành vi của anh H có thuộc trường hợp “tình thế cấp thiết” được quy định trong BLHS hay không? Nếu không thì anh H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” hoặc tội “Vô ý làm chết người” không? 

    Có ý kiến cho rằng anh H phải chịu trách nhiệm hình sự vì thiệt hại gây ra rõ ràng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết như vậy đã chính xác hay chưa? Mong quý luật sư giải đáp. 

    Em là thành viên mới, đang học luật lên muốn tìm hiểu các tình huống thực tế (lý thuyết không khó nhớ quá). Rất mong AE trong diễn đàn vào trao đổi, góp ý.

     

     
    3922 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #444673   31/12/2016

    Chào bạn,

    Dựa vào thông tin bạn cung cấp, tôi đưa ra tư vấn như sau:

    Hành vi của anh H không được coi là thuộc trường hợp “tình thế cấp thiết” được quy định trong BLHS.  Tại Điều 16 BLHS năm 1999 có quy định về tình thế cấp thiết như sau:

    “1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

    2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự”.

    Mục đích của chế định tình thế cấp thiết là nhằm bảo vệ lợi ích lớn bằng cách hy sinh một lợi ích nhỏ hơn. Trong trường hợp này, anh H đã gây ra thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết và thực tế là xe buýt cũng kịp dừng lại đúng vị trí đón khách, anh H đã gây ra hậu quả to lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Phân tích cụ thể về lỗi của anh H trong tình huống trên: Anh H đẩy chị M với mục đích nhằm giúp chị M tránh được nguy hiểm có thể xảy ra ngay lập tức. Tuy nhiên, ngoài dự tính là hành động cứu người của anh H đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chị M. Trong trường hợp này, anh H đã có lỗi vô ý do quá tự tin, thể hiện như sau:

    Anh H đã đánh giá không đúng tình hình thực tế; khi thực hiện hành vi xô ngã chị M khỏi vị trí đứng, tuy trường hợp này buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại có thể xảy ra, hành vi đẩy ngã chị M có thể gây thương tích nặng cho chị M nhưng anh H vẫn làm. Anh H không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại thể hiện ở việc anh H khi thực hiện hành vi xô ngã chị M, anh cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện hành vi. Anh H đã quá tự tin khi đánh giá và lựa chọn xử sự khiến hậu quả nguy hại đã xảy ra khiến chị H bị thương tích nặng và nguy hiểm hơn nữa là tử vong, đây là hậu quả nằm ngoài dự tính của anh H.

    Anh H gây ra thiệt hại rõ ràng là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, sự vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết xuất phát từ động cơ, mục đích tích cực, vì vậy cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, trong trường hợp này, anh H vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vô ý làm chết người” do chị M đã tử vong và được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 là “Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết”.

    Hi vọng câu trả lời của tôi có thể giải đáp thắc mắc của bạn.

    Chuyên viên tư vấn Bình An./

     

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #447925   24/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo quy định tại điều 16 BLHS năm 1999 thì thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết bao giờ cũng phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh. Tuy nhiên, khi đánh giá so sánh giữa hai loại thiệt hại cũng cần phải xem xét toàn diện, bởi vì thiệt hại gây ra là có thật con thiệt hại muốn tránh lại là cái trừu tượng, vô hình không thể cân đong đo đếm được, nó chỉ là những cái "có thể" xảy ra hoặc "tất yếu" sẽ xảy ra nếu không được ngăn chặn.Mình có 2 quan điểm như sau: Thứ nhất, trường hợp nêu trên của bạn mình thấy rằng thực tế có tình thế cấp thiết xảy ra, nhưng theo nguyên tắc luật Hình sự Việt Nam không thừa nhận thiệt hại về tính mạng trong tình thế cấp thiết. Vậy trường hợp này Theo mình trường hợp này anh H phải chịu trách nhiệm Hình sự về tội vô ý làm chết người và được áp dụng điểm d, khoản 1 điều 46 là phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.Thứ hai, trường hợp trên là sự kiện bất ngờ. Cụ thể, chiếc xe buýt đang lao về hướng của H và M, nếu H không ngăn chặn thì hậu quả H và M chết có thể xảy ra. Việc H nhảy và đẩy M mục đích là để cứu tính mạng của M cũng như tính mạng của mình.Hậu quả M chết là không thể thấy trước hoặc pháp luật không bắt buộc H phải thấy trước mà do hoàn cảnh khách quan tác động vào hành vi của H, Nên trường hợp này H không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |